(Baothanhhoa.vn) - Tại buổi truyền thông “Nói không với thực phẩm bẩn” ở chợ thị trấn Quảng Xương (Quảng Xương), đông đảo tiểu thương, người dân đã được xem  tiểu phẩm “Gậy bà đập lưng bà”. Tiểu phẩm lấy bối cảnh gia đình ông Hoài, có vợ chuyên bán thực phẩm chín. Tuy nhiên thực phẩm (thịt lợn quay) được bà Luận mua về chế biến đều là lợn bệnh. Vô tình, con rể tương lai mua thịt lợn quay của bà về biếu bố vợ nhâm nhi chén rượu thì cả hai người đều bị ngộ độc thực phẩm. Bà Luận trở về nhà hay tin chồng nhập viện do ngộ độc thực phẩm và “bàng hoàng” nhận ra cậu thanh niên mua thịt lợn quay của mình chính là con rể tương lai. Hối hận những việc làm của mình trong thời gian qua, bà Luận hứa sẽ không bao giờ hám lợi mà bất chấp hủy hoại sức khỏe của những người xung quanh. Tiểu phẩm được những diễn viên không chuyên là hội viên, phụ nữ thể hiện đã đem đến cho khán giả những tràng cười sảng khoái, cũng có lúc đầy xúc động, kịch tính bởi các đoạn hội thoại, nêu bật tình trạng một số người kinh doanh vì lợi nhuận mà xem thường sức

Tin liên quan

Đọc nhiều

Lan tỏa truyền thông “nói không với thực phẩm bẩn”

Tại buổi truyền thông “Nói không với thực phẩm bẩn” ở chợ thị trấn Quảng Xương (Quảng Xương), đông đảo tiểu thương, người dân đã được xem tiểu phẩm “Gậy bà đập lưng bà”. Tiểu phẩm lấy bối cảnh gia đình ông Hoài, có vợ chuyên bán thực phẩm chín. Tuy nhiên thực phẩm (thịt lợn quay) được bà Luận mua về chế biến đều là lợn bệnh. Vô tình, con rể tương lai mua thịt lợn quay của bà về biếu bố vợ nhâm nhi chén rượu thì cả hai người đều bị ngộ độc thực phẩm. Bà Luận trở về nhà hay tin chồng nhập viện do ngộ độc thực phẩm và “bàng hoàng” nhận ra cậu thanh niên mua thịt lợn quay của mình chính là con rể tương lai. Hối hận những việc làm của mình trong thời gian qua, bà Luận hứa sẽ không bao giờ hám lợi mà bất chấp hủy hoại sức khỏe của những người xung quanh. Tiểu phẩm được những diễn viên không chuyên là hội viên, phụ nữ thể hiện đã đem đến cho khán giả những tràng cười sảng khoái, cũng có lúc đầy xúc động, kịch tính bởi các đoạn hội thoại, nêu bật tình trạng một số người kinh doanh vì lợi nhuận mà xem thường sức khỏe, tính mạng của cộng đồng.

Lan tỏa truyền thông “nói không với thực phẩm bẩn”

Tiểu phẩm “Gậy bà đập lưng bà” được truyền thông tại chợ thị trấn Quảng Xương (Quảng Xương) mang nhiều ý nghĩa thiết thực.

Bằng hình thức truyền thông sinh động, sáng tạo, hấp dẫn qua tiểu phẩm kịch, giao lưu văn nghệ, phát tờ rơi, tương tác trả lời câu hỏi hiểu biết về 10 nguyên tắc vàng chế biến, bảo quản thực phẩm... buổi truyền thông đã truyền tải đầy đủ thông điệp đến mọi người, nhất là nữ tiểu thương, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh nói chung, huyện Quảng Xương nói riêng, hãy là người sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm có lương tâm, hãy xem thực phẩm mình bán như thực phẩm mình sử dụng, góp phần thay đổi nhận thức của chị em phụ nữ trong vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP). Đây là hình thức tuyên truyền mới được Hội LHPN tỉnh tập trung đẩy mạnh, thay cho hình thức truyền thống trong hội nghị, tránh nhàm chán, cứng nhắc mà ngược lại, tạo không khí ấm cúng, sôi nổi, thiết thực để hội viên và người dân dễ hiểu, dễ tiếp thu hơn. Ai nấy đều thấy được vai trò, trách nhiệm của mình cùng chung tay tham gia bảo đảm ATVSTP và giữ sức khỏe cho chính mình, gia đình và cộng đồng. Qua đó nâng cao hơn nữa vai trò trách nhiệm của hội LHPN các cấp tham gia tuyên truyền, tích cực đấu tranh với các hành vi vi phạm chất lượng VSATTP, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng.

Với ý nghĩa thiết thực đó, năm 2018, Hội LHPN tỉnh đã tổ chức điểm 3 cuộc truyền thông “phiên chợ nói không với thực phẩm bẩn” tại các chợ trung tâm của thị xã Bỉm Sơn, TP Thanh Hóa và TP Sầm Sơn... nơi tập trung đông các tiểu thương sản xuất, kinh doanh và người dân mua - bán, thu hút hàng trăm hội viên, người dân cùng tham gia. Hình thức truyền thông này của Hội LHPN tỉnh đã đạt giải đặc biệt tham gia cuộc thi ý tưởng truyền thông về VSATTP do Trung ương Hội LHPN Việt Nam tổ chức. Bà Vũ Thị Hảo, chi hội phụ nữ phố Tây Ga, phường Phú Sơn (TP Thanh Hóa) cho biết: Tham gia buổi truyền thông, tôi được bổ sung nhiều kiến thức thiết thực để lựa chọn bữa ăn an toàn cho gia đình, trong đó có 10 nguyên tắc vàng trong chế biến, bảo quản thực phẩm.

Có thể nói, thông qua truyền thông, sức lan tỏa các thông điệp về ATVSTP đã đến được với hội viên, phụ nữ và đông đảo nhân dân, tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức và hành động. Cùng với đó, các cấp hội phụ nữ đã xây dựng được nhiều mô hình HTX, tổ hợp tác sản xuất nông sản, thực phẩm ATVSTP, trong đó có HTX nghề cá xã Thiệu Tâm (Thiệu Hóa), HTX nuôi bò cái sinh sản do phụ nữ làm chủ tại xã Tam Thanh (Quan Sơn), HTX trồng rau an toàn tại nhiều huyện trong tỉnh... Cùng với đó, các cấp hội đã khai trương và đưa vào hoạt động có hiệu quả 54 gian hàng thực phẩm an toàn, nhân rộng được 284 “Chi hội phụ nữ tự quản về vệ sinh an toàn thực phẩm”, góp phần đáng kể trong công tác kiểm soát VSATTP tại mỗi địa phương.

Bài và ảnh: Minh Trang



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]