(Baothanhhoa.vn) - Thực hiện công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP), từ năm 2016 đến nay, huyện Nông Cống đã ban hành cơ chế, chính sách, bố trí nguồn lực hỗ trợ các tập thể, cá nhân xây dựng được 12 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, vượt 5 chuỗi so với chỉ tiêu tỉnh giao. Nông Cống cũng là 1 trong số rất ít huyện trên địa bàn tỉnh bố trí được ngân sách hỗ trợ xây dựng các mô hình ATTP.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Nông Cống chú trọng xây dựng mô hình sản xuất thực phẩm an toàn

Thực hiện công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP), từ năm 2016 đến nay, huyện Nông Cống đã ban hành cơ chế, chính sách, bố trí nguồn lực hỗ trợ các tập thể, cá nhân xây dựng được 12 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, vượt 5 chuỗi so với chỉ tiêu tỉnh giao. Nông Cống cũng là 1 trong số rất ít huyện trên địa bàn tỉnh bố trí được ngân sách hỗ trợ xây dựng các mô hình ATTP.

Huyện Nông Cống chú trọng xây dựng mô hình sản xuất thực phẩm an toàn

Mô hình rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Vạn Hòa mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Tại xã Vạn Hòa, trước đây có khoảng hơn chục hộ chuyên trồng rau bán, với diện tích chưa đầy 1 ha. Từ năm 2014, được sự hỗ trợ của tỉnh, huyện, xã Vạn Hòa đã thành lập tổ hợp tác sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP và phát triển diện tích trồng rau lên 3 ha. Tham gia sản xuất, các thành viên của tổ hợp tác phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về VSATTP từ khâu chuẩn bị đất, ươm giống đến khâu chăm sóc, thu hoạch. Đến nay, sản phẩm rau an toàn của xã Vạn Thắng đã khẳng định được chất lượng và có mặt ở hầu hết các cửa hàng kinh doanh rau, củ, quả, thực phẩm sạch trên địa bàn huyện và một số địa phương trong tỉnh.

Bà Lê Thị Hoa, thành viên tổ hợp tác sản xuất rau an toàn tập trung của xã Vạn Hòa, chia sẻ, trồng rau an toàn phải tuân thủ nhiều quy định nghiêm ngặt như nguồn đất phải sạch, không nhiễm các hóa chất độc hại đối với con người và môi trường; quy trình trồng rau sạch khá khắt khe, chỉ được dùng phân xanh, phân chuồng đã được ủ hoai mục, nguồn nước sạch, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật... So với cách trồng rau truyền thống thì trồng rau sạch theo hướng tập trung tuy có nhiều quy định ràng buộc, nhưng an toàn với cả người sản xuất và người tiêu dùng, đồng thời cũng mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Hiện nay, trừ chi phí, 1 sào rau sạch cho thu nhập 5 - 7 triệu đồng/tháng, góp phần tích cực cho kinh tế gia đình.

Đến thăm mô hình nuôi tôm công nghệ cao của anh Lê Thiên Lâm ở thôn Đông Hòa, xã Trường Giang chúng tôi được biết, sau nhiều năm gắn bó với nghề nuôi tôm nước lợ theo phương pháp truyền thống ở vùng đồng triều của xã, 5 năm trước, anh đã học hỏi, đầu tư xây dựng thử nghiệm 4 bể xi măng nuôi tôm công nghệ cao. Hình thức nuôi này có nhiều ưu điểm và mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với nuôi thả truyền thống nhưng chi phí đầu tư cũng cao hơn. Năm 2019, nhờ có sự hỗ trợ xây dựng mô hình sản xuất bảo đảm ATTP của huyện 150 triệu đồng và sự quan tâm, tạo điều kiện, động viên, khích lệ của xã, gia đình anh quyết định xây dựng thêm 12 bể xi măng, nâng tổng diện tích nuôi tôm công nghệ cao lên khoảng 8.000m2.

Anh Lâm chia sẻ: Nuôi tôm, nếu thành công sẽ mang lại giá trị rất lớn về kinh tế. Tuy nhiên, tôm là đối tượng nuôi khó, tính rủi ro cao do thời tiết, dịch bệnh. Sau nhiều năm gắn bó, thành bại với nghề thì hiện tôi chú trọng hơn đến các yếu tố kỹ thuật trong quá trình nuôi, từ đầu tư ao ương, ao lắng, mua sắm trang thiết bị (quạt nước, máy bơm, dụng cụ đo kiểm môi trường nước và một số dụng cụ thiết yếu khác) đến thực hiện nuôi thả tôm đúng lịch thời vụ, chú trọng học hỏi, nghiên cứu nâng cao kỹ thuật trong quá trình sản xuất. So với nuôi truyền thống, nuôi tôm công nghệ cao giúp chủ động được nhiệt độ, nước, có thể nuôi cả năm, hiệu quả gấp 10 lần nuôi thông thường.

Ông Đậu Minh Hùng, Chủ tịch UBND xã Trường Giang, huyện Nông Cống, cho biết: Đăng ký tham gia xây dựng mô hình sản xuất thực phẩm an toàn, sẽ được hỗ trợ áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh phù hợp, bảo đảm ATTP trong suốt quá trình chăn nuôi, hỗ trợ cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị... Sự hỗ trợ của huyện là đòn bẩy để các hộ gia đình mạnh dạn đầu tư xây dựng các mô hình sản xuất bảo đảm ATTP, góp phần cùng cả xã thực hiện thành công các tiêu chí xây dựng xã ATTP.

Thực hiện công tác bảo đảm ATTP, ngoài cơ chế hỗ trợ của tỉnh, huyện Nông Công đã hỗ trợ xây dựng các mô hình ATTP với số tiền hàng chục tỷ đồng. Từ năm 2016 đến nay, huyện Nông Cống đã và đang triển khai một số dự án về nông nghiệp, như: Dự án chăn nuôi bò sữa quy mô 20 nghìn con, nhà máy chế biến sữa của Công ty TNHH hai thành viên Yên Mỹ; quy hoạch 2,5 ha đất để xây dựng vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tại xã Tế Lợi; xây dựng vùng lúa sản xuất lúa VietGAP tại 2 xã Trường Sơn, Tượng Văn... Toàn huyện đã xây dựng hoàn thành 12 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn. Trong đó có 6 chuỗi cung ứng lúa gạo an toàn tại các xã: Trung Chính, Trường Giang, Công Liêm, Trường Sơn, Tượng Văn, Thăng Long; 5 chuỗi cung ứng rau, củ, quả an toàn tại các xã Vạn Hòa, Trường Sơn, Công Liêm, Vạn Thắng, Thăng Long; hoàn thành 1 chuỗi thịt lợn tại xã Vạn Thắng. Hàng năm, các chuỗi này cung cấp cho thị trường hàng ngàn tấn thực phẩm an toàn. Năm 2019, huyện Nông Cống hoàn thành và hoàn thành vượt kế hoạch tất cả các chỉ tiêu về ATTP được tỉnh giao trong năm. Hiện nay, huyện đã có 18/28 xã, thị trấn được công nhận xã, thị trấn ATTP, vượt kế hoạch tỉnh giao. Huyện phấn đấu trong năm 2020, 100% xã, thị trấn trên địa bàn được công nhận xã, thị trấn ATTP; góp phần hoàn thành mục tiêu xây dựng thành công huyện nông thôn mới.

Bài và ảnh: Hà Phương


Bài Và Ảnh: Hà Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]