(Baothanhhoa.vn) - Theo báo cáo của Văn phòng Điều phối về vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP), công tác thanh, kiểm tra về ATTP hàng năm được thực hiện theo kế hoạch của Ban Chỉ đạo về quản lý VSATTP tỉnh, trong đó tập trung vào dịp Tết Nguyên đán, mùa lễ hội, Tháng hành động vì ATTP, mùa du lịch và Tết Trung thu.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm

Theo báo cáo của Văn phòng Điều phối về vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP), công tác thanh, kiểm tra về ATTP hàng năm được thực hiện theo kế hoạch của Ban Chỉ đạo về quản lý VSATTP tỉnh, trong đó tập trung vào dịp Tết Nguyên đán, mùa lễ hội, Tháng hành động vì ATTP, mùa du lịch và Tết Trung thu.

Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Cục Cảnh sát môi trường (Bộ Công an) tiến hành kiểm tra đột xuất tại một số cơ sở kinh doanh hải sản tươi sống trên địa bàn TP Sầm Sơn.

Từ tháng 1-2017 đến tháng 5-2018, cả tỉnh đã thành lập 2.624 đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành về ATTP, tiến hành kiểm tra tại 26.388 cơ sở, phát hiện 5.600 cơ sở vi phạm, chiếm 21,2%, trong đó: Phạt cảnh cáo 848 cơ sở, phạt tiền 1.402 cơ sở với số tiền phạt hơn 5 tỷ đồng, nhắc nhở 3.350 cơ sở, tiêu hủy hàng hóa trị giá gần 2,2 tỷ đồng. Các nội dung vi phạm chủ yếu được phát hiện trong quá trình thanh tra, kiểm tra chủ yếu là vi phạm về: Điều kiện vệ sinh cơ sở; về trang thiết bị, dụng cụ, người lao động; về việc ghi nhãn thực phẩm, thực phẩm không bảo đảm chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ...

Bên cạnh những mặt tồn tại từ phía các cơ sở sản xuất, kinh doanh thì việc triển khai thực hiện công tác bảo đảm ATTP tại một số sở, ngành, địa phương còn chậm, chưa quyết liệt; xây dựng và phát triển các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn còn chậm; công tác quản lý chất lượng nông sản thực phẩm chưa có đột phá mới, nhất là quản lý chất lượng sản phẩm ban đầu nhỏ lẻ. Bên cạnh đó, lực lượng cán bộ quản lý Nhà nước về lĩnh vực ATTP tuyến cơ sở chưa có chuyên môn sâu về ATTP, hiểu và áp dụng các văn bản hướng dẫn không đúng; thiếu trang, thiết bị phục vụ công tác lấy mẫu, xét nghiệm; năng lực kiểm nghiệm của tuyến cơ sở chưa đáp ứng yêu cầu trong việc giám sát các mối nguy ô nhiễm thực phẩm, nhất là đối với sản phẩm tươi sống; công tác kiểm tra, giám sát về ATTP ở một số địa phương còn thụ động. Việc triển khai xây dựng các mô hình thí điểm ATTP còn chậm, nhiều địa phương còn lúng túng trong tổ chức thực hiện, đặc biệt là lựa chọn xây dựng các mô hình giết mổ tập trung ATTP, mô hình chợ ATTP, mô hình chuỗi giá trị sản phẩm an toàn. Việc cấp giấy xác nhận nguồn gốc xuất xứ sản phẩm sản xuất nhỏ lẻ của tổ giám sát cộng đồng thôn, kiểm tra nguồn gốc xuất xứ thực phẩm đưa vào kinh doanh trong chợ của tổ giám sát ATTP chợ còn rất hạn chế. Trong khi đó, nhân sự chuyên trách về ATTP ở tuyến phường, xã không có, chủ yếu là kiêm nhiệm nên công tác kiểm tra, xử lý còn hạn chế, chế tài xử phạt chưa đủ mạnh..., vì thế vấn đề bảo đảm ATTP vẫn đáng lo ngại.

Để tiếp tục nâng cao hiệu quả, chất lượng các cuộc thanh tra, kiểm tra ATTP, cần tăng cường tập huấn, đào tạo chuyên môn cho cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành về ATTP; nâng cao chất lượng đội ngũ chuyên trách ATTP của các tuyến, đủ khả năng quản lý và điều hành các hoạt động bảo đảm ATTP tại địa phương; tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác bảo đảm ATTP, nhất là vai trò, trách nhiệm của cán bộ chủ chốt, người đứng đầu. Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về VSATTP, coi đây là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách trước mắt và lâu dài, là trách nhiệm của toàn xã hội, các cấp ngành, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Bên cạnh đó, các cơ quan, đơn vị cần tăng cường, đổi mới phương thức thanh tra, kiểm tra về VSATTP, chú trọng việc thanh, kiểm tra đột xuất các cơ sở và xử phạt nghiêm minh nếu phát hiện vi phạm.


Bài và ảnh: Tô Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]