(Baothanhhoa.vn) - Theo số liệu từ Sở Công Thương, 9 tháng năm 2020, tỉnh Thanh Hóa chỉ có 57/225 chợ được cấp giấy chứng nhận chợ đạt chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP). Trước thực trạng trên, UBND tỉnh đã chỉ đạo các địa phương và ngành liên quan tập trung thực hiện các tiêu chí chợ đạt chuẩn ATTP.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng chợ đạt chuẩn an toàn thực phẩm

Theo số liệu từ Sở Công Thương, 9 tháng năm 2020, tỉnh Thanh Hóa chỉ có 57/225 chợ được cấp giấy chứng nhận chợ đạt chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP). Trước thực trạng trên, UBND tỉnh đã chỉ đạo các địa phương và ngành liên quan tập trung thực hiện các tiêu chí chợ đạt chuẩn ATTP.

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng chợ đạt chuẩn an toàn thực phẩm

Chợ xã Trung Chính (Nông Cống) đạt chuẩn an toàn thực phẩm.

Theo chỉ tiêu đã được UBND tỉnh giao tại Quyết định số 21 ngày 3-1-2020, trong năm 2020, huyện Hà Trung được giao xây dựng 14 chợ đạt chuẩn vệ sinh ATTP. Tuy nhiên, đến thời điểm này, huyện mới có 2 chợ đạt chuẩn, bằng 14,2% kế hoạch. Còn lại 5 chợ đang trong quá trình hoàn thiện hồ sơ trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đáng lo ngại là huyện Hà Trung có tới 7 chợ vẫn còn vướng mắc trong việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, quy hoạch chợ và kêu gọi nhà đầu tư. Điều này đồng nghĩa với mục tiêu xây dựng 14 chợ đạt chuẩn ATTP trong năm 2020 sẽ khó hoàn thành.

Ông Phùng Tiến Dũng, Trưởng Phòng Kinh tế hạ tầng huyện Hà Trung, cho biết: Huyện còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình xây dựng chợ đạt chuẩn ATTP, tuy nhiên sẽ tập trung chỉ đạo đối với chợ có khả năng hoàn thành và những tiêu chí có thể thực hiện trước thì sẽ cố gắng thực hiện nhằm đáp ứng tiêu chí về xây dựng nông thôn mới, bảo đảm vệ sinh ATTP cho người dân, thay đổi tư duy cho người kinh doanh và quản lý tại chợ, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.

Không chỉ riêng huyện Hà Trung mà rất nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh đang gặp khó khăn trong xây dựng chợ đạt chuẩn ATTP. Tính đến tháng 9-2020, trên địa bàn tỉnh mới có 57/225 chợ đạt chuẩn vệ sinh ATTP (trong đó, có 38 chợ công bố hợp chuẩn theo TCVN 11856:2017 và 19 chợ được Giám đốc Sở Công Thương quyết định công nhận chợ kinh doanh thực phẩm theo tiêu chí chợ tạm tại Quyết định số 08/2020/QĐ-UBND ngày 19-2-2020 của UBND tỉnh về việc quy định về trình tự, thủ tục, hồ sơ công nhận chợ kinh doanh thực phẩm đối với chợ tạm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa), đạt 25% kế hoạch năm; khả năng xây dựng chợ kinh doanh thực phẩm đạt TCVN 11856:2017 trong năm 2020 rất khó khăn. Trong đó, đối với chợ Còng được giao cho Tổng Công ty Thương mại và Xây dựng Đông Bắc - Công ty TNHH Xây dựng, quản lý, kinh doanh, khai thác. Đến nay, chợ Còng mới chỉ hoàn thành giai đoạn 1 là đầu tư xây dựng nhà chợ chính và đang xây dựng phương án để tổ chức bố trí vị trí kinh doanh cho các hộ tiểu thương; giai đoạn 2 là xây dựng nhà chợ dân sinh (khu kinh doanh thực phẩm) hiện công ty đang chuẩn bị các bước xây dựng. Tiến độ đầu tư xây dựng chợ Còng chậm đã ảnh hưởng tới tiến độ xây dựng chợ kinh doanh thực phẩm, do nhiều yếu tố, chủ quan, khách quan tác động, nhất là vụ cháy chợ tạm đã ảnh hưởng tới tiến độ đầu tư dự án. Đối với chợ Giắt, chợ Chuối, chợ Lèn hiện nay đang do UBND các huyện và xã quản lý. Các chợ này đã được ngân sách Nhà nước đầu tư xây dựng từ lâu, nhiều hạng mục công trình trong chợ đã xuống cấp, phân khu chức năng và kết cấu các hạng mục, công trình không đồng bộ; do đó, chợ cần phải được đầu tư cải tạo trên quy mô lớn, cần nguồn vốn đầu tư lớn. Trong khi đó, việc huy động nguồn lực đầu tư chợ khó khăn cả từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước và nguồn vốn xã hội hóa, do: Công tác chuyển đổi chợ tạm dừng theo chỉ đạo của UBND tỉnh tại Công văn số 17611/UBND-KTTC ngày 25-12-2019. Đối với các chợ hạng 2 và hạng 3 do UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo xây dựng, đa phần những chợ này họp theo phiên, diện tích nhỏ, số hộ tiểu thương kinh doanh thực phẩm cố định trong chợ ít. Trong khi đó cơ sở vật chất kỹ thuật bị xuống cấp, cần phải đầu tư, tu bổ trong khi nguồn vốn của địa phương còn hạn hẹp; việc thu hút các đơn vị, doanh nghiệp đầu tư chợ còn vướng mắc trong hành lang pháp lý về quy trình chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh, khai thác chợ; nguồn kinh phí để duy trì hoạt động của tổ giám sát vệ sinh ATTP chợ còn hạn chế dẫn đến hiệu quả không được như mong đợi. Mặt khác, cũng không dễ để có thể thay đổi tư duy và thói quen buôn bán thực phẩm của tiểu thương trong chợ truyền thống.

Để đẩy nhanh quá trình xây dựng các tiêu chí chợ đạt chuẩn vệ sinh ATTP, UBND tỉnh đã có Công văn 10988 ngày 12-8-2020 yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung thực hiện các tiêu chí xây dựng chợ kinh doanh thực phẩm theo chỉ tiêu đã được UBND tỉnh giao từ đầu năm. Đồng thời, UBND tỉnh cũng yêu cầu Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc thực hiện tại các địa phương đảm bảo tiến độ xây dựng chợ đạt chuẩn theo kế hoạch đã đề ra.

Bài và ảnh: Tô Hà


Bài Và Ảnh: Tô Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

1 bình luận

 Dũng - 23:22 23/09/20

 Trả lời

Chợ Cầu Si xã Định Bình, huyện Yên Định nằm ngay trục đường 45 trở thành nơi sản xuất lăng mộ, ô nhiễm bụi từ mài các sản phẩm giữa khu đông dân cư.

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]