Tết là dịp hầu như tất cả các gia đình đều sử dụng các sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc từ gia cầm, vì thế mọi người cần biết về chất vàng ô, tác hại của nó đối với cơ thể con người và cách nhận biết các loại thực phẩm có nguồn gốc từ gia cầm có chứa chất vàng ô.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Chất vàng ô trong các sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc từ gia cầm

Tết là dịp hầu như tất cả các gia đình đều sử dụng các sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc từ gia cầm, vì thế mọi người cần biết về chất vàng ô, tác hại của nó đối với cơ thể con người và cách nhận biết các loại thực phẩm có nguồn gốc từ gia cầm có chứa chất vàng ô.

Vàng ô, hay còn gọi là VAT Yellow là chất độc hại đối với cơ thể sinh vật nói chung và đã bị Tổ chức Ung thư thế giới (IARC) xếp vào chất gây ung thư nhóm 3, tức là có khả năng gây ung thư cao.

Vàng ô là một loại phẩm nhuộm dùng trong công nghiệp mà chủ yếu là trong ngành dệt may. Chất này không hề có giá trị dinh dưỡng đối với gia súc, gia cầm. Hóa chất này không được phép sử dụng trong ngành công nghiệp thực phẩm nhưng nó lại được một số nông dân trộn vào thức ăn chăn nuôi gà, vịt hoặc pha với nước để ngâm măng, cải chua... Sản phẩm làm ra mang màu vàng ươm đẹp mắt nhưng lại là mối họa ung thư tiềm ẩn “dâng đến miệng” người tiêu dùng mỗi ngày.

Các con đường đưa chất vàng ô vào gia cầm

Một số người buôn bán, nhà hàng quét trực tiếp chất vàng ô này vào gà để tạo sự hấp dẫn, bắt mắt. Một số nông dân đưa chất vàng ô vào thức ăn cho gia súc khiến chúng tạo màu da thân, da chân và đặc biệt là lòng đỏ trứng gà có màu vàng bắt mắt.

Nhiều người cho rằng, mua gà sống về nuôi thả vườn, nuôi lồng nửa tháng mới ăn, với mong muốn để gà thải bớt những chất độc, kháng sinh trong cơ thể chúng. Nhưng theo các nhà khoa học cho biết, khi cơ thể con vật ăn thức ăn có chứa hóa chất cấm bản thân nó không tiêu hóa được, cũng không thải được và cứ tích lũy trong thịt và nội tạng gia cầm. Đặc biệt là trong lòng đỏ trứng. Vì vậy, cách mua gà về rồi nuôi thêm nửa tháng, 1 tháng cũng không đào thải được các chất đó trong những con gia cầm đã ăn phải.

Tác hại của chất vàng ô trong cơ thể

Vàng ô là một chất hòa tan trong mỡ nên vàng ô sẽ phá hủy gan của con người đầu tiên, khả năng ung thư gan là cực cao, sau đó là tới các bộ phận liên quan khác như thận, kèm theo các triệu chứng cấp tính như nôn, tiêu chảy, hôn mê và cuối cùng là tử vong. Chất này có thể gây kích ứng rất dữ dội, nếu tiếp xúc với da sẽ gây ngứa và bong tróc da, tiếp xúc qua đường hô hấp sẽ gây sặc, lên cơn viêm phế quản, qua đường tiêu hóa gây đau bụng, nôn ói, đau rát cổ, tiêu chảy. Với trẻ nhỏ hấp thụ quá nhiều chất này có thể bị các chứng kích thích, hiếu động thái quá, lơ đãng, thiếu tập trung.

Điều đáng sợ là nó có thể tích tụ trong thịt của gia súc, gia cầm, rất khó đào thải. Bên cạnh đó, vì chất này nguyên thủy được sử dụng trong công nghiệp nên cũng không được lọc hết kim loại nặng. Người ăn phải những gia súc bị tích tụ những kim loại này nặng có thể chịu nhiều hậu quả như hư gan, mật, vô sinh hay bệnh mau quên, chậm phát triển trí tuệ. Ngoài ra còn có thể gây ung thư.

Cách nhận biết thịt gia cầm và các sản phẩm của gia cầm có sử dụng chất vàng ô

Theo các chuyên gia về thực phẩm thì người dân không nên quá nặng nề về cảm quan màu sắc, khi thấy da gà có màu vàng khác thường thì không nên mua. Hãy chọn gà có thương hiệu, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng... Khuyến khích mua gà trong các siêu thị, mua gà ở các cửa hàng tin cậy, có giao kèo để lựa chọn. Với thịt gà làm sẵn, nên chọn những con có dấu kiểm dịch của cơ quan thú y.

Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, người tiêu dùng cần hết sức chú ý khi đi mua gà để không chọn phải con gà có chất vàng ô cực kì độc hại này.

Các chuyên gia khuyên, khi mua gia cầm làm thịt sẵn, nên chọn con có màu vàng nhạt, nhưng cánh, ức, lưng vàng đậm, mỡ màu vàng. Thịt nhìn thấy tươi, không có mùi kháng sinh hoặc mùi hôi. Da không có vết tụ máu, hay bầm tím. Nên chọn gia cầm sống, mổ tại chỗ để mua được gia cầm tươi ngon. Có một cách rất dễ để người tiêu dùng phân biệt gà, ngan, vịt nhuộm màu độc hại là da của nó có màu vàng óng đẹp và đều, nhưng phần mỡ lại trắng (do bên trong của những con gia cầm này không bị chuyển màu) hoặc có thể thử bị nhuộm hóa chất bằng cách: Vắt ít nước cốt chanh hoặc ít nước muối vào, nếu da gà bị nhuộm sẽ đổi màu.

. Nguyễn Thị Đào, (Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh)


admin

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]