(Baothanhhoa.vn) - Với tâm lý lo ngại sản phẩm nông sản nhiễm hóa chất độc hại lan tràn, nhiều người tiêu dùng có xu hướng tìm đến các loại nông sản quê với hy vọng tìm được nguồn thực phẩm an toàn cho gia đình. Nắm bắt nhu cầu của người tiêu dùng, nhiều người đã tìm nguồn hàng, lập trang web, tài khoản để rao bán trên mạng internet các sản phẩm nông sản và cũng không ít người mua tin dùng những sản phẩm được “gắn mác” nông sản sạch chỉ thông qua lời giới thiệu của trang web, tài khoản.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Cẩn trọng với sản phẩm “gắn mác” nông sản sạch được mua, bán online

Với tâm lý lo ngại sản phẩm nông sản nhiễm hóa chất độc hại lan tràn, nhiều người tiêu dùng có xu hướng tìm đến các loại nông sản quê với hy vọng tìm được nguồn thực phẩm an toàn cho gia đình. Nắm bắt nhu cầu của người tiêu dùng, nhiều người đã tìm nguồn hàng, lập trang web, tài khoản để rao bán trên mạng internet các sản phẩm nông sản và cũng không ít người mua tin dùng những sản phẩm được “gắn mác” nông sản sạch chỉ thông qua lời giới thiệu của trang web, tài khoản.

Cẩn trọng với sản phẩm “gắn mác” nông sản sạch được mua, bán online

Chỉ với một vài thao tác là người tiêu dùng có thể lựa chọn và đặt mua được các sản phẩm nông sản được gắn mác “sạch”.

Lướt qua một số trang bán hàng online, chúng tôi không khó để tìm kiếm được những địa chỉ mua bán hàng nông sản từ mọi miền với những lời quảng cáo hấp dẫn, như: Nông sản nhà trồng; rau sạch 100%; rau, quả quê; rau mẹ trồng được hay thịt lợn, thịt gà bố mẹ ở quê nuôi..., thậm chí để tạo sự tin tưởng của khách hàng, nhiều tài khoản còn đăng tải hình ảnh ngay tại ruộng, người nhà trực tiếp ăn. Nhưng điều đáng nói là các sản phẩm này tuy được giới thiệu bằng những lời chắc nịch là sạch, an toàn, song lại không hề có bất kỳ một kết quả kiểm chứng nào từ cơ quan chức năng, cộng thêm việc lấy lòng khách hàng bằng những lời cam kết, như: Đổi trả hàng nếu không tươi, ngon hay hàng như hình, nếu không hoàn tiền 100%... dường như đã điểm “trúng huyệt” của người mua. Thế nên ngày càng có nhiều chị em phụ nữ, các bà nội trợ tin dùng.

Chúng tôi vào tài khoản Ng. Le để khảo sát mặt hàng dưa chuột vừa được chủ tài khoản đăng tải với lời quảng cáo là sạch, tươi ngon, cùng những hình ảnh về cánh đồng dưa chuột, người thân của chủ tài khoản đang trực tiếp sử dụng sản phẩm. Với những lời lẽ và hình ảnh có vẻ đầy sức thuyết phục nói trên, nên mới hơn 30 phút đăng tải bài viết đã có hơn 30 người đặt mua, người ít đặt số lượng 2 đến 3 kg, người nhiều thì 5 đến 7 kg. Không biết là độ an toàn có đúng như chủ tài khoản cam kết hay không, bởi không hề có một căn cứ nào chứng thực về chất lượng sản phẩm, nhưng giá bán thì cao hơn so với giá bán ở các chợ, cửa hàng. Hiện 1 kg dưa chuột mua ngoài chợ có giá từ 10.000 đến 12.000 đồng, song chủ tài khoản bán với giá 17.500 đồng/kg.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, ngoài những lý do việc quảng cáo về chất lượng, độ an toàn của sản phẩm, sở dĩ nhiều người tìm đến mua sản phẩm nông sản được rao bán trên mạng internet là bởi sản phẩm đa dạng, phong phú về chủng loại giúp người mua có thời gian lựa chọn mà không mất thời gian đi ra chợ hoặc cửa hàng, lại có nhân viên giao hàng tận nhà theo khung giờ quy định, bảo đảm tiện lợi cho người mua.

Vẫn biết việc mua, bán qua mạng internet mang lại nhiều tiện ích cho người mua, nhưng người tiêu dùng cần cẩn trọng trong việc lựa chọn sản phẩm. Không nên chỉ tin vào một số lời cam kết suông, vài hình ảnh được đăng tải mà tin dùng. Bởi, muốn xác định được sản phẩm nông sản có sạch, bảo đảm an toàn thực phẩm không thì phải căn cứ vào cả một quá trình sản xuất từ khâu chọn giống, gieo trồng đến quá trình chăm sóc, thu hoạch và bảo quản. Muốn vậy, sản phẩm nông sản sạch, an toàn thực phẩm phải có chứng thực của cơ quan chức năng làm cơ sở, căn cứ để nhận diện đúng chất lượng sản phẩm rau, củ, quả sạch.

Trao đổi với ông Nguyễn Xuân Đồng, Phó Chi cục trưởng, Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản tỉnh, về vấn đề chất lượng của các hàng nông sản được rao bán trên mạng internet, chúng tôi được biết: Thời gian gần đây, hình thức mua bán rau, củ, quả qua mạng đang có xu hướng phát triển mạnh, điều này đã và đang góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành nông nghiệp, quảng bá các sản phẩm nông sản đặc sản của các địa phương. Tuy nhiên, hiện nay, đa phần những sản phẩm nông sản được sản xuất theo quy trình hiện đại, bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm được sản xuất trên địa bàn tỉnh đã được cơ quan chức năng kiểm tra, kiểm soát và cấp giấy chứng nhận cho các sản phẩm, ngoài ra còn có không ít sản phẩm có tem chứng minh thương hiệu và truy xuất nguồn gốc xuất xứ. Vì vậy, người tiêu dùng muốn lựa chọn được các sản phẩm nông sản sạch, bảo đảm các quy định về an toàn thực phẩm thì cần phải đề nghị người bán chứng minh được chất lượng sản phẩm và nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm thông qua các chứng thực của cơ quan chức năng và có tem nhãn truy xuất nguồn gốc, chứng minh chất lượng của sản phẩm chứ không nên chỉ tin vào một vài câu viết, hình ảnh để tin sản phẩm đó là sạch, an toàn. Điều này cũng giúp làm minh bạch thị trường, bảo đảm các quy định về điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

Bài và ảnh: Hương Thơm


Bài Và Ảnh: Hương Thơm

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]