(Baothanhhoa.vn) - Để bảo đảm công tác an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán, Ban Chỉ đạo về Quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) đã ban hành Kế hoạch số 221/KH-BCĐ về việc triển khai công tác bảo đảm ATTP trong dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi và mùa lễ hội xuân 2019.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán

Để bảo đảm công tác an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán, Ban Chỉ đạo về Quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) đã ban hành Kế hoạch số 221/KH-BCĐ về việc triển khai công tác bảo đảm ATTP trong dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi và mùa lễ hội xuân 2019.

Bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán

Đoàn kiểm tra liên ngành số 1 kiểm tra kho đông lạnh của Công ty TNHH Dịch vụ thương mại Trường Vinh (TP Thanh Hóa).

Theo đó thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra, kiểm soát các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm được tiêu thụ nhiều trong dịp tết, nhằm bảo đảm hàng hóa có chất lượng cao, giá tốt đến tay người tiêu dùng. Cùng với đoàn liên ngành tỉnh, đoàn kiểm tra các địa phương cũng thực hiện thanh, kiểm tra tại các xã, phường, thị trấn theo phân cấp, đồng thời tuyên truyền, hướng dẫn tiểu thương, người kinh doanh cam kết không kinh doanh hàng không rõ nguồn gốc và bảo đảm vệ sinh ATTP.

Từ ngày 1-1, các đoàn thanh tra liên ngành của tỉnh đã đồng loạt ra quân kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về bảo đảm ATTP của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm. Các hoạt động trong công tác bảo đảm ATTP trong dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi và mùa lễ hội xuân năm 2019, trong đó tập trung: Tăng cường truyền thông về bảo đảm ATTP cho nhà quản lý, người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng về sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của pháp luật; quản lý ATTP tại nơi diễn ra lễ hội; cảnh báo nguy cơ mất ATTP trước, trong và sau tết; công khai các cơ sở, cá nhân, các địa chỉ sản xuất, kinh doanh vi phạm quy định ATTP trên các phương tiện thông tin đại chúng... Tổ chức kiểm tra liên ngành ATTP ở các tuyến tỉnh, huyện, xã. Trong đó, tập trung thanh tra, kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm vào những mặt hàng được sử dụng nhiều trong dịp tết như thịt, sản phẩm từ thịt, bia, rượu, nước giải khát, bánh, mứt, kẹo, rau, củ, quả, phụ gia thực phẩm... và các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống. Đặc biệt, chú trọng kiểm soát những đầu mối sản xuất, nhập khẩu, chợ đầu mối, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ truyền thống, cơ sở giết mổ, vận chuyển thực phẩm; kiểm soát chặt chẽ hoạt động buôn lậu, hàng giả, hàng không đảm bảo chất lượng, hết hạn sử dụng...

Tính đến ngày 25-1, các đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh đã kiểm tra tại 40/68 cơ sở. Qua công tác thanh tra, kiểm tra bước đầu cho thấy, hầu hết các cơ sở sản xuất, kinh doanh đều có đầy đủ các hồ sơ pháp lý, điều kiện đảm bảo ATTP và chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật về ATTP trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Tuy nhiên, các đoàn thanh tra cũng phát hiện một số cơ sở vi phạm và đã tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính đối với 6 cơ sở với số tiền 48.500.000 đồng do thực hiện không đầy đủ công tác bảo đảm vệ sinh kho; kinh doanh hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam; không bố trí riêng biệt theo quy định của pháp luật về nơi bảo quản nguyên liệu, thành phẩm, sơ chế, chế biến, đóng gói; khu vực sản xuất cống rãnh ứ đọng nước; khu vực bảo quản không có đầy đủ giá kệ theo quy định; lưu mẫu thức ăn không đúng quy định... Trong quá trình thanh tra, kiểm tra kết hợp tuyên truyền, giáo dục kiến thức, pháp luật về ATTP cho các cơ sở.

Để bảo đảm an toàn sức khỏe cho người dân, thời gian từ nay đến ngày 25-3-2019, các đoàn thanh tra liên ngành của tỉnh sẽ tiếp tục kiểm tra tại các điểm tập kết hàng hóa, các địa bàn trọng điểm, khu vực lễ hội...; kiểm soát hoạt động vận chuyển, kinh doanh hàng cấm, hàng giả, hàng nhập lậu. Bên cạnh đó, tăng cường công tác giám sát, tuyên truyền việc niêm yết giá, bán theo giá niêm yết, bảo đảm an toàn thực phẩm và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Bên cạnh sự vào cuộc của các cơ quan chức năng thì những người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, cần thực hiện các quy định về điều kiện vệ sinh cơ sở, trang thiết bị, dụng cụ trong sản xuất, chế biến, kinh doanh; các quy định về áp dụng sản xuất nông nghiệp sạch; các quy định về chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy, lưu hành sản phẩm, quảng cáo sản phẩm thực phẩm; quy định về cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh ATTP, quy định về khám sức khỏe cho người trực tiếp chế biến thực phẩm, xác nhận kiến thức vệ sinh ATTP, đề cao lương tâm, đạo đức nghề nghiệp của mình, đừng vì lợi nhuận trước mắt mà làm ảnh hưởng đến người tiêu dùng. Đối với người tiêu dùng cần cẩn trọng trong lựa chọn thực phẩm, không mua các loại thực phẩm đóng bao gói sẵn không có nhãn mác, chỉ mua các loại có nhãn đầy đủ như tên thực phẩm, địa chỉ cơ sở sản xuất, định lượng thực phẩm, thành phần cấu tạo, chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, hướng dẫn bảo quản và sử dụng.

Bài và ảnh: Tô Hà


Bài Và Ảnh: Tô Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]