(Baothanhhoa.vn) - Giao thông đường sắt được xem là loại hình giao thông có độ an toàn cao và được nhiều người tin tưởng chọn lựa để lưu thông. Tuy nhiên, thời gian gần đây, nhiều tai nạn đáng tiếc liên tục xảy ra đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng mất an toàn giao thông (ATGT) đường sắt. Chỉ tính riêng 8 tháng năm 2018, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 9 vụ tai nạn đường sắt, làm chết 13 người và 9 người bị thương.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông đường sắt

Giao thông đường sắt được xem là loại hình giao thông có độ an toàn cao và được nhiều người tin tưởng chọn lựa để lưu thông. Tuy nhiên, thời gian gần đây, nhiều tai nạn đáng tiếc liên tục xảy ra đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng mất an toàn giao thông (ATGT) đường sắt. Chỉ tính riêng 8 tháng năm 2018, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 9 vụ tai nạn đường sắt, làm chết 13 người và 9 người bị thương.

Đường ngang dân sinh đi qua đường sắt trên địa bàn phường Ngọc Trạo (thị xã Bỉm Sơn).

Điển hình là vụ tai nạn giao thông đường sắt nghiêm trọng xảy ra lúc 0 giờ 30 ngày 24-5, tàu SE19 đang lưu hành theo hướng Bắc - Nam, khi đến đường ngang thuộc khu gian Khoa Trường (Tĩnh Gia) đã tông vào xe tải mang biển kiểm soát 37C - 151.38. Vụ tai nạn đã khiến đầu máy tàu bị hư hỏng nặng và văng ra khỏi đường ray, 6 toa tàu liền kề cũng bị trật khỏi đường ray lật đổ xuống ruộng, 2 lái tàu tử vong ngay tại chỗ. Ngoài ra, vụ tai nạn còn làm lái xe tải và 9 hành khách, nhân viên trên tàu bị thương, trong đó lái xe tải bị thương rất nặng.

Cũng trên địa phận huyện Tĩnh Gia, lúc 8 giờ ngày 29-7-2018, trên tuyến đường sắt Bắc – Nam, đoạn qua địa phận xã Các Sơn xảy ra vụ tai nạn đường sắt nghiêm trọng. Vào thời điểm trên, một người đàn ông điều khiển xe máy chở theo vợ khi đi đến km 210+070 thuộc khu gian Thị Long - Văn Trai thì bất ngờ bị tàu hỏa SE20 lưu thông theo hướng Nam - Bắc tông vào. Cú va mạnh khiến vợ chồng nạn nhân tử vong tại chỗ. Được biết, nơi xảy ra tai nạn là điểm giao cắt giữa đường ngang dân sinh với đường sắt, nhưng không có rào chắn, hai bên đường cây cối mọc um tùm nên che khuất tầm nhìn.

Rõ ràng, những đường ngang dân sinh qua đường sắt không có rào chắn đang là những cái bẫy luôn rình rập ẩn họa gây tai nạn giao thông làm chết người và thiệt hại lớn về tài sản. Nguyên nhân chủ yếu do ý thức của người tham gia giao thông. Bên cạnh đó, hành lang ATGT đường sắt bị lấn chiếm làm che khuất tầm nhìn của lái tàu cũng là một trong những nguyên nhân làm gia tăng tai nạn giao thông đường sắt.

Theo thống kê, tuyến đường sắt trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa chạy qua địa bàn 47 xã, thị trấn thuộc 6 huyện, thị xã, thành phố, với chiều dài khoảng 120km. Toàn tỉnh hiện có 85 đường ngang dân sinh giao cắt với đường sắt; trong đó, có 72 đường ngang hợp pháp và hơn 13 đường ngang dân sinh mở trái phép. Thực tế cho thấy, những đường ngang được người dân mở ra tự phát, đa phần không có rào chắn, biển báo, đèn tín hiệu nên trở thành nỗi ám ảnh của những người dân đang sống dọc hai bên đường sắt. Điển hình, như: Đường ngang ga Yên Thái km 187+ 370 (Nông Cống); đường ngang nam ga Nghĩa Trang (Hoằng Hóa); đường ngang phía Bắc ga Khoa Trường, xã Tùng Lâm (Tĩnh Gia)... Bên cạnh đó, trên địa bàn tỉnh cũng còn tồn tại nhiều đường ngang dân sinh nguy hiểm từng xảy ra tai nạn chết người, ngành đường sắt đã phối hợp với địa phương rào chắn, nhưng chỉ sau một thời gian ngắn đã bị người dân dỡ bỏ.

Trước nguy cơ mất ATGT đường sắt, thời gian qua, Ban ATGT tỉnh phối hợp với Công ty CP Đường sắt Thanh Hóa và các địa phương triển khai thực hiện nhiều biện pháp khắc phục, như: Giải tỏa cây cối che khuất tầm nhìn hai bên đường bộ đi vào đường sắt, sửa chữa lại một số biển báo hỏng, bổ sung biển báo bị mất, vạch sơn, kẻ đường, rào chắn các lối đi, xây dựng các tuyến đường gom... Kiên quyết xử lý các công trình kiến trúc, nhà ở xây dựng trái phép, vi phạm hành lang ATGT đường sắt; tổ chức ký cam kết không vi phạm các quy định về bảo đảm trật tự ATGT đối với hơn 25.000 hộ kinh doanh ven đường sắt, học sinh tại các trường học... Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về Luật Đường sắt trong các trường học, tập trung tại các trường học gần tuyến đường sắt chạy qua; phát tờ rơi, giao lưu, gặp gỡ, phát động phong trào “Thiếu nhi bảo vệ ATGT đường sắt” nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong các nhà trường đối với công tác bảo đảm ATGT đường sắt. Phối hợp với các ngành có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố thường xuyên rà soát các điểm, đoạn đường có nguy cơ gây tai nạn giao thông cao để tiến hành cải tạo như bổ sung biển báo hiệu, đèn tín hiệu, sơn vạch kẻ đường, tôn hộ lan, gờ giảm tốc nhằm bảo đảm ATGT.

Để tiếp tục thực hiện hiệu quả và nâng cao nhận thức của xã hội về tầm quan trọng của ATGT đường sắt, lập lại trật tự, kỷ cương pháp luật trong việc giữ gìn hành lang ATGT đường sắt, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông, các sở, ban, ngành phối hợp với các địa phương tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, vận động thực hiện các quy định của pháp luật và xử lý nghiêm minh vi phạm về trật tự ATGT đường sắt. Trong đó, tập trung xử lý hành vi lắp đặt biển quảng cáo, biển hiệu trong phạm vi bảo vệ công trình, hành lang ATGT đường sắt, phá hoại công trình giao thông đường sắt; làm gờ giảm tốc và cắm biển cảnh báo nguy hiểm trên tất cả các điểm giao cắt đường bộ với đường sắt. Huy động các đoàn thể chính trị - xã hội tổ chức đội tự quản, tình nguyện cảnh giới tại các lối đi dân sinh tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông. Huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng đường gom, xóa lối đi dân sinh và rào chắn ngăn cách đường sắt với khu dân cư có đường sắt đi qua.


Bài và ảnh: Minh Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]