(Baothanhhoa.vn) - Có nhiều vụ việc phụ huynh học sinh cho con nghỉ học tập thể để phản đối điều mà họ cho là không phù hợp. Vụ việc mới nhất xảy ra ở huyện Triệu Sơn.

Ai cũng giữ lý, thì sẽ có người phải chịu thiệt

Có nhiều vụ việc phụ huynh học sinh cho con nghỉ học tập thể để phản đối điều mà họ cho là không phù hợp. Vụ việc mới nhất xảy ra ở huyện Triệu Sơn.

Ai cũng giữ lý, thì sẽ có người phải chịu thiệt

Theo diễn biến, chiều 27/3 phụ huynh học sinh Trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc đã đồng loạt cho 457 học sinh nghỉ học để phản đối chủ trương sáp nhập trường với Trường tiểu học Lê Văn Tám, thị trấn Triệu Sơn. Cho đến buổi học cuối tuần chỉ có 50 học sinh đi học lại sau khi chính quyền địa phương thực hiện đối thoại với phụ huynh.

Quyết định sáp nhập trường học có nguyên nhân do sáp nhập đơn vị hành chính, trường học tập trung vào một đầu mối để phù hợp cho công tác quản lý. Về vấn đề này, Ban Thường vụ Huyện ủy Triệu Sơn ngày 21/2/2023 đã họp, cho ý kiến đồng ý chủ trương sáp nhập Trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc và Trường tiểu học Lê Văn Tám thành một để bàn giao nhà, đất hiện trạng của trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc cho Trường THCS Tô Vĩnh Diện, nhằm từng bước đầu tư nâng cấp, mở rộng phù hợp với khả năng nguồn vốn của địa phương. Huyện Triệu Sơn đã có văn bản xin ý kiến cơ quan chức năng về việc này.

Trong khi đó, phụ huynh cho rằng, việc sáp nhập trường khiến cho việc đi lại của con em họ xa hơn, nhất là phải đi qua đường tỉnh nguy cơ không an toàn. Cơ sở vật chất ở nơi học mới cũng không đảm bảo vì số lượng học sinh quá đông.

Trong trường hợp này bên nào cũng có lý do cả. Việc sáp nhập trường nhằm mục đích hoàn chỉnh hệ thống trường lớp, đảm bảo quy mô phù hợp để tập trung nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất; đồng thời góp phần khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ. Ở phương diện vĩ mô, cấp ủy, chính quyền huyện Triệu Sơn đang cho thấy tầm nhìn dài hơi sau khi thực hiện sáp nhập đơn vị hành chính. Còn phụ huynh lại bảo vệ những lợi ích ngay trước mắt của mình.

Những lý do tương tự như thế này từng được viện dẫn bởi nhiều vụ phụ huynh trong cả nước khi cho con nghỉ học, và thường nhận được sự chia sẻ từ xã hội vì ai cũng biết rằng, không phải phụ huynh nào cũng thuận lợi trong việc đón con cái. Trong khi đó ở lứa tuổi tiểu học, chưa mấy ai yên tâm để con em mình tự đến trường trong điều kiện có những nguy cơ mất an toàn đe dọa.

Sự “lệch pha” giữa các bên có lợi ích không chỉ là câu chuyện riêng của ngành giáo dục, mà xảy ra ở nhiều lĩnh vực khác. Rất nhiều tiểu thương từng bỏ chợ mới do chính quyền hoặc doanh nghiệp xây dựng để về chợ cũ họp, dù chợ cũ cơ sở vật chất không bằng, thậm chí đã bị giải phóng mặt bằng. Hoặc là tập trung đông người để phản đối, gây sức ép với chính quyền với mong muốn giữ nguyên chợ cũ. Cũng có những vụ công nhân nghỉ việc tập thể để gây sức ép với chủ doanh nghiệp vì họ cho rằng thu nhập, điều kiện làm việc không thỏa đáng. Những tiểu thương, công nhân tự phát phản đối đều phải gặp khó khăn trong việc kinh doanh và sản xuất, hệ quả là ảnh hưởng đến thu nhập của chính công nhân và chủ doanh nghiệp, của cả tiểu thương và khách hàng, gây khó khăn cho công tác thu thuế, tạo ra những xáo trộn xã hội...

Việc phụ huynh cho con em nghỉ học tập thể cho thấy sự biểu đạt ý chí nhằm yêu cầu về quyền lợi với hy vọng có giải pháp thỏa đáng hơn. Tuy nhiên, sự bảo vệ lý lẽ của phụ huynh và chủ trương của chính quyền địa phương nếu không sớm tìm được tiếng nói chung thì thiệt thòi sẽ thuộc về những đứa trẻ khi việc học tập của chúng bị đình trệ, tác động xấu đến tâm hồn.

Người dân có quyền kiến nghị những điều chưa phù hợp, nhưng cần thực hiện bằng những biện pháp ôn hòa, đúng quy định pháp luật, để quyền tiếp cận các dịch vụ giáo dục của trẻ được đảm bảo.

Thái Minh


Thái Minh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]