(Baothanhhoa.vn) - Tuy không sát núi liền sông, nhưng mối tình Thanh Hóa - Quảng Nam lại thắm thiết keo sơn đến lạ. 60 năm kết nghĩa tình thân giữa hai tỉnh, với bao sự tương trợ nhau trong phát triển kinh tế - xã hội, chính là nền tảng vững chãi để hai bên tiếp tục đẩy mạnh hợp tác cho phát triển toàn diện những giai đoạn sau.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hợp tác phát triển kinh tế - xã hội, tô thắm nghĩa tình Thanh – Quảng

Tuy không sát núi liền sông, nhưng mối tình Thanh Hóa - Quảng Nam lại thắm thiết keo sơn đến lạ. 60 năm kết nghĩa tình thân giữa hai tỉnh, với bao sự tương trợ nhau trong phát triển kinh tế - xã hội, chính là nền tảng vững chãi để hai bên tiếp tục đẩy mạnh hợp tác cho phát triển toàn diện những giai đoạn sau.

Hợp tác phát triển kinh tế - xã hội, tô thắm nghĩa tình Thanh – Quảng

Công viên Hội An (TP Thanh Hóa). Ảnh: PNN

Với cụ Vũ Thế Giao, trú tại thị trấn Nga Sơn, huyện Nga Sơn, hai tiếng “Quảng Nam” không chỉ là tên địa danh mà còn là danh từ gợi sự thân thương, xúc động. Cụ Giao nguyên là Phó Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa giai đoạn từ năm 1986 đến năm 1989, đã từng nhiều lần dẫn đoàn vào tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (cũ) thăm hỏi, hợp tác giúp đỡ lẫn nhau theo chương trình kết nghĩa giữa 2 tỉnh. Trước đó, cụ cũng kinh qua nhiều chức danh, nhiều vị trí liên quan như Trưởng Ban Nội chính, Trưởng Ban Kinh tế của Tỉnh ủy nên từng chứng kiến các hoạt động giữa hai bên. Ở tuổi bát tuần, nhưng cụ còn nhớ như in những lần tiếp đón hoặc vào tỉnh bạn, những sự hợp tác để thúc đẩy nhau cùng phát triển trên nhiều lĩnh vực. “Tháng 10-1982, khi đang là Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy, tôi được cử vào để đấu mối các chương trình làm việc trước, sau đoàn công tác của tỉnh vào thăm và làm việc. Khi biết đoàn tỉnh ta vào, nhân dân các địa phương chạy theo, cầm tay, cám ơn người Thanh Hóa đã có nhiều giúp đỡ, gửi nhiều hiện vật trong giai đoạn chiến tranh và những năm gian khổ sau đó. Tình cảm giữa hai bên đầm ấm, thân thương như ruột thịt chứ hoàn toàn không phải là xã giao” - cụ Giao cho biết. Theo cụ, sau giai đoạn giải phóng miền Nam, phía tỉnh Thanh Hóa cử nhiều đợt cán bộ vào giúp tỉnh bạn thành lập các HTX sản xuất, thậm chí làm việc nhiều năm tại các HTX đó để truyền đạt kinh nghiệm.

Trong cuốn sách “50 năm nghĩa tình Thanh Hóa - Quảng Nam” của Nhà Xuất bản Thanh Hóa, nhấn mạnh: “Những lớp thanh niên Thanh Hóa ngày đêm chiến đấu ở chiến hào chống Mỹ, những đường cây, nhà máy, trường học, đội cấy trên quê hương Thanh Hóa đều mang tên của các vùng kết nghĩa Quảng Nam. Những cơ sở vật chất mà bà con Thanh Hóa chung lòng, chung sức xây dựng cho Quảng Nam như thư viện, nhà trẻ, đoàn tuồng... đã nói lên đầy đủ lòng thiết tha vì miền Nam, vì Quảng Nam – Đà Nẵng của đồng bào Thanh Hóa thân yêu”. Rõ ràng, trong gian khó bởi thời kỳ bao cấp, có vị trí địa lý khá xa nhau, nhưng sự tương tác giúp đỡ lẫn nhau giữa hai tỉnh lại vô cùng to lớn. Nhiều phong trào thi đua được triển khai ở cả 2 bên địa phương kết nghĩa, qua đó có sự trao đổi, học tập để cổ vũ lẫn nhau. Những công trình mà các bên giúp nhau xây dựng đã góp phần quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội từng địa phương.

Nhiều tài liệu lưu trữ đã nói lên rằng, sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Đảng bộ và nhân dân hai tỉnh tiếp tục có nhiều hoạt động thể hiện mối tình đoàn kết keo sơn, thủy chung son sắt. Cụ thể, tỉnh Thanh Hóa đã tăng cường cho tỉnh Quảng Nam hàng trăm cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ, chi viện lương thực, thực phẩm, giống cây trồng, vật nuôi, các trang thiết bị, sách, văn hóa phẩm, góp phần cùng Quảng Nam khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội. Tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp, vun đắp tình đồng chí, anh em ngày càng bền chặt, trong những năm gần đây, lãnh đạo hai tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố kết nghĩa, các cơ quan, ban, ngành hai tỉnh thường xuyên gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm trong phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong các dịp Đại hội Đảng bộ, các sự kiện, lễ kỷ niệm; đồng thời, có nhiều hình thức hỗ trợ nhau trong khắc phục thiệt hại do thiên tai, bão lũ, tổ chức các hoạt động thăm viếng các gia đình liệt sĩ, gia đình người có công với cách mạng. Lãnh đạo hai tỉnh đã thống nhất kế hoạch khôi phục, tôn tạo những công trình kết nghĩa đã có và xây dựng những công trình mới mang tên hai tỉnh để ghi dấu ấn về tình nghĩa sâu nặng giữa hai địa phương; đẩy mạnh giao lưu văn hóa; hợp tác phát triển kinh tế - xã hội trên các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, y tế, giáo dục và đào tạo, văn hóa, thể thao và du lịch, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp của hai tỉnh tìm hiểu cơ hội đầu tư vào địa bàn của nhau.

Hiện nay, nhiều doanh nhân người Thanh Hóa đã đầu tư sản xuất, kinh doanh tại tỉnh Quảng Nam và ngược lại, có nhiều người Quảng Nam đang sinh sống, phát triển sản xuất tại Thanh Hóa. Từ tháng 10-2012, doanh nhân Lê Thị Đạo quê TP Thanh Hóa đã thành lập Công ty CP Nông lâm sản Sông Ngân ở phường Điện Dương, thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) với tổng vốn đăng ký kinh doanh gần 26 tỷ đồng. Từ đó đến nay, mỗi tháng, doanh nghiệp này thu mua khoảng 1.000 tấn phế phẩm hải sản để sản xuất bột cá làm nguyên liệu cho các nhà máy chế biến thức ăn gia súc. Hiện công ty đang giải quyết việc làm cho gần 30 lao động địa phương với thu nhập bình quân gần 7 triệu đồng/người/tháng. Mỗi năm, công ty đều nộp ngân sách cho tỉnh Quảng Nam hàng chục tỷ đồng. Sự phát triển của Công ty CP Nông lâm sản Sông Ngân cũng giúp cho hàng nghìn ngư dân tỉnh Quảng Nam và cư dân khu vực lân cận nhà máy có điều kiện phát triển kinh tế ngày càng giàu mạnh.

Gần đây, 2 tỉnh còn hợp tác để cùng thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch, bước đầu đã gặt hái được những kết quả đáng mừng. Các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng Hiệp hội Du lịch của 2 tỉnh đã có những chương trình ký kết, trao đổi kinh nghiệm hằng năm. Tháng 3-2018, UBND tỉnh Thanh Hóa đã giao cho Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai Dự án “Làng bích họa” tại TP Sầm Sơn theo mô hình Làng bích họa Tam Thanh của tỉnh Quảng Nam, dự kiến khai trương vào hè tới. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch 2 tỉnh đã phối hợp định hướng, hỗ trợ tạo điều kiện để các doanh nghiệp lữ hành 2 tỉnh xây dựng tour, tuyến kết nối các điểm đến của 2 địa phương nhằm đưa khách du lịch đến các tỉnh của nhau. Trong các dịp kỷ niệm, hai tỉnh đều cử các đoàn nghệ thuật đến tỉnh bạn để lưu diễn, tổ chức các cuộc triển lãm, trưng bày các sản phẩm truyền thống của nhau nhằm quảng bá, thu hút khách du lịch.

Thanh Hóa và Quảng Nam với nhiều tương đồng, như cùng nằm trong khu vực miền Trung, đều có các khu kinh tế: Nghi Sơn và Chu Lai, có nhiều địa danh cũng như di tích lịch sử cách mạng, có điều kiện phát triển gần giống nhau... Tiềm năng hợp tác phát triển giữa hai tỉnh còn rất lớn. Trong tương lai, cần hơn nữa sự tương hỗ để hai địa phương cùng vươn lên, trở thành những đầu tàu kinh tế - xã hội của khu vực.

Lê Đồng


Lê Đồng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]