[E-Magazine] - Nhìn lại một năm Thanh Hóa phòng, chống dịch COVID-19: Nhiều việc khó nói thành lời

[E-Magazine] - Nhìn lại một năm Thanh Hóa phòng, chống dịch COVID-19: Nhiều việc khó nói thành lời

Với phương châm phòng, chống dịch bệnh COVID-19 là trước hết, trên hết, vừa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo hoàn thành “mục tiêu kép”, tỉnh Thanh Hóa đã đi qua một năm hết sức khó khăn nhưng vô cùng tự hào khi chúng ta giữ vững được “pháo đài” lòng dân, thành quả chống dịch, góp phần quan trọng vào việc hoàn thành và hoàn thành vượt mức 21 chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu năm 2021.

[E-Magazine] - Nhìn lại một năm Thanh Hóa phòng, chống dịch COVID-19: Nhiều việc khó nói thành lời

[E-Magazine] - Nhìn lại một năm Thanh Hóa phòng, chống dịch COVID-19: Nhiều việc khó nói thành lời

Còn nhớ hơn 8 tháng trước, ngày 27-4-2021, đợt dịch COVID-19 thứ tư bùng phát mạnh ở nhiều tỉnh, thành phố phía Bắc khiến nhiều người dân hoang mang, nhiều hoạt động sản xuất, giao thương phải tạm dừng để phòng, chống dịch. Thế nhưng người dân Thanh Hóa vẫn bình tĩnh. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 các cấp, nhiều biện pháp ứng phó đã kịp thời được ban hành. Khi trong tỉnh xuất hiện ca bệnh đầu tiên tại cộng đồng, công tác truy vết, khoanh vùng, cách ly, dự phòng và điều trị đã được chỉ đạo quyết liệt. Từ tỉnh đến cơ sở vào cuộc một cách khẩn trương, trách nhiệm. Cán bộ y tế và có mặt kịp thời ngay trong đêm để bóc tách các F0 ra khỏi cộng đồng. Lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo huyện cũng có mặt để vừa chỉ đạo, vừa động viên tinh thần. Cùng với đó công tác chấn chỉnh, giữ nghiêm kỷ luật phòng, chống dịch được tăng cường, siết chặt, một số cá nhân, tổ chức vi phạm quy định phòng, chống dịch bệnh đã bị xử lý nghiêm minh, kịp thời, đảm bảo tính giáo dục, răn đe. Bên cạnh đó công tác kiểm soát, phát hiện từ sớm, từ xa các nguồn bệnh xâm nhập vào các cộng đồng dân cư trong tỉnh tiếp tục được tăng cường, mỗi cửa ngõ giao thông, mỗi tuyến đường vào tỉnh là những trận địa, các lực lượng chức năng trắng đêm căng mình soi từng người, kiểm soát từng phương tiện, phát hiện những bất thường để kịp thời xử lý.

[E-Magazine] - Nhìn lại một năm Thanh Hóa phòng, chống dịch COVID-19: Nhiều việc khó nói thành lời

Nhất là khi dịch bệnh bùng phát mạnh tại tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên, thành phố Hà Nội, sau đó là thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh phía Nam, rất nhiều công dân quê Thanh Hóa đã rời địa bàn cư trú để trở về các địa phương trong tỉnh gây áp lực vô cùng lớn lên hệ thống phòng, chống dịch bệnh của tỉnh. Thế nhưng, “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, từng bước một, tỉnh Thanh Hóa đã có những việc làm phù hợp. Không nóng vội, cũng không hề bị động, tỉnh đã đưa ra phương án tối ưu, vừa đảm bảo yêu cầu phòng dịch trước mắt, vừa ổn định đại cục lâu dài. Các điểm cửa ngõ vào tỉnh được tăng cường nhân lực, phương tiện để kiểm soát. Các lực lượng chức năng, các địa phương được huy động để đón đồng bào trở về, vừa đảm bảo hỗ trợ kịp thời nhiều hoàn cảnh khó khăn, vừa kiểm soát, giám sát, bàn giao, tiếp nhận từng trường hợp một về các địa phương để thực hiện quản lý, cách ly y tế ngay từ nguồn. Ngay sau đó, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Phương án số 198/PA-UBND về việc đào tạo nghề nghiệp, giải quyết việc làm cho người lao động Thanh Hóa hồi hương từ vùng dịch sau khi thực hiện xong việc cách ly. Phương án này ngay lập tức phát huy hiệu quả, nhiều người dân được hỗ trợ vay vốn ưu đãi, nhiều người được đào tạo nghề, bố trí việc làm mới, đem lại niềm tin cho người dân trong tỉnh.

[E-Magazine] - Nhìn lại một năm Thanh Hóa phòng, chống dịch COVID-19: Nhiều việc khó nói thành lời

Nhằm đảm bảo cơ sở vật chất để thành lập các cơ sở thu dung, cách ly y tế, rất nhiều công sở, trường học đã được trưng dụng. Khi chuyển sang giai đoạn cách ly y tế mới tại nhà, chính quyền các cấp đã vào cuộc rà soát, kiểm tra, trưng dụng nhiều nhà dân chưa sử dụng đảm bảo điều kiện theo quy định để thực hiện cách ly y tế nhằm giảm tải cho các cơ sở cách ly tập trung. Sự kịp thời vào cuộc, linh hoạt xử lý các tình huống khó, cấp bách đã giúp tỉnh quản lý tốt số lượng vô cùng lớn người dân trở về tỉnh, từ đó giúp phát hiện sớm các nguồn bệnh, hạn chế lây lan ra cộng đồng.

[E-Magazine] - Nhìn lại một năm Thanh Hóa phòng, chống dịch COVID-19: Nhiều việc khó nói thành lời

Cùng với cách ly y tế, để đảm bảo cơ sở vật chất phục vụ cho công tác điều trị các ca F0, tỉnh đã khẩn trương thành lập các bệnh viện điều trị COVID-19 và các cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 tuyến huyện đảm bảo theo quy định của Bộ Y tế, đáp ứng nhu cầu thực tế, không để bệnh nhân bị bỏ lại. Với việc đảm bảo kịp thời công tác điều trị, đến nay số bệnh nhân COVID-19 trên địa bàn tỉnh bị trở nặng không nhiều, bệnh nhân tử vong rất ít, chỉ 13 trường hợp, chủ yếu là do bệnh nhân có bệnh lý nền, tuổi cao, sức yếu…

[E-Magazine] - Nhìn lại một năm Thanh Hóa phòng, chống dịch COVID-19: Nhiều việc khó nói thành lời

Góp sức vào bức tranh phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn có sự đóng góp vô cùng lớn của Nhân dân trong tỉnh. Cùng với sự vào cuộc tổng lực, khẩn trương của cả hệ thống chính trị trong tỉnh là ý thức, trách nhiệm ngày càng được nâng cao của những cộng đồng dân cư. Những tổ COVID cộng đồng thực sự đã đem theo tinh thần “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”, không quản khó khăn, gian khổ ngày đêm bám địa bàn, “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng”, nắm chắc địa bàn dân cư, rõ từng người, từng hoàn cảnh gia đình. Họ được Nhân dân ví như là những chiếc “ca mê ra chạy bằng cơm”. Sự có mặt của họ đã giúp cho chính quyền, cơ quan chức năng phát hiện nhanh nhất, ngăn chặn sớm nhất mọi di biến động, sự bất thường, làng quê, phố xá trở nên an toàn hơn…

[E-Magazine] - Nhìn lại một năm Thanh Hóa phòng, chống dịch COVID-19: Nhiều việc khó nói thành lời

[E-Magazine] - Nhìn lại một năm Thanh Hóa phòng, chống dịch COVID-19: Nhiều việc khó nói thành lời

Khi đợt dịch với số lượng lớn ca F0 xuất hiện tại huyện Nông Cống, cả tỉnh cùng hướng về; cấp ủy, chính quyền, MTTQ và người dân cả tỉnh cùng chia khó với huyện, dồn hết tâm sức, vật lực có thể để hỗ trợ huyện Nông Cống vượt qua khó khăn trong những ngày thực hiện cách ly xã hội toàn huyện.

[E-Magazine] - Nhìn lại một năm Thanh Hóa phòng, chống dịch COVID-19: Nhiều việc khó nói thành lời

Khi ấy rất nhiều người dân, doanh nghiệp tại địa phương đã chuyển đổi trạng thái từ sản xuất nhu yếu phẩm để bán sang trao tặng cho các khu cách ly y tế, lực lượng tuyến đầu, các khu dân cư khó khăn…

[E-Magazine] - Nhìn lại một năm Thanh Hóa phòng, chống dịch COVID-19: Nhiều việc khó nói thành lời

Còn nữa, những tình nguyện viên là thanh niên, sinh viên đã viết tâm thư tình nguyện tham gia lực lượng tuyến đầu trực ở các chốt phòng, chống COVID-19, lấy mẫu xét nghiệm, hỗ trợ hậu cần tại khu cách ly y tế. Là những gia đình giúp nhau thu hoạch mùa màng cho kịp thời vụ. Trong những ngày ấy trên những cánh đồng nhiều xã là màu áo xanh thanh niên tình nguyện, là sắc vàng của chiến sỹ công an Nhân dân, là sắc xanh áo lính cùng nhau xuống đồng, đưa lúa, hoa màu về nhà.

[E-Magazine] - Nhìn lại một năm Thanh Hóa phòng, chống dịch COVID-19: Nhiều việc khó nói thành lời

Ở huyện Như Thanh và nhiều địa bàn khác lòng dân như một, không phân biệt người dân hay cán bộ, cùng nhau xắn quần lội ruộng thu hoạch lúa mùa. Trong số ấy có cả những đồng chí lãnh đạo cao nhất của huyện.

[E-Magazine] - Nhìn lại một năm Thanh Hóa phòng, chống dịch COVID-19: Nhiều việc khó nói thành lời

Từ Nông Cống, Như Thanh, rồi lan sang Nga Sơn, Hậu Lộc, Triệu Sơn, Thọ Xuân, thị xã Bỉm Sơn, Nghi Sơn, dịch bệnh khủng khiếp như một phép thử năng lực lãnh đạo, điều hành của các đồng chí lãnh đạo cấp ủy, chính quyền, lãnh đạo Ngành Y tế và cơ quan chức năng, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch các cấp. Những đồng chí lãnh đạo cấp ủy, chính quyền như con thoi, rời phòng họp là có mặt ngay ở cơ sở, điểm nóng dịch bệnh.

[E-Magazine] - Nhìn lại một năm Thanh Hóa phòng, chống dịch COVID-19: Nhiều việc khó nói thành lời

[E-Magazine] - Nhìn lại một năm Thanh Hóa phòng, chống dịch COVID-19: Nhiều việc khó nói thành lời

Kể từ khi đợt dịch thứ tư bùng phát đến nay không thể nhớ được các đồng chí lãnh đạo tỉnh, thành viên Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch COVID-19 của tỉnh đã đi cơ sở, “lao vào điểm nóng” dịch bệnh để thị sát, trực tiếp chỉ đạo biết bao nhiêu lần. Có những ngày sáng họp xong, chiều đã có mặt ở cơ sở, thậm chí là ở những địa bàn xa nhất của tỉnh. Có những ngày gần như tất cả các đồng chí trong Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch tỉnh đều có mặt tại các địa bàn xảy ra dịch bệnh để kịp thời chỉ đạo. Có đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh một ngày đi mấy huyện, đến địa bàn dân cư kiểm tra đời sống, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của người dân, vào nhà máy kiểm tra hoạt động sản xuất, công tác phòng, chống dịch, làm việc với lãnh đạo địa phương, kịp thời đưa ra chỉ đạo…

[E-Magazine] - Nhìn lại một năm Thanh Hóa phòng, chống dịch COVID-19: Nhiều việc khó nói thành lời

Cùng với chỉ đạo trực tiếp, Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tỉnh, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 cấp huyện đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, đôn đốc một cách nhanh nhất, kịp thời và hiệu quả nhất, phù hợp từng hoàn cảnh.

[E-Magazine] - Nhìn lại một năm Thanh Hóa phòng, chống dịch COVID-19: Nhiều việc khó nói thành lời

Mới nhất, đúng ngày đầu tiên của năm mới 2022, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng và một số đồng chí lãnh đạo tỉnh đã có mặt ở huyện xa xôi nhất của tỉnh, cũng là điểm nóng nhất về dịch bệnh hiện tại để kiểm tra, chỉ đạo. Trước đó đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đã kiểm tra, chỉ đạo trực tiếp và quyết định thành lập một Tổ công tác chuyên trách phòng, chống dịch COVID-19 của tỉnh tại huyện Mường Lát do một đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy làm Tổ trưởng. Đó là một quyết định kịp thời, đảm bảo an toàn, an dân, vì lợi ích của số đông.

[E-Magazine] - Nhìn lại một năm Thanh Hóa phòng, chống dịch COVID-19: Nhiều việc khó nói thành lời

[E-Magazine] - Nhìn lại một năm Thanh Hóa phòng, chống dịch COVID-19: Nhiều việc khó nói thành lời

Góp phần vào sự thành công của công tác phòng, chống dịch năm 2021 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa còn có sự góp sức của rất nhiều nhà hảo tâm, doanh nghiệp. Thông qua Lời kêu gọi của tỉnh, đã có rất nhiều doanh nghiệp ủng hộ công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 của tỉnh bằng tiền, bằng giá trị vật chất, nhất là các trang thiết bị y tế phục vụ kịp thời cho công tác chống dịch trước mắt như xe ô tô cứu thương, máy xét nghiệm, sinh phẩm, giường nằm, bình ô xy… Theo thông tin từ Ủy ban MTTQ tỉnh, năm 2021 tỉnh Thanh Hóa đã tiếp nhận tiền, vật tư, trang thiết bị y tế phòng, chống dịch trị giá hơn 916 tỷ đồng.

[E-Magazine] - Nhìn lại một năm Thanh Hóa phòng, chống dịch COVID-19: Nhiều việc khó nói thành lời

Cùng với sự hỗ trợ của doanh nghiệp, rất nhiều người dân trong tỉnh đã chung tay, góp sức cùng tỉnh chống dịch. Người có của góp của, người có công góp công, những “binh chủng” như phụ nữ, thanh niên, cựu chiến binh, các đoàn thể xã hội với sự linh hoạt trong cách tổ chức đã làm nên hàng trăm nghìn suất ăn miễn phí cho các khu cách ly, lực lượng tuyến đầu, đồng bào hồi hương. Những dụng cụ bảo hộ cũng được sáng tạo để kịp thời trang bị cho lực lượng phòng, chống dịch.

[E-Magazine] - Nhìn lại một năm Thanh Hóa phòng, chống dịch COVID-19: Nhiều việc khó nói thành lời

Không chỉ dừng lại ở đó, thông qua Lời kêu gọi của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh, cán bộ, công chức, viên chức, người dân Thanh Hóa, nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn đã quyên góp một khối lượng lớn hàng hóa, để chuyển vào thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phí Nam hỗ trợ đồng bào chống dịch. Cùng với hàng hóa, đã có hàng trăm lượt nhân viên y tế của các cơ sở y tế trên địa bàn Thanh Hóa và các tu sỹ đã lên đường chi viện phía Nam, biên chế vào các cơ sở điều trị bệnh nhân COVID-19 góp sức cùng các địa phương chống dịch. Theo thống kê của Ủy ban MTTQ tỉnh, qua hai đợt hỗ trợ đồng bào thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh phía Nam, tỉnh Thanh Hóa đã hỗ trợ gần 2.000 tấn lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu giúp đồng bào vượt qua khó khăn trong thời gian thực hiện cách ly.

[E-Magazine] - Nhìn lại một năm Thanh Hóa phòng, chống dịch COVID-19: Nhiều việc khó nói thành lời

Còn có một việc làm được đánh giá rất cao nữa đó là các chiến dịch giải cứu nông sản của người dân Thanh Hóa nhằm chia khó với đồng bào vùng dịch. Từ nhãn, vải, rau củ quả của tỉnh Hưng Yên, Bắc Giang, đến tỏi Lý Sơn, Quảng Ngãi, trái cây một số tỉnh phía Nam. Các hội đoàn, câu lạc bộ thiện nguyện ở Thanh Hóa bằng những cách khác nhau đã tổ chức tiêu thụ một cách khoa học, vừa đảm bảo giá trị hàng hóa, vừa đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19.

[E-Magazine] - Nhìn lại một năm Thanh Hóa phòng, chống dịch COVID-19: Nhiều việc khó nói thành lời

Dù còn gặp nhiều khó khăn, nhưng tỉnh Thanh Hóa đã trích kinh phí từ Quỹ phòng, chống dịch bệnh của tỉnh để hỗ trợ cho thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, giúp các địa phương này sớm vượt qua khó khăn. Việc làm ấy cho thấy trách nhiệm sẻ chia, tinh thần đoàn kết, nhân ái luôn được tỉnh Thanh Hóa chú trọng và đề cao.

[E-Magazine] - Nhìn lại một năm Thanh Hóa phòng, chống dịch COVID-19: Nhiều việc khó nói thành lời

[E-Magazine] - Nhìn lại một năm Thanh Hóa phòng, chống dịch COVID-19: Nhiều việc khó nói thành lời

Với “mục tiêu kép” đặt ra từ đầu năm là vừa tăng cường phòng, chống dịch COVID-19, vừa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, các cấp, ngành, doanh nghiệp trong tỉnh đã thực sự linh hoạt, vừa chấp hành nghiêm túc các biện pháp chống dịch nhưng cũng không làm đứt gãy chuỗi sản xuất, cung ứng hàng hóa. Trong bối cảnh đó đã xuất hiện những cách làm sáng tạo, nổi lên là mô hình “một cung đường hai điểm đến” mà nhiều doanh nghiệp trong tỉnh áp dụng.

[E-Magazine] - Nhìn lại một năm Thanh Hóa phòng, chống dịch COVID-19: Nhiều việc khó nói thành lời

Đặc biệt, trong năm 2021 tỉnh Thanh Hóa còn thực hiện hiệu quả các chủ trương của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp, đảm bảo an sinh xã hội đúng đối tượng, đảm bảo khách quan, công bằng, phát huy nguồn lực vật chất hỗ trợ.

[E-Magazine] - Nhìn lại một năm Thanh Hóa phòng, chống dịch COVID-19: Nhiều việc khó nói thành lời

Sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 128/NQ-CP về Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”, trên cơ sở quy định của Chính phủ, UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Quyết định số 4399/QĐ-UBND quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp và người dân đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, phục hồi kinh tế, nối lại các chuỗi cung ứng hàng hóa bị đứt gãy trước đó. Với những việc làm có tính chủ động cao, thích ứng với từng hoàn cảnh cụ thể của tỉnh, đã góp phần quan trọng vào việc tỉnh Thanh Hóa đạt tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 8,85%, nằm trong tốp 5 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước; các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp FDI ổn định sản xuất, đóng góp lớn vào ngân sách của tỉnh, đưa nguồn thu ngân sách của tỉnh năm 2021 đạt 36.500 tỷ đồng, cao nhất từ trước đến nay.

[E-Magazine] - Nhìn lại một năm Thanh Hóa phòng, chống dịch COVID-19: Nhiều việc khó nói thành lời

Nhìn lại một năm chống dịch trên địa bàn Thanh Hóa, kết quả mà chúng ta nhìn thấy là rất rõ nét. Đó là một tỉnh có địa bàn rất rộng, địa hình phức tạp, dân số đông, có rất nhiều nguồn bệnh thẩm lậu vào địa bàn, nhưng chúng ta không hề bị động, số bệnh nhân luôn trong ngưỡng kiểm soát, các điểm dịch, ổ dịch sau khi phát sinh đã nhanh chóng được khoanh vùng, bao vây, dập dịch. Góp phần vào sự thành công chung ấy, bên cạnh chiến dịch bao phủ vắc- xin, đẩy mạnh xét nghiệm tầm soát diện rộng, là sự vào cuộc khẩn trương, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến thôn, bản, khu phố. Cùng với nguồn vắc- xin, sinh phẩm xét nghiệm Trung ương cấp, tỉnh đã rất sớm chủ động sử dụng ngân sách và các nguồn lực xã hội hóa để mua thêm nhằm đáp ứng kịp thời các yêu cầu phòng, chống dịch trên địa bàn. Đây là một cuộc chiến với thắng lợi thuộc về Nhân dân, nhưng đóng vài trò quan trọng trong đó, từ Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, Ủy ban MTTQ tỉnh và các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiêp đã kịp thời vào cuộc, đồng tâm, đồng sức, đồng lòng, quyết liệt, quyết tâm hiệu triệu, kêu gọi người dân chung sức vì cuộc sống bình yên của chính người dân.

[E-Magazine] - Nhìn lại một năm Thanh Hóa phòng, chống dịch COVID-19: Nhiều việc khó nói thành lời

Khép lại một năm chống dịch với nhiều cung bậc cảm xúc, bài học được rút ra đó chính là tinh thần đoàn kết, không hoang mang, lo sợ, thận trọng từng bước một, linh hoạt và hiệu quả để đẩy lùi “giặc dịch”. Tinh thần ấy chắc chắn sẽ còn là vũ khí lợi hại của chúng ta trong chặng đường sắp tới.

[E-Magazine] - Nhìn lại một năm Thanh Hóa phòng, chống dịch COVID-19: Nhiều việc khó nói thành lời

Năm 2022 đã mở ra bằng những dự báo không mấy lạc quan khi mà cuộc chiến chống lại “giặc dịch” trên toàn cầu có thể còn phải kéo dài, còn phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức do những biến chủng mới của Sars-CoV-2 gây ra. Nhưng trên hết, với thành quả đạt được trong năm 2021, đã tạo cho chúng ta tâm thế vững vàng, tự tin đối diện và chiến thắng kẻ thù dấu mặt, đó là COVID-19.

[E-Magazine] - Nhìn lại một năm Thanh Hóa phòng, chống dịch COVID-19: Nhiều việc khó nói thành lời

Nội dung: Việt Ba

Ảnh: TL

Đồ họa: Mai Huyền

Xuất bản: 5:07:01:2022:14:54

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM