>> Thu hồi tiền trợ cấp cho nạn nhân chất độc da cam: Sai nhưng khó sửa!

Sau hàng thập kỷ triển khai thực hiện, Chính sách đối với người hoạt động kháng chiến (HĐKC) và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học (CĐHH), được đánh giá là chính sách lớn và nhân văn của Đảng và Nhà nước ta đã góp phần xoa dịu “nỗi đau da cam” mà hàng nghìn nạn nhân phải gánh chịu. Song quá trình thực hiện đã và đang cho thấy những bất cập, tồn tại, ảnh hưởng đến tư tưởng, lòng tin của người dân, gây bức xúc dư luận xã hội và tác động đến sự công bằng, hiệu quả của chính sách.

>> Cần “thay áo mới” cho những cầu treo

Trên địa bàn huyện Bá Thước có 10 cầu treo được bắc qua sông, suối giúp cho việc đi lại của người dân địa phương được thuận lợi. Tuy nhiên, hiện có nhiều cầu đã xuống cấp không đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông. Trước thực trạng trên, cùng với sự hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh, huyện Bá Thước đang thực hiện nhiều giải pháp nhằm xóa bỏ, thay thế những cầu treo không đảm bảo an toàn bằng các cầu cứng làm bằng bê tông cốt thép dự ứng lực.

>> Thuyền độc mộc trên sông Mã gắn bó với đồng bào Thái

Gắn bó với thiên nhiên, sống trong môi trường nước, “ra đi cưỡi thuyền bè thay ngựa”, từ lâu đời thuyền độc mộc đã trở nên gắn bó thân thiết với người Thái từ lúc bé tới khi từ giã cõi đời con thuyền đi cùng người mất.

>> Công tác đào tạo trẻ ở đội tuyển bóng bàn Thanh Hóa: “Đãi cát tìm vàng”

Mặc dù không phải là đơn vị nằm trong tốp đầu toàn quốc và chỉ có 10 VĐV cho cả 3 tuyến, thế nhưng đội tuyển bóng bàn Thanh Hóa đã đầu tư có trọng điểm cho công tác đào tạo trẻ. Việc xây dựng lực lượng VĐV với tiêu chí chất lượng, đủ sức tranh tài ở các giải đấu cấp quốc gia gặp không ít khó khăn, nhất là khi phải “đãi cát tìm vàng” từ các giải đấu phong trào trong tỉnh và từ các trường học.

Mời các bạn đón đọc báo Thanh Hóa số ra ngày 23/9/2024 tại: