[E-Magazine] - Chuyện những người "dành cả thanh xuân" gieo chữ giữa đại ngàn

[E-Magazine] - Chuyện những người “dành cả thanh xuân” gieo chữ giữa đại ngàn

Dẫu những cung đường đến với các bản vùng cao còn lắm gập ghềnh, đời sống còn nhiều khó khăn, nhưng ở giữa đại ngàn vẫn có những thầy giáo, cô giáo đã tình nguyện “dành cả thanh xuân” của đời mình cho những đứa trẻ vùng cao, đóng góp cho sự nghiệp trồng người.

[E-Magazine] - Chuyện những người “dành cả thanh xuân” gieo chữ giữa đại ngàn

Thầy Bùi Văn Bông (SN 1963, trú bản Kho Mường, xã Thành Sơn, huyện Bá Thước) hiện đang công tác tại Trường mầm non Thành Sơn, đã gắn bó với trẻ mầm non hơn 40 năm qua.

[E-Magazine] - Chuyện những người “dành cả thanh xuân” gieo chữ giữa đại ngàn

Ngay từ khi học hết cấp 2, năm 1982 chính quyền địa phương cùng Nhân dân đã vận động thầy Bùi Văn Bông đi dạy học cho các em nhỏ trong bản, từ đó thầy bén duyên với những mầm non giữa đại ngàn Pù Luông.

Có mặt tại điểm trường lẻ Eo Kén, nơi thầy Bông đang giảng dạy, trước mắt chúng tôi là người thầy tuổi đã cao đang hướng dẫn cho trẻ mầm non tập thể dục và chơi các trò chơi... với những động tác mềm mại không khác gì các cô giáo.

[E-Magazine] - Chuyện những người “dành cả thanh xuân” gieo chữ giữa đại ngàn

“Tôi sinh và lớn lên ở bản Kho Mường nằm trong thung lũng được bao bọc bởi núi, xa trung tâm xã nên việc đi lại, học tập vô cùng khó khăn. Năm 1982, sau khi học hết cấp 2, trong bản lúc đó chỉ có 2 người học hết cấp 2, không có ai dạy trẻ mầm non nên chính quyền, Nhân dân vận động tôi đứng lớp để dạy trẻ, cũng từ đó tôi bén duyên với các cháu mầm non”, thầy Bông nhớ lại.

Thầy Bông vừa là người anh, người cha, người mẹ dạy trẻ đọc viết, múa hát và chăm sóc các em trong bản. Sau đó, thầy Bông tiếp tục học thêm nghiệp vụ sư phạm và về công tác tại Trường mầm non Thành Sơn từ năm 1995 đến nay và cũng từng làm Hiệu trưởng nhà trường.

[E-Magazine] - Chuyện những người “dành cả thanh xuân” gieo chữ giữa đại ngàn

“Lớp đầu tiên tôi dạy chỉ có 9 em, là con em trong bản. Do là xã miền núi, người dân chủ yếu là dân tộc Mường, Thái ở các bản xa xôi, đường xá đi lại khó khăn, dân cư thưa thớt, nên việc cho trẻ đến lớp rất ít. Khi đó tôi làm chuyên trách khối mẫu giáo, cùng chính quyền địa phương đi vận động nhân dân ở khắp các bản đưa trẻ đến lớp”, thầy Bông tâm sự.

Việc chăm sóc, giảng dạy cho trẻ đối với giáo viên nữ đã gặp nhiều khó khăn, đối với thầy Bông việc đó càng khó khăn gấp bội, nhưng vì lòng yêu nghề, mến trẻ thầy đã không quản ngại học tập thêm kinh nghiệm từ các nữ đồng nghiệp và cố gắng luyện tập các điệu múa, hát để dạy các em nhỏ.

[E-Magazine] - Chuyện những người “dành cả thanh xuân” gieo chữ giữa đại ngàn

“Trong quá trình dạy trẻ, mình xem học trò như con cháu mình ở nhà nên mọi việc như rửa ráy, cầm thìa, cho trẻ ăn... đều cảm thấy bình thường. Nhưng vì là nam giới nên việc múa hát chưa được dẻo nên tôi luôn cố gắng từng ngày”, thầy Bông bộc bạch.

Cô Trương Thị Nội (52 tuổi) là người từng giảng dạy với thầy Bông từ năm 1997 đến nay cho biết: Thầy Bông là người tâm huyết với nghề, thân thiện với đồng nghiệp, ân cần với trẻ, luôn cố gắng vượt qua khó khăn để hoàn thành vai trò là “người mẹ” thứ hai của những đứa trẻ mẫu giáo ở Thành Sơn.

Cô Hà Thị Xuyên, Phó hiệu trưởng Trường mầm non Thành Sơn cho hay: Thầy Bông là người công tác trong ngành giáo dục mầm non đã lâu năm và dù là giáo viên nam nhưng thầy đã cố gắng hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà nhà trường giao phó, thậm chí còn hoàn thành tốt hơn cả giáo viên nữ.

[E-Magazine] - Chuyện những người “dành cả thanh xuân” gieo chữ giữa đại ngàn

Sinh ra và lớn lên ở xã Thiết Ống, huyện Bá Thước nhưng cô giáo người Mường Đinh Thị Hải (SN 1968) lại dành cả thanh xuân của mình để gắn bó với trẻ em vùng biên giới huyện Mường Lát. Đến thời điểm hiện tại, sau 23 năm gắn bó với trẻ em vùng biên, cô Hải vẫn chưa lập gia đình. Cô chia sẻ: Sự khó khăn, thiếu thốn của người dân, trẻ em nơi đây khiến cô muốn dành cả tuổi thanh xuân của mình cho trẻ em vùng biên giới này.

[E-Magazine] - Chuyện những người “dành cả thanh xuân” gieo chữ giữa đại ngàn

Chúng tôi gặp cô Hải khi cô đang luyện đọc cho trẻ tại điểm trường chính của Trường mầm non xã Nhi Sơn, huyện Mường Lát. Cô tâm sự, cơ duyên đến với trẻ em miên biên viễn thật tình cờ, “...năm 1999, sau một lần lên chơi với anh trai đang công tác tại Mường Lát, cảm mến vùng đất con người vùng biên viễn nên có ý định xin về đây gắn bó với học trò vùng biên. Sau khi học xong sư phạm mầm non, tôi xin dạy tại xã Pù Nhi (khi đó chưa tách xã Nhi Sơn); sau khi tách xã, tôi chuyển về công tác tại xã Nhi Sơn, đến nay đã gắn bó 23 năm trong ngành giáo dục vùng biên giới Mường Lát này”.

[E-Magazine] - Chuyện những người “dành cả thanh xuân” gieo chữ giữa đại ngàn

Cô Hải kể lại những kỷ niệm của ngày đầu tiên đi dạy ở vùng cao. Ngày đầu tiên đi dạy cô được phân công cắm bản. “Tôi cùng một giáo viên khác vào bản, khi đó trẻ em dân bản rất ít thấy người lạ, trang phục bình thường của chúng tôi cũng là thứ lạ trong mắt các em, cứ thấy chúng tôi là các em bỏ chạy hết vì sợ sệt”.

Thời gian đầu làm giáo viến cắm bản, điều kiện ở điểm lẻ còn nhiều thiếu thốn, đường đi lại khó khăn, lớp học bằng tre nứa, không có nơi ở cho giáo viên, cô Hải phải ở nhờ nhà trưởng bản trong thời gian giảng dạy và đợi chính quyền, nhân dân làm cho mình một căn phòng để ở.

[E-Magazine] - Chuyện những người “dành cả thanh xuân” gieo chữ giữa đại ngàn

“Bất đồng về ngôn ngữ, trẻ không tự tin, không biết chữ nên thường xuyên úp mặt xuống bàn khiến cho việc dạy càng khó khăn hơn, nhiều lúc tôi đã phải nhờ các thầy giáo tiểu học dịch hộ sang tiếng Mông để dạy trẻ, cũng như cố gắng hơn trong mỗi tiết học và tranh thủ những ngày nghỉ đi gặp cán bộ trong bản để học tiếng, cách giao tiếp, phong tục của người dân bản địa”, cô Hải nhớ lại.

[E-Magazine] - Chuyện những người “dành cả thanh xuân” gieo chữ giữa đại ngàn

Với nỗ lực không ngừng, nhiều năm liền cô giáo Đinh Thị Hải đạt danh hiệu giáo viên giỏi cấp trường; chiến sỹ thi đua cấp cơ sở; Lao động tiên tiến…, nhiều sáng kiến kinh nghiệm của cô được Hội đồng trường đánh giá loại A. Đặc biệt, trong năm học 2014 - 2015, cô Hải có một đề tài Sáng kiến kinh nghiệm được Hội đồng Sáng kiến kinh nghiệm ngành giáo dục tỉnh Thanh Hóa xếp loại C.

[E-Magazine] - Chuyện những người “dành cả thanh xuân” gieo chữ giữa đại ngàn

Cô Hà Thị Huy, Phó hiệu trưởng Trường mầm non Nhi Sơn cho biết: Cô Hải là giáo viên có nhiều năm công tác trong ngành, nhiều kinh nghiệm, sáng kiến trong công tác giảng dạy và được nhận nhiều giấy khen của các cấp về công tác giảng dạy cũng như được nhân dân, học sinh trong bản quý mến. Với lòng yêu nghề, nhiệt huyết và những kiến thức kinh nghiệm thu lượm từ thực tế, chị đã cống hiến trí tuệ, tâm huyết để dạy dỗ, chăm sóc cho những học sinh thân yêu của mình.

Dẫu những cung đường đến với các bản vùng cao còn lắm gập ghềnh, đời sống còn nhiều khó khăn, nhưng giữa đại ngàn vẫn có những thầy cô giáo như thầy Bông, cô Hải đã tình nguyện “dành cả thanh xuân” của đời mình cho những đứa trẻ vùng cao, đóng góp cho sự nghiệp trồng người.

Nội dung & Ảnh: Hoàng Đông

Đồ hoạ: Hoàng Hân

Xuất bản: 6:19:11:2022:21:52

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM