[E-Magazine] - Không chủ quan, đầu hàng, chấp nhận hoàn cảnh

[E-Magazine] - Không chủ quan, đầu hàng, chấp nhận hoàn cảnh

Con số bệnh nhân COVID-19 gia tăng làm cả hệ thống chính trị phải gồng mình chiến đấu, trong khi ý thức phòng, chống dịch bệnh của một bộ phận không nhỏ người dân thì lại đang có biểu hiện sa sút. Nhiều người cho thấy sự chủ quan, đầu hàng và chấp nhận hoàn cảnh với suy nghĩ “trước sau gì rồi cũng nhiễm. Thà nhiễm trước còn hơn nhiễm sau”. Đó là suy nghĩ rất cực đoan và hết sức sai lầm, làm thủ tiêu ý chí, cản trở công cuộc phòng, chống dịch bệnh nói chung. Để tạo ra miễn dịch cộng đồng thì từng thành viên một trong cộng đồng phải miễn dịch cho mình trước đã.

[E-Magazine] - Không chủ quan, đầu hàng, chấp nhận hoàn cảnh

[E-Magazine] - Không chủ quan, đầu hàng, chấp nhận hoàn cảnh

Cùng với cả nước, sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, tình hình dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn Thanh Hóa đã và đang có những diễn biến phức tạp, số ca mắc COVID-19 mới tăng mạnh, nhiều ngày ở mức xấp xỉ 1.000 ca, một số ngày vượt 1.200 ca…

[E-Magazine] - Không chủ quan, đầu hàng, chấp nhận hoàn cảnh

Tháng giêng là thời gian diễn ra nhiều hoạt động lễ hội, thăm thân, du xuân và các hoạt động giàu tính cộng đồng khác. Sau thời gian dài phải hạn chế tiếp xúc, không được tự do, thoải mái tham gia các hoạt động tín ngưỡng và hoạt động có tính xã hội cao, nên đầu xuân nhiều người đã có tâm lý muốn được thoải mái hơn, “thả lỏng mình” để “lấy lại cân bằng”. Hơn nữa đây cũng là thời điểm người dân đã được tiêm vắc xin đủ mũi, mũi bổ sung, mũi tăng cường nhiều hơn, nên thường có tâm lý chủ quan. Có những người đã mặc định xem vắc xin như một lá chắn hữu hiệu, virus không thể xâm nhập được hoặc không may nhiễm bệnh thì cũng ở thể nhẹ, nên đã đi rất nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều người một cách không an toàn.

[E-Magazine] - Không chủ quan, đầu hàng, chấp nhận hoàn cảnh

Trong dịp đầu xuân, qua kiểm tra hoạt động phòng, chống dịch ở một số di tích, danh thắng trên địa bàn, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa đã phát hiện có những di tích mật độ người ra vào quá đông, nhiều người không chấp hành việc đeo khẩu trang, giữ khoảng cách khi tiếp xúc, tập trung quá đông người trong cùng thời điểm tại không gian thờ tự. Dù Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành công văn đề nghị chấn chỉnh tình trạng này, tuy nhiên việc chấp hành của một số ban quản lý di tích vẫn chưa thực sự nghiêm, nếu không muốn nói là vẫn còn xảy ra tình trạng “bắt nhái bỏ đĩa”, làm lấy lệ, làm cho phải phép.

[E-Magazine] - Không chủ quan, đầu hàng, chấp nhận hoàn cảnh

Sau khi con số bệnh nhân COVID-19 tăng nhanh, cuộc sống đã trở nên bất thường, khó khăn hơn khi không ít gia đình, khu dân cư phải dừng các hoạt động, sinh hoạt bình thường; một số cơ quan buộc phải thay đổi trong việc bố trí, sắp xếp, phân công cán bộ làm việc, gây ra những khó khăn không hề nhỏ trong việc vận hành. Để cuộc sống bình thường được tiếp diễn, đòi hỏi mỗi người, mỗi nhà phải chấm dứt sự bất thường trong lối sinh hoạt, nâng cao hơn ý thức, trách nhiệm chung trong cuộc chiến với “giặc dịch”. Tuy nhiên, đứng trước sự an nguy ấy vẫn còn một bộ phận người dân xem nhẹ, chưa chấp hành quy định phòng, chống dịch. Có những người thuộc diện có nguy cơ cao, thậm chí là F0 vẫn cố tình tham gia vào một số hoạt động xã hội. Một số người thì quan niệm chỉ cần tiêm 2 mũi vắc xin phòng COVID-19 là đủ, nên không tiêm thêm. Cá biệt có người trốn tránh việc tiêm chủng, phó thác sức khỏe, tính mạng cho sự may rủi… Trên nhiều diễn đàn có những người đã thản nhiên bày tỏ quan điểm rằng dịch bệnh là điều khó tránh khỏi. Ai rồi mà chả bị nhiễm… Vì tư tưởng ấy mà họ đang đi ngược lại lợi ích chung, vi phạm các quy định của Đảng, Nhà nước và cơ quan chức năng. Khi bản thân và người thân nhiễm bệnh nhiều người đã không thông báo cho cơ quan chức năng mà tự mua thuốc để điều trị. Có bệnh nhân còn sử dụng những đơn thuốc trên mạng xã hội với độ tin cậy không cao hoặc dùng đơn thuốc nam truyền miệng, truyền tay nhau… Họ bất chấp tác dụng phụ của thuốc, cũng không cần kiểm chứng xem công dụng thực sự tới đâu.

[E-Magazine] - Không chủ quan, đầu hàng, chấp nhận hoàn cảnh

Đáng nói, thời gian qua cho thấy vẫn còn nhiều địa phương chưa chủ động mua sắm trang thiết bị phòng, chống dịch nên dẫn đến khó khăn về vật tư, sinh phẩm, trang thiết bị xét nghiệm khi số ca nhiễm tăng cao. Cùng với đó là tình trạng một số địa phương, đơn vị có tư tưởng trông chờ vào việc cấp phát…

Với những gì đang diễn ra cho thấy bên cạnh quyết tâm, nỗ lực của cả hệ thống chính trị trong việc đấu tranh chống lại kẻ thù COVID-19, thì vẫn còn những cá nhân chủ quan, chấp nhận, đầu hàng hoàn cảnh. Dù vắc xin đã được bao phủ rộng, đạt tỷ lệ cao, nhưng không thể chủ quan, ỷ vào vắc xin dẫn đến tùy tiện trong lối sống, ứng xử được. Chỉ có 5K + vắc xin + điều trị + công nghệ + đề cao ý thức của người dân, mới tạo ra sự an toàn cao hơn cho mỗi người và cộng đồng. Mỗi người, mỗi cơ quan, đơn vị phải ý thức, quán triệt quan điểm đó thì mới sớm điều chỉnh được hành vi, việc làm của mình.

[E-Magazine] - Không chủ quan, đầu hàng, chấp nhận hoàn cảnh

[E-Magazine] - Không chủ quan, đầu hàng, chấp nhận hoàn cảnh

Để ứng phó với tình trạng dịch bệnh COVID-19, từ đầu năm 2022 đến nay, Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các cấp, các ngành, các địa phương trong tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện quyết liệt, sáng tạo, linh hoạt các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19. Chỉ trong vòng 10 ngày (từ 9 đến 19-2) Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã liên tiếp ban hành 3 công điện (số 05, 06, 07) để đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng, điều trị bệnh nhân COVID-19 và những biện pháp cấp bách trong công tác phòng, chống dịch. Tỉnh đã phát động và triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 mùa Xuân năm 2022 thực hiện xuyên tết, đẩy mạnh trong những ngày sau tết, đảm bảo kế hoạch, mục tiêu đề ra. Đặc biệt, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Thanh Hóa đã quyết định một chủ trương rất đúng đắn đó là cho phép điều trị bệnh nhân COVID-19 không triệu chứng và ở mức độ nhẹ tại nhà, thành lập trạm y tế lưu động, các tổ tư vấn từ tỉnh đến cơ sở. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, nhất là Tổng đài 1022 hoạt động ngày càng hiệu quả giúp hỗ trợ tư vấn, điều trị, ổn định tinh thần cho rất nhiều bệnh nhân. Từ các biện pháp đồng bộ và chủ động được triển khai, công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn Thanh Hóa đã mang lại hiệu quả rõ nét, hạn chế con số bệnh nhân hàng ngày lên mức cao hơn.

[E-Magazine] - Không chủ quan, đầu hàng, chấp nhận hoàn cảnh

Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả mục tiêu thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch COVID-19, hạn chế tối đa số ca mắc mới, giảm tối đa ca tử vong, bảo vệ tuyệt đối an toàn sức khỏe, tính mạng của Nhân dân là trước hết, là trên hết. Đồng thời giữ vững thành quả công tác phòng, chống dịch để tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ năm 2022 và các năm tiếp theo, tại hội nghị trực tuyến toàn tỉnh đánh giá tình hình triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 mùa Xuân 2022, công tác điều trị COVID-19 và triển khai nhiệm vụ phòng, chống dịch COVID-19 trong thời gian tới diễn ra ngày 21-2-2022, đồng chí Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Thanh Hóa đã yêu cầu các cấp, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị, đặc biệt là người đứng đầu cấp ủy, chính quyên các cấp, ngành Y tế và các lực lượng chức năng phải tăng cường trách nhiệm hơn nữa trong phòng, chống dịch COVID-19. Khẩn trương rà soát lại toàn bộ các công việc, tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tại các Công điện số 05, 06, 07 về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo triển khai các biện pháp phòng, chống dịch trên địa bàn toàn tỉnh. Trong đó, chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh phải tập trung cao nhất cho công tác phòng, chống dịch COVID-19, tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác; thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định và sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống, đảm bảo nguyên tắc mọi hoạt động đều phải an toàn và an toàn mới hoạt động.

[E-Magazine] - Không chủ quan, đầu hàng, chấp nhận hoàn cảnh

Cùng với các yêu cầu không được chủ quan, lơ là trong phòng, chống dịch COVID-19, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đã gợi mở, đặt vấn đề, đó là hiện nay đã khác với giai đoạn trước, việc tiêm chủng vắc xin đã phủ trên diện rộng, vì vậy khi xảy ra lây nhiễm, tác động của virus lên sức khỏe có thể không còn nghiêm trọng như trước. Bối cảnh đó cho phép chúng ta tự tin hơn, không hoang mang với diễn biến dịch, bình tĩnh trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh và học tập.

[E-Magazine] - Không chủ quan, đầu hàng, chấp nhận hoàn cảnh

Tuy nhiên, chúng ta vẫn không được phép chủ quan. Mọi việc đều phải thận trọng. Trong phòng, chống và điều trị, người dân phải hiểu rõ và dùng thuốc theo chỉ định của cơ quan y tế, không nên tự ý mua thuốc để tự điều trị. Các cơ quan chức năng và từng người dân phải luôn ghi nhớ, thực hiện tốt phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh với tinh thần phòng tốt để không bị mắc; phòng tốt để nếu có bị mắc thì không bị mắc nặng; phòng tốt để không bị tử vong; phòng tốt để không để lại di chứng. Trong phòng, chống dịch không được cực đoan, nhưng cũng không được phép chủ quan.

[E-Magazine] - Không chủ quan, đầu hàng, chấp nhận hoàn cảnh

Ngay sau hội nghị, Thường trực Tỉnh ủy đã ban hành kết luận về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo khẩn trương triển khai thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới, trong đó yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, nâng cao ý thức của người dân trong thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch; thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả chiến lược “5K + vắc xin + điều trị + công nghệ + đề cao ý thức người dân + các biện pháp cần thiết khác” trong phòng, chống dịch, nhằm tự bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng, góp phần ngăn chặn đà lây lan của dịch bệnh. Cùng với đó là đẩy mạnh công tác tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 đảm bảo kế hoạch. Chú trọng, xét nghiệm, điều trị bệnh nhân COVID-19 với phương châm các địa phương, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học, hộ gia đình, cá nhân thực hiện tốt phương châm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”; khuyến khích các hộ gia đình, cá nhân, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tự chủ động xét nghiệm tầm soát để sớm phát hiện, sàng lọc người nhiễm COVID-19 và có biện pháp điều trị phù hợp.

[E-Magazine] - Không chủ quan, đầu hàng, chấp nhận hoàn cảnh

Cuộc chiến chống lại dịch bệnh COVID-19 dự báo còn cam go, thử thách, diễn biến phức tạp. Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả mục tiêu “Thích ứng linh hoạt, an toàn, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19”, giữ vững thành quả trong phòng, chống dịch và đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện các mục tiêu lâu dài mà chúng ta đã đề ra, đòi hỏi phải có sự nỗ lực lớn hơn của các cấp, các ngành, cả hệ thống chính trị và cộng đồng doanh nghiệp cùng các tầng lớp Nhân dân trong tỉnh. Cùng với nâng cao hơn một bước trách nhiệm của người đứng đầu các cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong phòng, chống dịch bệnh, thì từng người một phải từ bỏ tư tưởng chủ quan, đầu hàng và chấp nhận hoàn cảnh, chung sức, đồng lòng kết nên sức mạnh chung, thì mới tạo ra một “lá chắn thép” ngăn chặn hiệu quả dịch bệnh.

[E-Magazine] - Không chủ quan, đầu hàng, chấp nhận hoàn cảnh

Nội dung: Việt Ba

Đồ họa: Mai Huyền

Xuất bản: 3:02:03:2022:06:40

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM