Chương trình hành động của Ứng cử viên Đại biểu Quốc hội khóa XV Bùi Mạnh Khoa - Đơn vị bầu cử số 1

Chương trình hành động của Ứng cử viên Đại biểu Quốc hội khóa XV Bùi Mạnh Khoa - Đơn vị bầu cử số 1

Báo Thanh Hóa trân trọng giới thiệu Chương trình hành động của Ứng cử viên Đại biểu Quốc hội khóa XV Bùi Mạnh Khoa - Đơn vị bầu cử số 1, tỉnh Thanh Hóa.

Trong tổ chức bộ máy của Nhà nước ta, Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, có quyền ban hành Hiến pháp và các đạo luật, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước và thực hiện quyền giám sát tối cao. Qua thực tiễn gần 25 năm công tác, trải qua nhiều cơ quan và vị trí việc làm, đặc biệt qua gần 9 năm làm tham mưu, phục vụ Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa đã giúp tôi không ít kinh nghiệm trong hoạt động của Quốc hội, đặc biệt là trong công tác tham mưu xây dựng pháp luật, giám sát tối cao và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.

Với chuyên môn được đào tạo, năng lực và sở trường công tác; những kinh nghiệm có được, nếu được cử tri tín nhiệm trao cho cơ hội được làm ĐBQH khóa XV, tôi sẽ tập trung làm tốt những việc sau đây:

Thứ nhất, cập nhật thường xuyên tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa, giữ mối liên hệ thường xuyên với cử tri, định kỳ tiếp xúc, gặp gỡ cử tri để lắng nghe ý kiến, kiến nghị, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của cử tri, những vấn đề quốc kế dân sinh để tham gia các hoạt động của Quốc hội, phản ảnh trung thực, kịp thời với Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan có liên quan; nghiên cứu, tìm hiểu, tự đổi mới, cải tiến cách thức thực hiện nhiệm vụ; thể hiện chính kiến rõ ràng, khách quan, trung thực, nhất là khi tham gia thảo luận những vấn đề thuộc thấm quyền quyết định của Quốc hội. Tiếp nhận, nghiên cứu, đề nghị các cơ quan chức năng giải quyết các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của cử tri.

Thứ hai, tập trung thời gian tham gia tích cực vào hoạt động lập pháp của Quốc hội với trọng tâm là tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, gắn công tác xây dựng pháp luật với việc tổ chức triển khai thi hành pháp luật góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; kiến nghị với Quốc hội ưu tiên ban hành các luật để phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo bền vững.

Chương trình hành động của Ứng cử viên Đại biểu Quốc hội khóa XV Bùi Mạnh Khoa - Đơn vị bầu cử số 1

Trong thời gian trước mắt kiến nghị với Quốc hội sớm sửa đổi Luật Đất đai nhằm quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên đất phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; sửa đổi Pháp lệnh ưu đãi đối với người có công để có những chính sách ưu đãi tốt hơn người có công với cách mạng; sửa đổi Luật Giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nhằm góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông: ban hành Luật thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn nhằm cụ thể hóa quyền làm chủ của Nhân dân cũng như quyền dân chủ trực tiếp của công dân theo yêu cầu của Hiến pháp, tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả việc xây đựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Tập trung ưu tiên hoàn thiện đồng bộ, có chất lượng và tổ chức thực hiện tốt hệ thống pháp luật nhằm tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, công bằng, sử đụng có hiệu quả nguồn lực cho phát triển; xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN trong sạch, vững mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, vì Nhân dân phục vụ và vì sự pháp triển của đất nước; tiếp tục đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Kiến nghị với Quốc hội tiếp tục cải tiến, đổi mới trong quy trình lập pháp theo hướng nâng cao chất lượng, tăng tính chủ động, dân chủ, khoa học, cụ thể, phân định rõ trách nhiệm, phát huy trí tuệ tập thể của các ĐBQH, huy động sự tham gia đóng góp ý kiến rộng rãi của Nhân dân, nhất là các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân chịu sự tác động trực tiếp của văn bản để nâng cao chất lượng, bảo đảm tính khả thi của các đạo luật.

Thứ ba, tham gia cùng Quốc hội quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước như chính sách tiền tệ, bảo đảm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế; bảo đảm an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, thực hiện xóa đói giảm nghèo bền vững, giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động; bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó có hiệu quả với thiên tai, tình trạng biến đổi khí hậu; tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh của đất nước, đây mạnh hội nhập quốc tế... tạo nền tảng để sớm đưa nước ta trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại vượt qua mức thu nhập trung bình thấp. Kiến nghị với Quốc hội có biện pháp tổ chức thực hiện có hiệu quả để phân bổ nguồn lực đầu tư công hợp lý và hiệu quả.

Thứ tư, thực hiện nghiêm túc chức năng giám sát của ĐBQH đối với công tác chấp hành pháp luật, nhất là về các vấn đề bức xúc mà cử tri và Nhân dân quan tâm như đấu tranh phòng, chống tham nhũng và tội phạm, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, hiệu quả sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, vấn đề chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường, thực hiện chính sách đền ơn đáp nghĩa đối với cán bộ lão thành cách mạng, người có công với nước, chỉnh sách đầu tư phát triển vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, chính sách hỗ trợ người nghèo, đồng bào dân tộc...

Thứ năm, thường xuyên quan tâm, theo dõi tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa và các địa phương khác trong cả nước; cùng với các đồng chí, các vị trong Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa là cầu nối giữa địa phương với Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ban, ngành ở trung ương trong việc trao đổi, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của địa phương nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển giai đoạn 2020 - 2025 đã được Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 gắn với việc thực hiện Nghị quyết số 58 - NQ/TW, ngày 05/8/2020 của Bộ Chính trị về “Xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” đề ra, đó là: “Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ; phát huy truyền thống văn hóa, lịch sử, khát vọng thịnh vượng và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân. Phát triển kinh tế nhanh và bên vững trên cơ sở phát triển công nghiệp nặng, nông nghiệp là nền tảng; công nghiệp năng lượng, công nghiệp chế biến, chế tạo và dịch vụ logistics là đột phá; du lịch là mũi nhọn; tập trung phát triển 4 trung tâm kinh tế động lực, 5 trụ cột tăng trưởng và 6 hành lang kinh tế. Đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học và công nghệ; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng các hoạt động văn hóa - xã hội. Chủ động ứng phó với biến đối khí hậu và bảo vệ môi trường. Bảo đảm vững chắc quốc phòng - an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Phấn đầu đến năm 2025 trong nhóm các tỉnh dẫn đầu cả nước - một cực tăng trưởng mới, cùng với Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển ở phía Bắc của Tổ quốc; đến năm 2030 trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, người dân có mức sống cao hơn bình quân cả nước ”.

Và tầm nhìn đến năm 2045 Thanh Hoá là tỉnh giàu đẹp, văn minh và hiện đại; tính phát triển toàn điện và kiểu mẫu của cả nước.

Nếu được cử tri tín nhiệm bầu làm ĐBQH, tôi xin hứa sẽ thực hiện tốt các nhiệm vụ, quyền hạn của người đại biểu Nhân dân, thường xuyên rèn luyện phần đấu, không ngừng học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn, tích cực tham gia đầy đủ các hoạt động của Quốc hội, đem hết khả năng, tâm huyết của mình đóng góp có hiệu quả vào việc thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

T.H

Xuất bản: 3:12:05:2021:10:57

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM