16:12 16/10/2020 GMT+7
(Baothanhhoa.vn) - Chiều 16 - 10, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị tổng kết Đề án “Củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng của lực lượng nòng cốt trong Phong trào toàn dân phòng cháy và chữa cháy giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh”; triển khai Kế hoạch số 195/KH-UBND của UBND tỉnh về thực hiện Quyết định số 630/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trong phòng cháy, chữa cháy

Chiều 16 - 10, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị tổng kết Đề án “Củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng của lực lượng nòng cốt trong Phong trào toàn dân phòng cháy và chữa cháy giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh”; triển khai Kế hoạch số 195/KH-UBND của UBND tỉnh về thực hiện Quyết định số 630/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trong phòng cháy, chữa cháy

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Đức Quyền trao Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho các tập thể.

Đồng chí Nguyễn Đức Quyền - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng ban chỉ đạo công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC), cứu nạn cứu hộ (CNCH) và phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất tỉnh Thanh Hóa, chủ trì hội nghị.

Tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trong phòng cháy, chữa cháy

Theo báo cáo, giai đoạn 2016 - 2020, Ban chỉ đạo công tác PCCC và CNCH các cấp đã phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về PCCC; vai trò, trách nhiệm của các thành viên Ban chỉ đạo được phát huy.

Người đứng đầu các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đã xác định rõ vai trò, trách nhiệm trong công tác PCCC và CNCH, quan tâm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn và tổ chức thực hiện nghiêm túc các quy định về PCCC, nhất là về công tác xây dựng, trang bị phương tiện cho lực lượng PCCC tại chỗ.

Cùng với đó, lực lượng dân phòng, PCCC cơ sở, chuyên ngành được tăng cường về số lượng, chất lượng, được quan tâm trang bị phương tiện, dụng cụ chữa cháy cần thiết. Công tác huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC cho lực lượng PCCC tại chỗ được nâng lên và từng bước đi vào chiều sâu.

Tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trong phòng cháy, chữa cháy

Lực lượng PCCC tại chỗ đã thể hiện được vai trò là hạt nhân, nòng cốt trong phong trào toàn dân PCCC, đi đầu, tổ chức tập hợp, vận động, hướng dẫn Nhân dân và trực tiếp thực hiện các biện pháp an toàn phòng cháy tại cơ sở, khu dân cư. Thực hiện tốt công tác tự kiểm tra về PCCC, phát hiện, khắc phục kịp thời các tồn tại, thiếu sót về PCCC làm kiềm chế đến mức thấp nhất số vụ và thiệt hại do cháy, nổ, tai nạn, sự cố gây ra. Kịp thời phát hiện, xử lý ngay từ ban đầu và phối hợp với lực lượng Cảnh sát PCCC và các lực lượng chức năng xử lý có hiệu quả hàng trăm vụ cháy, nổ, sự cố, tai nạn, góp phần đẩy mạnh phong trào toàn dân tham gia PCCC gắn với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc phục vụ có hiệu quả sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trong phòng cháy, chữa cháy

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh ghi nhận, biểu dương kết quả mà các đơn vị, địa phương đạt được trong việc triển khai thực hiện Đề án thời gian qua.

Đồng chí đề nghị Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu cho UBND tỉnh tiếp tục thực hiện Đề án trong giai đoạn 2021 - 2025, trong đó cần nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung nội dung Đề án cho phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền, Ban chỉ đạo công tác PCCC và CNCH các cấp.

Tập trung chỉ đạo xây dựng, củng cố, kiện toàn lực lượng nòng cốt làm công tác PCCC ở xã, phường, thị trấn, khu dân cư, cơ sở thực hiện vững mạnh, có đủ khả năng, điều kiện để thực hiện tốt nhiệm vụ đảm bảo an toàn PCCC.

Chủ tịch UBND các cấp, người đứng đầu các cơ sở phải quan tâm bố trí một phần kinh phí từ ngân sách Nhà nước và đơn vị dành cho công tác PCCC; thực hiện công tác xã hội hóa về PCCC để có nguồn kinh phí hỗ trợ, trang bị phương tiện, duy trì hoạt động cho lực lượng PCCC tại chỗ nhất là lực lượng dân phòng.

Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về mục tiêu, ý nghĩa, nội dung, biện pháp và kết quả xây dựng lực lượng PCCC tại chỗ. Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật về PCCC đối với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và người dân trên địa bàn tỉnh. Thực hiện đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, phát huy vai trò, tác dụng của các phương tiện truyền thống đại chúng.

Xây dựng, phát triển Phong trào toàn dân PCCC, gắn với Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc với phương châm “4 tại chỗ”. Xây dựng nhân rộng các mô hình bảo đảm an toàn PCCC theo hướng tự nguyện, tự phòng, tự quản tại khu dân cư, cơ sở nhằm thu hút người dân cùng tham gia, để mỗi đơn vị, địa phương được bảo đảm an toàn, hạn chế tối đa sự cố cháy nổ xảy ra.

Phát huy vai trò tham mưu, nòng cốt của lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH Công an tỉnh trong công tác PCCC và CNCH. Thực hiện tốt công tác nắm tình hình chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp chỉ đạo, triển khai quyết liệt các chương trình, đề án, kế hoạch, giải pháp thực hiện có hiệu quả công tác PCCC và CNCH trên địa bàn tỉnh, nhất là đối với các địa bàn, ngành, lĩnh vực kinh tế trọng điểm.

Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ trong công tác PCCC, công tác CNCH…

Tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trong phòng cháy, chữa cháy

Tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trong phòng cháy, chữa cháy

Nhân dịp này 15 tập thể, 20 cá nhân đã được tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh; 34 tập thể, 47 cá nhân được tặng Giấy khen của Giám đốc Công an tỉnh vì có thành tích trong thực hiện Đề án.

Quốc Hương


Quốc Hương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]