>> “Gõ cửa” miền Tây xứ Thanh: Vươn tầm sản phẩm OCOP

Thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) ở các huyện miền núi của tỉnh đã khơi dậy tiềm năng sản xuất nông nghiệp vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Hàng trăm sản phẩm đã có thương hiệu, chất lượng được thị trường trong và ngoài tỉnh đón nhận như: nem chua, măng khô Mường Ca Da, gạo nếp Cay Nọi, vịt bầu suối Chăng Mường Hạ, cá tầm Mường Thanh, các sản phẩm chế biến từ tre luồng...

>> Trẻ em “nghiện” mạng xã hội: Hệ lụy khôn lường - Con dao hai lưỡi!

Không thể phủ nhận những lợi ích mà mạng xã hội (MXH) mang lại trong việc tìm kiếm thông tin, kiến thức, kết nối bạn bè, vui chơi, giải trí... Tuy nhiên, nếu sử dụng MXH không đúng cách hoặc quá lạm dụng, thì MXH lại trở thành “con dao hai lưỡi” gây ra nhiều hệ lụy cho giới trẻ.

>> Giáo dục truyền thống lịch sử - văn hóa trong trường học

Là địa phương có Khu Di tích lịch sử cách mạng nhà bà Nguyễn Thị Quyển (mẹ Tơm), Khu Di tích đền Đức Thánh Cả, vì vậy ngoài truyền thụ kiến thức văn hóa theo chương trình giáo dục chính khóa, Trường THCS Đa Lộc (Hậu Lộc) luôn coi trọng công tác giáo dục truyền thống lịch sử - văn hóa, nhằm khơi dậy tinh thần trách nhiệm, niềm tự hào và trân trọng truyền thống lịch sử quý báu của dân tộc cho thế hệ trẻ.

>> Không tin và không tham gia hội nhóm của “Pháp luân công”

Pháp luân công về bản chất không phải là một tín ngưỡng, tôn giáo, không có giáo lý, giáo luật hoàn chỉnh mà vay mượn, cắt xén của các tôn giáo khác để hình thành. Nhiều người đã ngộ nhận PLC là một môn tu tập của Phật giáo nên đã tin theo. PLC cổ vũ “từ bỏ tình thân”, chuyên tâm theo học “pháp luân đại pháp” sẽ tu thành “Phật, đạo, thần”. Nhiều người luyện tập đến mức mê muội, bị ảo giác, thậm chí thực hiện hành vi phạm tội.

Mời các bạn đón đọc báo Thanh Hóa số ra ngày 5/12/2024 tại: