>> Phát triển du lịch xanh: Áp lực với những cơ sở tiên phong “chuyển đổi xanh”

Một trong những lý do buộc doanh nghiệp phải “chuyển đổi xanh” đó là lối sống, cách hưởng thụ và tiêu dùng của du khách đã thay đổi. Xa hơn một chút là sự sống còn của doanh nghiệp trong tình hình mới. Tuy nhiên, để doanh nghiệp tích cực tham gia chuyển đổi xanh cần có định hướng và cơ chế, chính sách khuyến khích nhằm “tiếp sức” trên chặng đường dài.

>> Sản phẩm OCOP vươn xa nhờ công nghệ số

Sau 5 năm triển khai thực hiện chương trình, đến nay Thanh Hóa đã có 537 sản phẩm OCOP. Ngoài tiêu thụ qua các kênh truyền thống, việc quảng bá, kết nối tiêu thụ qua ứng dụng công nghệ số đã và đang khẳng định là giải pháp hữu hiệu giúp các doanh nghiệp, HTX, các chủ thể lan tỏa thương hiệu trên môi trường không biên giới.

>> Điểm “chữa lành” lý tưởng của du khách

Với không gian hướng về thiên nhiên, nhiều điểm check-in tuyệt đẹp, địa điểm du lịch “Ông Hướng Farm”, thôn Nhuận Thạch, xã Đông Tiến (Đông Sơn) những năm gần đây là địa điểm du lịch “chữa lành” khá lý tưởng được đông đảo du khách lựa chọn. Tính trung bình mỗi tháng, tại đây đón được khoảng hơn 1.000 lượt khách đến tham quan, vui chơi, ăn uống.

>> Thúc đẩy tháo “điểm nghẽn thể chế”

Việc có những đề xuất vừa đưa đã phải rút về như trong dự thảo Luật Nhà giáo ít nhiều gây băn khoăn đối với công tác xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật. Thế nhưng, phải ghi nhận đây là sự dũng cảm, không cố tình bảo vệ cái tôi, cái chưa được dư luận xã hội đồng tình. Tinh thần ấy nếu được các cơ quan có nhiệm vụ xây dựng pháp luật thực hiện nghiêm, sẽ thúc đẩy nhanh hơn việc tháo gỡ “điểm nghẽn thể chế”.

Mời các bạn đón đọc báo Thanh Hóa số ra ngày 30/10/2024 tại: