>> “Trái ngọt” từ những dự án giảm nghèo

Với kỳ vọng góp phần làm thay đổi tư duy sản xuất, mang lại sinh kế cho người dân các huyện nghèo của tỉnh, Liên minh HTX tỉnh đã xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện 6 mô hình thuộc dự án Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững. Những “trái ngọt” đầu tiên đã mang lại kỳ vọng mới cho mục tiêu an sinh xã hội ở những vùng khó khăn của tỉnh.

>> Khi công an chính quy về xã

Từ năm 2019 đến nay Thanh Hóa đã có gần 3.000 cán bộ, chiến sĩ công an chính quy được điều động về địa bàn cấp xã. Vượt qua tất cả các khó khăn về cơ sở vật chất, điều kiện sinh hoạt, bằng tinh thần trách nhiệm, lực lượng công an chính quy đã nỗ lực ngày đêm bám địa bàn, giữ vững tình hình an ninh - trật tự (ANTT), trở thành chỗ dựa tin cậy của Nhân dân.

>> Xóa mù chữ nơi biên giới

Gieo mầm con chữ trên vùng đất khó nơi rẻo cao biên giới là hành trình mà những người lính biên phòng Thanh Hóa đang đồng hành cùng với chính quyền và ngành giáo dục địa phương. Để đồng bào ai cũng biết đọc, biết viết, lớp học này qua, lớp mới lại mở, các anh lại tiếp tục in dấu chân trên mọi nẻo đường, mang "ánh sáng” về nơi bản nghèo biên giới.

>> Tăng giá trị nông sản bằng tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP

Những năm gần đây, câu chuyện về tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP không còn xa lạ với nông dân Thanh Hóa. Dù hành trình áp dụng tiêu chuẩn còn nhiều thách thức, nhưng với những mô hình thành công có thể thấy rằng, đây không chỉ là xu hướng mà còn là con đường tất yếu để nông sản Thanh Hóa phát triển bền vững.

Mời các bạn đón đọc báo Thanh Hóa số ra ngày 1/4/2025 tại: