Hội Nông dân xã Mỹ Tân với nhiều giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động
(Baothanhhoa.vn) - Hội Nông dân xã Mỹ Tân (ngoc Lặc) có 1.262 hội viên, với 8 chi hội. Cán bộ Hội gồm 27 đồng chí; trong đó Ban Chấp hành gồm 11 đồng chí, Ban Thường vụ gồm 3 đồng chí. Đội ngũ cán bộ Hội đảm bảo về chất lượng, cơ cấu, độ tuổi, sức khỏe, trình độ văn hóa, chuyên môn, lý luận chính trị, năng lực và kinh nghiệm thực tiễn. Xác định rõ vị trí, vai trò của tổ chức Hội Nông dân cơ sở là nền tảng của Hội Nông dân Việt Nam, là nơi gần nông dân nhất, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của nông dân, trực tiếp làm việc với hội viên, nông dân... Hội Nông dân xã Mỹ Tân đã tập trung nâng cao chất lượng hoạt động trên tất cả các mặt công tác.

Hội Nông dân xã Mỹ Tân với nhiều giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động

Hội Nông dân xã Mỹ Tân (ngoc Lặc) có 1.262 hội viên, với 8 chi hội. Cán bộ Hội gồm 27 đồng chí; trong đó Ban Chấp hành gồm 11 đồng chí, Ban Thường vụ gồm 3 đồng chí. Đội ngũ cán bộ Hội đảm bảo về chất lượng, cơ cấu, độ tuổi, sức khỏe, trình độ văn hóa, chuyên môn, lý luận chính trị, năng lực và kinh nghiệm thực tiễn. Xác định rõ vị trí, vai trò của tổ chức Hội Nông dân cơ sở là nền tảng của Hội Nông dân Việt Nam, là nơi gần nông dân nhất, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của nông dân, trực tiếp làm việc với hội viên, nông dân... Hội Nông dân xã Mỹ Tân đã tập trung nâng cao chất lượng hoạt động trên tất cả các mặt công tác.

Hội Nông dân xã Mỹ Tân với nhiều giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động

Tiết mục văn nghệ tại Đại hội Hội Nông dân xã Mỹ Tân nhiệm kỳ 2023-2028

Hội đã tập trung quán triệt, tuyên truyền, triển khai các chủ trương, Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Nghị quyết Đại hội Hội Nông dân các cấp; nhiệm vụ chính trị của địa phương, chương trình công tác Hội; chú trọng tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân tham gia thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới, sản phẩm OCOP, thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo trật tự an toàn giao thông, nhất là vận động nông dân tích cực tham gia các phong trào: “Phát triển trang trại, gia trại”; “Hàng rào xanh”; “Ngày chủ nhật sạch”; “Trồng cây xanh nơi công cộng” do huyện phát động. Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, thông qua các hội nghị, sinh hoạt chi hội, tổ hội, tổ vay vốn; qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua zalo, facebook; qua các hội thi, hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao… với tổng số buổi tuyên truyền trong nhiệm kỳ là 86 buổi, chiếm 95% cán bộ, hội viên tham gia. Từ đó khích lệ hội viên, nông dân hăng hái tham gia các phong trào phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, các phong trào thi đua yêu nước do Trung ương Hội và Hội cơ sở phát động.

Hội thường xuyên đổi mới nội dung, phương thức hoạt động theo hướng đa dạng, thiết thực. Bám sát và thực hiện các Nghị quyết của Trung ương Hội khóa VII về xây dựng tổ chức Hội Nông dân Việt Nam trong sạch, vững mạnh; Nghị quyết, Kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về xây dựng và đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Hội; Đề án của Ban Thường vụ Hội Nông dân huyện về Củng cố tổ chức, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của HND huyện Ngọc Lặc đến năm 2020; Nghị quyết của HĐND tỉnh, Quyết định của UBND tỉnh về sáp nhập thôn trên địa bàn… Hội đã sắp xếp, kiện toàn lại các chi hội trên địa bàn dân cư sau khi các thôn, làng được sáp nhập.

Cùng với đó, là hoạt động chăm lo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho hội viên, nông dân, phát huy quyền làm chủ của nông dân tham gia xây dựng NTM, thực hiện quy chế dân chủ. Đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt tại chi hội. Chú trọng xây dựng mô hình hoạt động tập hợp, thu hút hội viên, bằng cách đưa nội dung phát triển hội viên thành chỉ tiêu thi đua hằng năm. Vận động nông dân phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM, giảm nghèo bền vững theo hướng tăng cường các hoạt động dịch vụ hỗ trợ nông dân về vốn, kỹ thuật…

Nhận thức sâu sắc lời dạy của Bác Hồ: Cán bộ là gốc của mọi công việc, Hội luôn chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ Hội đảm bảo tiêu chuẩn, có trình độ, năng lực, bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, trách nhiệm, tâm huyết với công việc, có phương pháp vận động quần chúng, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Nêu cao tinh thần trách nhiệm vận động nông dân tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh thông qua việc tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân tích cực tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Tăng cường giám sát việc thực hiện các nội dung liên quan đến quyền, lợi ích của hội viên, Nhân dân như: Giám sát các chương trình giao thông trong xây dựng NTM ở các thôn; giám sát các hoạt động kinh doanh vật tư sản xuất nông nghiệp… Qua giám sát, đã phát hiện kịp thời những bất cập ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của hội viên, Nhân dân.

Bên cạnh những kết quả đạt được, Hội còn một số hạn chế, đó là: Công tác tuyên truyền, vận động hội viên cũng như nội dung, phương thức sinh hoạt chưa được đổi mới, sáng tạo dẫn đến việc thu hút hội viên, nông dân tham gia sinh hoạt hiệu quả chưa cao; công tác phối hợp với các phòng, ban, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội chưa nhịp nhàng và thường xuyên; việc phát triển và nhân rộng các mô hình sản xuất kinh doanh giỏi, các trang trại, gia trại, gương người tốt việc tốt chưa rõ nét, chưa thực sự bền vững, nhất là chưa xây dựng được sản phẩm OCOP.

Nhằm nâng cao chất lượng hoạt động, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại Hội lần thứ X, nhiệm kỳ 2023-2028, Hội tập trung thực hiện một số giải pháp trọng tâm, trước hết là xây dựng đội ngũ cán bộ Hội; tập trung triển khai 5 nhóm giải pháp theo Nghị quyết số 06-NQ/HNDTW ngày 5-8-2019 của Ban Chấp hành Trung ương Hội về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Hội Nông dân Việt Nam đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ mới.

Bên cạnh đó, Hội chú trọng xây dựng lực lượng nông dân vững mạnh. Tiếp tục nâng cao nhận thức cho hội viên, nông dân về vai trò chủ thể của giai cấp nông dân trong quá trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Xây dựng lực lượng nông dân có ý thức trách nhiệm công dân trước những sản phẩm của mình với người tiêu dùng. Từng bước thay đổi tư duy, tác phong làm việc, cách thức quản lý, khả năng thích ứng nhanh với thị trường, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH nông nghiệp; có đủ trình độ, hiểu biết, năng lực tham gia các hợp đồng kinh tế trong sản xuất, cung ứng nguyên liệu nhằm phát triển nông nghiệp thịnh vượng, nông dân giàu có, nông thôn văn minh, hiện đại. Nâng cao trình độ của lực lượng nông dân thông qua các khóa đào tạo, dạy nghề, tập huấn, tuyên truyền của tổ chức Hội; thông qua quá trình tự đào tạo của nông dân; thông qua chủ trương kết nạp hội viên mới vào Hội nông dân, mở rộng tới nhiều đối tượng có trình độ khác nhau.

Đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức hoạt động của Hội theo hướng đa dạng, thiết thực gắn với quyền lợi, nhu cầu, nguyện vọng của hội viên, nông dân. Đa dạng hóa các hình thức tập hợp, thu hút và kết nạp hội viên, chú trọng phát triển hội viên là các nhà khoa học, doanh nhân, các học sinh phổ thông trung học, sinh viên đại học, cao đẳng. Đẩy mạnh xây dựng chi Hội Nông dân nghề nghiệp, tổ, Hội Nông dân nghề nghiệp, từ tập hợp trên địa bàn hành chính (thôn, xóm) sang tập hợp theo hướng cùng chung một ngành nghề sản xuất kinh doanh, dịch vụ. Nguyên tắc định hướng xây dựng chi Hội, tổ, Hội Nông dân nghề nghiệp đảm bảo theo tiêu chí 5 cùng: “Cùng lĩnh vực lao động, ngành nghề sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; cùng mối quan tâm; cùng có sự chia sẻ; cùng trách nhiệm và cùng hưởng lợi”. Bồi dưỡng, hỗ trợ những cá nhân xuất sắc, những nhân tố điển hình trong việc đổi mới tư duy sản xuất, tự lực, tự thân, năng động sáng tạo, dám nghĩ dám làm, có khả năng dẫn dắt đông đảo hội viên nông dân cùng phát triển kinh tế, làm giàu chính đáng. Nội dung sinh hoạt của chi hội, tổ hội nghề nghiệp cần tập trung vào việc thông tin về thời tiết nông vụ, thị trường, giá cả, thiết bị, vật tư nông nghiệp, phương tiện sản xuất, các loại giống cây con; về phòng trừ dịch bệnh; chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; về sáng kiến, sáng tạo, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; về cách thức lập dự án sản xuất kinh doanh, thủ tục vay vốn, quản lý và sử dụng hiệu quả vốn vay…

Tăng cường tuyên truyền về ý nghĩa chính trị - kinh tế - xã hội về phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững nhằm tạo sức lan tỏa rộng lớn, thu hút các hộ nông dân tham gia, trở thành động lực quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn. Tổ chức dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân về vốn, tài chính; cung ứng thiết bị, vật tư nông nghiệp; hỗ trợ nông dân tiếp cận với khoa học kỹ thuật; hỗ trợ nông dân về thông tin và xây dựng thương hiệu, quảng bá và tiêu thụ nông sản; tư vấn, phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý; tham gia phát triển các hình thức kinh tế tập thể trong nông nghiệp; hỗ trợ nông dân khởi nghiệp, sáng tạo và chuyển đổi số.

Đẩy mạnh phong trào “Nông dân tham gia bảo đảm quốc phòng, an ninh”, Hội tăng cường phối hợp với ban chỉ huy quân sự xã, công an xã tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về nhiệm vụ quốc phòng, an ninh. Tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong phát triển nông nghiệp và nông thôn. Đặc biệt, Hội quan tâm giám sát việc thực hiện một số chính sách, pháp luật, chương trình, dự án triển khai trên địa bàn xã liên quan trực tiếp đến quyền lợi của nông dân như: Pháp luật về sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp, nhất là phân bón; chính sách, pháp luật về quy hoạch và quản lý đất đai; vệ sinh an toàn thực phẩm; môi trường nông thôn; các chương trình, dự án xây dựng nông thôn mới; chính sách của Nhà nước hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất và an sinh xã hội.

Ths. Nguyễn Kiều Trang

Giảng viên khoa Xây dựng Đảng, Trường Chính trị tỉnh

Ths. Nguyễn Kiều Trang