[E-Magazine] - Một quyết định lịch sử mang tầm chiến lược

[E-Magazine] - Một quyết định lịch sử mang tầm chiến lược

Chiều 17-7-2020, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa, chính thức thông qua Đề án “Xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Tại cuộc họp, Bộ Chính trị nhất trí ban hành Nghị quyết về “Xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

[E-Magazine] - Một quyết định lịch sử mang tầm chiến lược

[E-Magazine] - Một quyết định lịch sử mang tầm chiến lược

Thanh Hóa có diện tích tự nhiên và quy mô dân số lớn của đất nước: Diện tích 11.120 km2, đứng thứ 5 cả nước; dân số 3,64 triệu người, đứng thứ 3 cả nước; quy mô nền kinh tế năm 2018 đứng thứ 7 cả nước, lớn nhất trong khu vực miền Trung; có vị trí địa chiến lược quan trọng đối với đất nước.

Trong suốt quá trình lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, Thanh Hóa luôn giữ vai trò trọng yếu cả về chính trị, kinh tế, quân sự; là căn cứ của nhiều cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm và căn cứ cách mạng của nước bạn Lào. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, Thanh Hóa đã huy động tối đa sức người, sức của, trở thành hậu phương lớn, “kho người, kho của” cung cấp cho sự nghiệp cách mạng, góp phần đánh bại mọi âm mưu, thủ đoạn xâm lược của kẻ thù.

[E-Magazine] - Một quyết định lịch sử mang tầm chiến lược

Thanh Hóa là một trong số ít tỉnh hội tụ đủ cả 3 vùng địa lý, đồng thời thiên nhiên đã ưu đãi cho Thanh Hóa đầy đủ các loại địa hình, hệ sinh thái (đồng bằng, ven biển, miền núi, trung du), nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng như tài nguyên đất, rừng, biển và nhiều loại khoáng sản có trữ lượng lớn, rất thuận lợi cho phát triển kinh tế đa ngành, đa lĩnh vực và có tiềm năng rất lớn để phát triển cả nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, đặc biệt là công nghiệp xi măng, sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất điện năng, công nghiệp lọc hóa dầu và sau lọc hóa dầu. Là vùng đất cổ, chiếc nôi của người Việt, Thanh Hóa hiện còn lưu giữ, bảo tồn được nhiều giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể đặc sắc, với 1.535 di tích lịch sử văn hóa, danh lam, thắng cảnh mang tầm quốc gia, quốc tế, giàu tiềm năng để đưa ngành du lịch phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Điểm thuận lợi nữa là Thanh Hóa nằm ở vị trí cầu nối trung chuyển giữa Bắc Bộ với Trung Bộ và vùng Tây Bắc nối dài, điểm dừng chân trên tuyến hàng hải quốc tế, là cửa ngõ thông thương ra biển gần nhất của khu vực phía Tây Tây Bắc nước ta và Đông Bắc Lào.

[E-Magazine] - Một quyết định lịch sử mang tầm chiến lược

Tỉnh có đường biên giới cả trên bộ và trên biển, khu vực miền núi, vùng biển rộng lớn, hệ thống giao thông thuận lợi với đầy đủ loại hình: đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không... Từ Thanh Hóa có thể kết nối với các địa phương, vùng miền trong cả nước và các nước trên thế giới, thuận lợi cho giao thương, phát triển kinh tế - xã hội cũng như bảo đảm quốc phòng – an ninh của đất nước. Đó là những yếu tố thuận lợi để Thanh Hóa đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, là khu vực phòng thủ chủ yếu về quốc phòng – an ninh của khu vực và đất nước.

[E-Magazine] - Một quyết định lịch sử mang tầm chiến lược

Trong các giai đoạn cách mạng, Đảng bộ, quân và dân Thanh Hóa đã không ngừng nỗ lực vượt bao khó khăn, thách thức, làm tròn nhiệm vụ đã được Trung ương Đảng, Chính phủ giao cho. 35 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, để phát huy hiệu quả những tiềm năng, lợi thế sẵn có, qua nhiều nhiệm kỳ đại hội đảng bộ tỉnh, nhiều thế hệ cán bộ lãnh đạo tỉnh đã trăn trở, tìm tòi, nghiên cứu, thử nghiệm những hướng đi, cách làm để đưa Thanh Hóa bứt phá về kinh tế - xã hội. Thanh Hóa đã coi trọng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, đổi mới tư duy nhận thức, sáng tạo, quyết liệt trong hành động, từ đó đã đem lại sự cải thiện rõ rệt về hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy từ cấp tỉnh đến cơ sở, sự chuyển biến rõ nét trong phát triển kinh tế - xã hội, sự ổn định về quốc phòng – an ninh trên địa bàn.

[E-Magazine] - Một quyết định lịch sử mang tầm chiến lược

Với sự nỗ lực của Đảng bộ và cả hệ thống chính trị, sự quan tâm lãnh đạo, hỗ trợ, giúp đỡ của Trung ương, sự đồng thuận của bà con nhân dân nơi triển khai các dự án, nhiều dự án, công trình lớn mang tính động lực lan tỏa đã được triển khai, vận hành, hình thành nên các cơ sở kinh tế lớn đóng vai trò chủ lực cho phát triển các ngành, các lĩnh vực. Nổi bật là Khu Kinh tế Nghi Sơn với hạt nhân là Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn, các dự án nhiệt điện, xi măng; dự án đầu tư hạ tầng của các tập đoàn kinh tế hàng đầu đất nước, như: FLC, VinGroup, Eurowindow Holding, Sungroup,... đã có đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh, đồng thời tạo thế và lực mới cho tỉnh trong thu hút các nguồn lực đầu tư trong và ngoài nước.

Giai đoạn 2011 - 2020 tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước đạt 10,3%; trong đó giai đoạn 2016 - 2020 ước đạt 12,1%, đứng đầu các tỉnh Bắc Trung Bộ và trong nhóm các tỉnh dẫn đầu cả nước. Quy mô kinh tế năm 2020 ước đạt trên 229 nghìn tỷ đồng, đứng đầu các tỉnh Bắc Trung Bộ và đứng thứ 8 cả nước. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng đột phá và khá bền vững, năm 2020 dự kiến thu được 29.000 tỷ đồng, đứng đầu các tỉnh Bắc Trung Bộ và đứng thứ 11 cả nước.

Là vùng đất có bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa, nguồn nhân lực dồi dào, người dân Thanh Hóa có truyền thống giàu lòng yêu nước luôn cần cù, chịu khó, có bản lĩnh, tinh thần vươn lên. Trước những thuận lợi, vận hội mới hôm nay, người dân Thanh Hóa luôn khát khao xây dựng Thanh Hóa trở thành một trong những địa phương phát triển hàng đầu của cả nước, để có nhiều đóng góp to lớn hơn nữa vào sự phát triển phồn vinh của đất nước.

[E-Magazine] - Một quyết định lịch sử mang tầm chiến lược

Những thành tựu mà Thanh Hóa đạt được trong những năm qua tiếp tục khẳng định vị thế chiến lược của tỉnh Thanh Hóa ở khu vực Bẳc Trung Bộ và cả nước. Tuy nhiên, mặc dù có nhiều cố gắng nhưng nhìn trên bình diện chung, Thanh Hóa là tỉnh có xuất phát điểm của nền kinh tế còn thấp so với bình quân cả nước; chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ một số ngành kinh tế chưa rõ nét. Huy động các thành phần kinh tế tham gia đầu tư hạ tầng và các dịch vụ công còn hạn chế. Dịch vụ giá trị gia tăng cao phát triển chưa mạnh, sản phẩm du lịch còn đơn điệu, xuất khẩu chủ yếu vẫn là hàng hóa gia công, sản phẩm thô, giá trị thấp. Chất lượng lao động kỹ thuật bậc cao, tay nghề giỏi trong các ngành sản xuất không nhiều....

Đau đáu với lời căn dặn của Bác Hồ khi Người về thăm tỉnh Thanh: “Tỉnh Thanh theo tôi, muốn trở thành một tỉnh kiểu mẫu, nhất định được, vì người đông, đất rộng, của nhiều, chỉ còn thiếu sự điều khiển sắp đặt” và mong muốn của Người là “Tỉnh Thanh Hóa phải trở nên một tỉnh kiểu mẫu”, trên cơ sở nền tảng đã và đang đạt được, nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế, nắm bắt vận hội để tăng tốc, bứt phá, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đã chỉ đạo xây dựng Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, với các mục tiêu cụ thể mang tính đột phá rất cao, như: Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân hằng năm giai đoạn 2020 - 2030 từ 11 - 12,5%; GRDP bình quân đầu người năm 2025 đạt 6.500 USD và đến năm 2030 đạt 11.000 - 12.000 USD...; quyết tâm xây dựng Thanh Hóa đến năm 2030 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, thuộc nhóm các tỉnh mạnh của cả nước và sớm trở thành “Tỉnh kiếu mẫu”’ theo lời dạy của Bác Hồ kính yêu; đóng góp xứng đáng cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

[E-Magazine] - Một quyết định lịch sử mang tầm chiến lược

Với mong muốn có những định hướng chiến lược và các cơ chế, chính sách đặc thù, có tính đột phá trong giai đoạn tới dành riêng cho tỉnh Thanh Hóa, nhằm huy động tối đa các nguồn lực đầu tư phát triển, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đã đề nghị Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng xem xét, đồng ý chủ trương để tỉnh Thanh Hóa phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương xây dựng Đề án, trình Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Nghị quyết được ban hành, sẽ là động lực to lớn để Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân các dân tộc tỉnh Thanh Hóa có đủ niềm tin, quyết tâm và nghị lực hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ to lớn đã đề ra, hoàn thành “sứ mệnh”: Trở thành động lực tăng trưởng quan trọng của khu vực miền Trung và cả nước; góp phần cùng cả nước thực hiện thắng lợi mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

[E-Magazine] - Một quyết định lịch sử mang tầm chiến lược

Xem xét đề nghị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa, ngày 14-1-2020 Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Quyết định số 218-QĐ/TW về việc thành lập Ban Chỉ đạo Đề án “Xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, giao Ban Chỉ đạo 218 Trung ương, mà cơ quan thường trực là Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và tỉnh Thanh Hóa triển khai xây dựng và hoàn thiện Đề án.

Ban Chỉ đạo 218 Trung ương đã ban hành Kế hoạch số 01-KH/BCĐ về nghiên cứu, chuẩn bị báo cáo Đề án “Xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đã ban hành Kế hoạch số 188-KH/TU về việc xây dựng Đề án; chỉ đạo các cở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; các huyện, thị, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy tiến hành tổng kết 10 năm (2011-2020) thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị; thành lập Tổ Công tác xây dựng Đề án, do đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy làm tổ trưởng.

Dưới sự chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy, Tổ Công tác đã tích cực xây dựng Đề án và hoàn chỉnh theo Đề cương của Ban Chỉ đạo 218 Trung ương, bảo đảm đúng tiến độ thời gian theo kế hoạch. Qua các cuộc hội nghị, hội thảo khoa học về Đề án, trên cơ sở ý kiến góp ý, tham gia của các ban, bộ, ngành Trung ương và các nhà khoa học, Ban Chỉ đạo 218 Trung ương, tỉnh Thanh Hóa đã bám sát các Nghị quyết của Trung ương, dự thảo báo cáo Chính trị và báo cáo kinh tế - xã hội chuẩn bị cho Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, các nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa qua các thời kỳ; có sự đánh giá sâu sắc và toàn diện về thực trạng phát triển của tỉnh Thanh Hóa trong 10 năm gần đây, trong 35 năm đổi mới và đặt Thanh Hoá trong tương quan phát triển chung của cả nước để đánh giá cho sát đúng. Ban Chỉ đạo 218 Trung ương đã hoàn chỉnh xong các tài liệu gửi Văn phòng Trung ương Đảng để trình Bộ Chính trị xem xét.

[E-Magazine] - Một quyết định lịch sử mang tầm chiến lược

Chiều 17-7-2020, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa, chính thức thông qua Đề án “Xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Tại cuộc họp, Bộ Chính trị nhất trí ban hành Nghị quyết về “Xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, khẳng định quan điểm của Đảng về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của tỉnh Thanh Hóa đối với khu vực Bắc Trung Bộ và cả nước, tạo sự thống nhất cao trong tư tưởng và nhận thức của các cấp, các ngành, từ đó xác định những giải pháp mới, đột phá, thu hút mọi nguồn lực vật chất và tinh thần để Thanh Hóa hiện thực hóa mục tiêu đã đề ra.

Phát biểu tại buổi làm việc, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhắc lại lời căn dặn của Bác Hồ, Thanh Hoá phải trở thành tỉnh kiểu mẫu nếu quyết tâm làm nhất định được, vì Thanh Hoá có rừng, có biển, có đồng bằng, có thế “rồng cuộn hổ ngồi”, lại là tỉnh lớn, địa bàn rất rộng, rất giàu tiềm năng, con người chịu thương, chịu khó, truyền thống oanh liệt, vẻ vang. Đây chính là vốn quý, là tiềm năng, là tiềm lực vô cùng lớn để tỉnh nỗ lực quyết tâm không cam chịu đói nghèo, không cam chịu thua kém...

[E-Magazine] - Một quyết định lịch sử mang tầm chiến lược

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cũng khẳng định tầm quan trọng của công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành đối với sự phát triển của tỉnh và yêu cầu: Trước hết Thanh Hoá phải quyết tâm rất cao, nỗ lực rất lớn và có quyết tâm không cam chịu để thực hiện nhiệm vụ phát triển trong thời gian tới. Để làm được điều đó, đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên quyết tâm cao, trách nhiệm lớn, có sự trăn trở tìm tòi để xây dựng các cơ chế, chính sách nhằm tạo ra được động lực cho sự phát triển. Cấp ủy, chính quyền cần nêu cao tinh thần đoàn kết vì mục tiêu xây dựng tỉnh Thanh Hóa ngày càng phát triển.

Việc Bộ Chính trị nhất trí ban hành Nghị quyết mới về xây dựng, phát triển tỉnh Thanh Hóa trong thời kỳ mới là một quyết định mang tính lịch sử, có tầm chiến lược cho sự phát triển của Thanh Hóa cũng như sự phát triển của khu vực Bắc Trung Bộ và cả nước. Các tầng lớp nhân dân tỉnh Thanh Hóa kỳ vọng nghị quyết sẽ là cơ sở để tạo cho Thanh Hóa các cơ chế, chính sách thông thoáng nhất, tạo ra các nguồn lực đột phá cho Thanh Hóa phát triển, trên tinh thần Thanh Hóa vì cả nước và cả nước vì Thanh Hóa.

[E-Magazine] - Một quyết định lịch sử mang tầm chiến lược

Hồng Hạnh - Minh Hiếu - Hoàng Hân

Xuất bản: 5:17:07:2020:23:46

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM