[E-Magazine] - Lính thời chiến dưới “mái nhà” thời bình

[E-Magazine] - Lính thời chiến dưới “mái nhà” thời bình

Chiến tranh tuy đã lùi xa nhưng còn đó những nỗi đau vẫn hằn sâu trong cơ thể những người lính chiến. Họ, những người đã xông pha khắp chiến trường Nam - Bắc, nay lại về ở chung một mái nhà để cùng nhau hàn gắn, xoa dịu lại nỗi đau chiến tranh.

[E-Magazine] - Lính thời chiến dưới “mái nhà” thời bình

[E-Magazine] - Lính thời chiến dưới “mái nhà” thời bình

Hơn 60 năm trôi qua, ông Mai Trọng Bái (81 tuổi, xã Hoằng Trạch, huyện Hoằng Hóa) chẳng thể nào quên được một thời xông pha giữa mưa bom bão đạn. Ông chính là “Liệt sĩ sống” (thương binh suy giảm sức khỏe 100%) sau nhiều năm chiến đấu khắp chiến trường Khe Sanh, Đường 9 Nam Lào, Huế…

Năm 1959, theo tiếng gọi của Tổ Quốc, ông lên đường nhập ngũ và chiến đấu tại chiến trường Khe Sanh (tỉnh Quảng Trị). Chàng thanh niên ngày ấy tuổi vừa tròn đôi mươi, nói về độ nhanh nhẹn và linh hoạt thì cả tiểu đội ai cũng phải kiêng nể.

[E-Magazine] - Lính thời chiến dưới “mái nhà” thời bình

Đến năm 1969, trong lúc chiến đấu ông bị thương nặng, mất 21% sức khỏe, buộc phải chuyển về Quân khu 4 để điều trị. Sau thời gian điều trị ổn định vết thương, ông tiếp tục hành quân vào Khe Sanh, Đường 9 Nam Lào để chiến đấu. Hai năm sau, trong lúc tập kích đánh quân đổ bộ, ông bị mảnh pháo của quân địch găm vào đầu gối và mắt trái buộc phải phẫu thuật khiến ông đành gửi lại nơi chiến trường một phần máu xương (cắt 1 chân và 1 mắt).

“Đã ra trận là phải tỉnh táo, linh hoạt. Những ngày ở Khe Sanh gần như đêm nào chúng tôi cũng không ngủ, cứ 3 - 4 anh em 1 nơi để tập kích. Giữa trận chiến mà không nhanh nhẹn, sáng suốt thì địch nó đánh cho mất mặt”. Ông Bái cười tươi, hoài niệm về những tháng ngày lịch sử.

[E-Magazine] - Lính thời chiến dưới “mái nhà” thời bình

Cũng như ông Bái, cựu binh Lê Xuân Minh (72 tuổi, xã Long Anh, Hoằng Hóa) đang găm trên mình những tàn dư khốc liệt của chiến tranh. Những ngày tháng 7, ông lại nhớ về những trận đánh năm xưa: “ Đó là trận đánh lịch sử suốt năm tháng chinh chiến ở chiến trường. Chiều một ngày năm 1970, tôi cùng đồng đội được giao nhiệm vụ phục kích đánh xe tăng địch tại Phố Lố (Bình Long ngày ấy). Tôi cùng 6 anh em phục kích tại một gò cao su, khi xe tăng địch vừa đến, tôi dùng ĐKZ 57 bắn được 2 quả thì bị địch bắn trả, bị thương bất tỉnh. Khi tỉnh dậy sau 3 ngày nằm bất động mới biết mình đang còn sống, tuy nhiên 1 mắt đã không còn nhìn thấy”.

Mãi đến tận bây giờ, dù chiến tranh đã lùi xa nhiều thập kỷ nhưng nỗi đau về một miền ký ức đau thương chốc lát lại ùa về khiến họ chẳng thể nào quên được, dù cả trong từng giấc ngủ.

[E-Magazine] - Lính thời chiến dưới “mái nhà” thời bình

Chiến tranh, nỗi đau không thể nói bằng lời. Nó không chỉ là nỗi đau về thể xác, về máu thịt mà nó còn chia cách tình yêu đôi lứa, dồn nén vô vàn nỗi đau của thân nhân những người nằm xuống cho tới tận bây giờ và mãi mãi.

Tuổi đã ngoài 80 nhưng bà Nguyễn Thị Bông (vợ Liệt sĩ Phạm Văn Dụ, xã Hoằng Cát, huyện Hoằng Hóa) vẫn còn nhớ như in ngày đám cưới của vợ chồng bà. Một đám cưới “chạy” giữa mưa bom, bão đạn chỉ vỏn vẹn 4 ngày rồi phải nói lời chia ly.

[E-Magazine] - Lính thời chiến dưới “mái nhà” thời bình

Bà kể, “Nhà tôi và nhà anh ấy cách nhau chỉ cái bờ rào. Trước khi đi hai bên đã có hôn ước. Do mẹ tôi đột ngột mất sớm nên đành hoãn cưới. Cho đến khi, anh ấy được nghỉ phép 8 ngày, hai bên mới thu xếp làm đám cưới. Nhưng phải mất 4 ngày anh ấy mới về đến nhà do đi lạc trong rừng. 4 ngày chuẩn bị cho đám cưới, đám cưới diễn ra nhanh lắm. Tôi còn nhớ cái giường cưới nhất, chỉ có 4 ngày nên cái giường ngày cưới chỉ hoàn thiện có một nửa.”

Thế rồi, đám cưới cũng xong xuôi. Ngày vui chưa được bao lâu thì bà lại phải nói lời tiễn biệt chồng trở lại chiến trường chiến đấu. Dẫu biết chiến tranh là vậy, nhưng bà Bông chỉ biết ngậm ngùi từng tháng ngày chỉ mong sao có một ngày hòa bình lập lại, người chồng yêu dấu của bà sẽ sớm quay trở về đoàn tụ cùng gia đình.

Một, hai rồi 6 tháng sau kể từ ngày cưới, ông Dụ mới có lá thư đầu tiên gửi từ nơi chiến trường miền Nam xa xôi về hỏi thăm vợ. Trong thư ông viết: “Ước gì có cánh như chim, bay về miền Bắc đi tìm gặp em”. Đọc thư, bà Bông rưng rưng nước mắt. Đó cũng là lá thư cuối cùng bà nhận được thư từ người chồng yêu dấu của mình.

Ngày 17-2-1966, trong khi chiến đấu với quân địch, ông Phạm Văn Dụ hy sinh. Thế nhưng, 11 năm sau, bà Bông mới nhận được giấy báo tử gửi về. Suốt 11 năm ròng rã bà mòn mỏi đợi chồng với hy vọng ông sẽ sớm trở về để cùng nhau xây dựng mái nhà hạnh phúc. 11 năm ấy, nước mắt và nỗi lo là những gì bà phải gánh chịu.

[E-Magazine] - Lính thời chiến dưới “mái nhà” thời bình

“Ngày nhận giấy báo tử tôi vẫn không tin anh ấy đã hy sinh. Anh ấy là lính đặc công, anh ấy giỏi lắm sao có thể hy sinh được. Tôi chưa bao giờ nghĩ đến chuyện anh ấy hy sinh…”. Bà Bông hồi ức.

Suốt tháng ngày dài, nhìn chiếc giường cưới trống huơ, một mình chăn đơn gối chiếc bà lại càng đau đớn hơn bao giờ hết. Giữ trọn một tình yêu son sắc với chồng, bà quyết định ở vậy cho đến tận bây giờ.

[E-Magazine] - Lính thời chiến dưới “mái nhà” thời bình

Trở lại thời bình, những hậu quả chiến tranh để lại đối với những người lính năm xưa như ông Bái, ông Minh, hay hoàn cảnh những người vợ liệt sĩ như bà Bông vẫn còn hiện hữu. Những người chiến sĩ năm xưa chiến đấu chung chiến trường, khi về già họ lại sống chung một mái nhà để cùng nhau hồi ức về một thời bão lửa, một ký ức hào hùng đã đi qua.

Tháng 7 về tại Trung tâm điều dưỡng người có công Thanh Hóa. Nơi đây chính là “ngôi nhà chung” của hàng trăm thương, bệnh binh, thân nhân của gia đình liệt sĩ suốt nhiều năm qua, nơi hàn gắn và xoa dịu những tàn dư của chiến tranh để lại.

[E-Magazine] - Lính thời chiến dưới “mái nhà” thời bình

Chúng tôi ghé thăm nơi này khi chỉ còn ít ngày nữa là kỷ niệm 73 năm ngày Thương binh Liệt sĩ. Không khí vui tươi, hào hứng ngập tràn cả trung tâm. Họ đang chuẩn bị cho ngày hội tri ân những anh hùng chiến sĩ đã có công lao to lớn trong cuộc chiến chống giặc, tôn vinh những đóng góp to lớn của những chiến sĩ anh dũng.

Dẫn chúng tôi đi thăm hỏi các thương bệnh binh, ông Nguyễn Văn Thư, Giám đốc Trung tâm điều dưỡng người có công Thanh Hóa, cho biết: Hiện nay, có tổng 237 đối tượng thương, bệnh binh và người có công đang được chăm sóc tại trung tâm, bao gồm: Thương binh, bệnh binh tâm thần (70 người); Thương binh, bệnh binh nặng có thương tật và bệnh lý tổng hợp (47 người); Thân nhân liệt sỹ già cả cô đơn, con liệt sỹ bị tàn tật (29 người;) người trực tiếp tham gia kháng chiến và con của những người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc da cam/dioxin (91 người)”.

“Trong những năm vừa qua, bằng trách nhiệm và tấm lòng tri ân sâu nặng, nơi đây đã trở thành ngôi nhà chung thứ 2 của các thương, bệnh binh, giúp họ sống vui, sống khỏe mỗi ngày. Đối với họ, họ luôn xem trung tâm như là nhà, còn cán bộ trung tâm như con”, ông Thư cho biết thêm.

Là người đã có hơn 10 năm gắn bó với nơi này, bà Bông luôn xem đây chính là ngôi nhà thứ 2 của mình. Do tuổi già sức yếu, gia đình lại neo người, không con cái nên bà gần như quanh năm ở trung tâm. “Ở đây, được chăm sóc, sẻ chia, tôi rất yên tâm khi gửi gắm quãng đời còn lại ở nơi này”, bà Bông trút bầu tâm sự.

[E-Magazine] - Lính thời chiến dưới “mái nhà” thời bình

“Nếu không có nơi này, những thương binh như chúng tôi chẳng biết còn hy vọng đến được như ngày hôm nay không. Ở đây chúng tôi có những người đồng đội, có được sự quan tâm chăm sóc tận tình của y bác sỹ, nơi sinh hoạt đầy đủ. Đặc biệt hơn đó chính là tình đồng đội, đồng chí vẫn vẹn nguyên như ngày nào. Điều này giúp chúng tôi như dịu bớt những phần đau về thể xác lẫn tinh thần” - Thương binh Lê Phú Tuân (Đông Hòa, Đông Sơn) chia sẻ.

Đều đặn với công việc mỗi ngày, sớm chiều tại khuôn viên của trung tâm luôn rộn rã tiếng cười nói, người đánh cờ, người thể dục, người tưới rau… tất cả tạo nên một ngôi nhà chung đúng nghĩa, nơi gửi gắm quãng đời còn lại cho những anh hùng đã một thời xông pha cho sự bình yên của đất nước.

[E-Magazine] - Lính thời chiến dưới “mái nhà” thời bình

Bật mí từ những cán bộ y, bác sĩ tại trung tâm, chúng tôi mới hay, nơi đây còn là nơi chắp cánh cho những cặp vợ chồng, những mảnh ghép tình yêu đích thực. Họ đến với nhau bằng tình thương yêu vô bờ bến, một sự cảm thông và hy sinh cao cả.

Đã có khoảng 10 cặp vợ chồng nên duyên ngay chính “ngôi nhà chung” nơi đây. Ngót cũng hơn 30 năm trôi qua, tình yêu của cô y tá Phạm Thị Tuyến và anh thương binh Bùi Thanh Va đã trở thành một câu chuyện cổ tích vang mãi đến tận bây giờ. Mỗi khi nhắc lại câu chuyện tình đầy thơ mộng ấy, từng cán bộ, thương bệnh binh tại trung tâm không khỏi thán phục.

[E-Magazine] - Lính thời chiến dưới “mái nhà” thời bình

Năm 1986, sau khi học xong, cô y tá xinh đẹp Phạm Thị Tuyến được điều động về trung tâm để công tác. Cũng thời điểm này, anh thương binh hạng ¼ Bùi Thanh Va được đưa về đây để chăm sóc. Thế rồi, họ thương yêu lấy nhau, nên duyên vợ chồng.

Hồi nhớ về kỷ niệm ngày ấy, cô Tuyến tâm sự: “Ngày mới về anh ấy gầy lắm, lại thường xuyên ốm đau. Thấy gia đình mãi tận vùng dân tộc xa xôi, nghèo khó, chân thì chỉ còn 1 bên nên tôi thương anh ấy lắm. Chẳng có ai săn sóc, cứ mỗi tuần lại chuyển tuyến ra Hà Nội 1 lần, nghĩ mà rơi nước mắt. Vì quá thương anh ấy nên nói chuyện với bố mẹ để đến với anh ấy. Nghe chuyện xong, may mắn bố mẹ cũng đồng ý”.

Một năm sau, hai người tổ chức đám cưới. Đến nay, cuộc sống của cặp đôi “cổ tích” ngày ấy đã đơm hoa kết trái. Gia đình họ càng trở nên hạnh phúc khi hai cậu con trai đã trưởng thành xây dựng một cuộc sống mới.

[E-Magazine] - Lính thời chiến dưới “mái nhà” thời bình

“Ngày ấy sẽ đến! Ôi ngày ấy sẽ đến, anh sẽ về, sẽ về phải không anh”. Tiếng loa từ căn phòng nhỏ của cụ Bông phát đi câu hát cuối của bài hát “Mùa xuân” khiến tôi tạm biệt nơi này mà nặng trĩu những bước chân.

Nội dung: Tuấn Kiệt

Ảnh: Hoàng Đông

Thiết kế: Minh Quân

Xuất bản: 5:24:07:2020:22:49

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM