(Baothanhhoa.vn) - Sáng 28-9, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết Chương trình Quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh dại giai đoạn 2017-2021; góp ý dự thảo Chương trình Quốc gia phòng, chống bệnh dại giai đoạn 2022-2030 và mít tinh nhân ngày thế giới phòng chống bệnh dại.

Tổng kết Chương trình quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh dại

Sáng 28-9, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết Chương trình Quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh dại giai đoạn 2017-2021; góp ý dự thảo Chương trình Quốc gia phòng, chống bệnh dại giai đoạn 2022-2030 và mít tinh nhân ngày thế giới phòng chống bệnh dại.

Tổng kết Chương trình quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh dại

Đồng chí Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan tham dự tại điểm cầu tỉnh Thanh Hoá.

Tham dự tại điểm cầu tỉnh Thanh Hoá có đồng chí Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan.

Thực hiện “Chương trình Quốc gia phòng, chống và tiến tới loại trừ bệnh dại giai đoạn 2017-2021”, thông qua các giải pháp thiết thực, được thực hiện nghiêm túc của các bộ, ngành trung ương, các địa phương trên cả nước, bệnh dại đã được kiểm soát tốt hơn. Số ca bệnh dại trên người hằng năm giảm trung bình 12 ca so với giai đoạn 2012-2016; có 23/63 tỉnh, thành phố không ghi nhận ca mắc bệnh dại trên người liên tiếp trong 2 năm gần đây. Cùng với đó, cả nước đã xây dựng được 14 vùng an toàn dịch bệnh.

Mặc dù bệnh dại đã được kiểm soát tốt hơn giai đoạn trước, tuy nhiên trong giai đoạn 2017-2021, cả nước vẫn ghi nhận 378 người tử vong vì bệnh dại tại 52 tỉnh thành; hơn 500.000 người bị chó, mèo cắn buộc phải điều trị dự phòng, gây tổn thất lớn về sức khỏe, tính mạng và kinh tế hơn 3.800 tỷ đồng. Số người tử vong do bệnh dại giảm ở các tỉnh có nguy cơ cao nhưng lại có xu hướng gia tăng ở các tỉnh có nguy cơ thấp và xuất hiện ở một số tỉnh mới.

Trên cơ sở đánh giá kết quả đạt được, bài học kinh nghiệm và phân tích những tồn tại, hạn chế trong công tác phòng trừ bệnh dại, các đại biểu tham dự hội nghị đã thảo luận, đóng góp ý kiến vào Dự thảo “Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh dại, giai đoạn 2022-2030”. Chương trình sẽ được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Chính phủ phê duyệt để tiếp tục triển khai thực hiện trong giai đoạn tới, phù hợp với Chiến lược kiểm soát bệnh dại đến năm 2030 của thế giới và các nước Đông Nam Á.

Thanh Hoá là địa phương có tổng đàn chó, mèo lớn khoảng 369.849 con với 275.623 hộ nuôi. Trong giai đoạn 2017-2021 có 13 người tử vong do nguyên nhân từ chó mắc bệnh dại. Tổng số người bị chó cắn phải tiêm phòng và điều trị dự phòng là 45.108 người. 9 tháng năm 2021 đến nay không ghi nhận bệnh nhân dại xảy ra trên địa bàn tỉnh.

Phát biểu chỉ đạo ngay sau khi kết thúc hội nghị, đồng chí Lê Đức Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã ghi nhận những kết quả đạt được trong việc thực hiện Chương trình Quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh dại trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, giai đoạn 2017-2021. Các chỉ tiêu đều đạt cao và vượt so với mục tiêu chung của Chương trình đề ra. Trong đó, tỷ lệ tiêm phòng dại đạt hơn 90%, cao hơn nhiều so với mức bình quân chung của cả nước (49%); tuy nhiên, tỷ lệ tiêm phòng ở các huyện miền núi vẫn còn thấp.

Trong thời gian tới, để tiếp tục kiểm soát, khống chế và tiến tới loại trừ bệnh dại, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế phối hợp với các địa phương tổ chức quản lý tốt đàn chó, mèo; thống kê số lượng chó nuôi thực tế trong từng hộ gia đình, cam kết nuôi nhốt hoặc giữ chó trong khuôn viên hộ gia đình, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Tổ chức tiêm phòng phải đạt 100% diện tiêm; xây dựng vùng an toàn dịch bệnh đối với bệnh dại. Phân công lực lượng tăng cường giám sát đến tận thôn, bản để phát hiện sớm bệnh dại trên động vật, có biện pháp xử lý, ngăn chặn và khống chế dịch bệnh kịp thời. Đồng thời, tăng cường tuyên truyền để người dân biết về tính chất nguy hiểm của bệnh dại, dấu hiệu nhận biết chó nghi mắc bệnh, các biện pháp phòng, chống bệnh, nhất là hướng dẫn người dân khi bị chó cắn cần đến ngay các cơ sở y tế để xử lý vết thương và tiêm phòng vắc xin phòng bệnh dại, ngăn ngừa tử vong do chó dại cắn.

Lê Ngọc



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]