(Baothanhhoa.vn) - Thanh Hoá là một trong những tỉnh có tỷ số giới tính khi sinh khá cao so với mức trung bình trong cả nước (113,5 nam/100 nữ). Nhằm khống chế hiệu quả tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh, tiến tới tỷ số giới tính khi sinh trở lại mức cân bằng tự nhiên, Thanh Hoá đã và đang đề ra những giải pháp quyết liệt nhằm kiểm soát tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS), góp phần đảm bảo sự ổn định kinh tế - xã hội.

Thanh Hoá nỗ lực giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh

Thanh Hoá là một trong những tỉnh có tỷ số giới tính khi sinh khá cao so với mức trung bình trong cả nước (113,5 nam/100 nữ). Nhằm khống chế hiệu quả tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh, tiến tới tỷ số giới tính khi sinh trở lại mức cân bằng tự nhiên, Thanh Hoá đã và đang đề ra những giải pháp quyết liệt nhằm kiểm soát tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS), góp phần đảm bảo sự ổn định kinh tế - xã hội.

Thanh Hoá nỗ lực giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh

(Tranh minh họa)

Những chuyển biến tích cực trong công tác tuyên truyền ở cơ sở

Là một xã được lựa chọn triển khai Đề án kiểm soát MCBGTKS, xã Lương Sơn, huyện Thường Xuân đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, nhất là những hộ gia đình sinh con một bề là gái về thực hiện nghiêm Pháp lệnh Dân số, chính sách dân số; tuyên truyền, giáo dục về bình đẳng giới; tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề cung cấp kiến thức, nâng cao nhận thức của người dân về MCBGTKS. Đồng thời, xã Lương Sơn đã thành lập câu lạc bộ giới và bình đẳng giới vận động các cặp vợ chồng tham gia sinh hoạt. Câu lạc bộ đã thu hút 50 người tham gia sinh hoạt thường xuyên với các hoạt động như tuyên truyền các chính sách, quy định, nội dung về giới, bình đẳng giới; tham gia các chuyên đề, viết bài, thảo luận về giới, bình đẳng giới. Vì thế, những năm gần đây tỷ lệ sinh con thứ 3 giảm, chất lượng cuộc sống của người dân không ngừng được cải thiện, tư tưởng trọng nam khinh nữ dần được xóa bỏ.

Đề án kiểm soát MCBGTKS được Trung tâm Y tế huyện Thường Xuân xây dựng kế hoạch triển khai tại 8 xã: Yên Nhân, Lương Sơn, Xuân Chinh, Xuân Lộc, Luận Khê, Tân Thành, Luận Thành, Xuân Cao nhằm từng bước khống chế việc MCBGTKS, hạn chế tình trạng sinh con thứ 3 trên địa bàn huyện; nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi nhằm hạn chế và đi đến loại trừ lựa chọn giới tính thai nhi.

Tại 8 xã được lựa chọn triển khai đề án, Trung tâm Y tế huyện đã chỉ đạo, hướng dẫn thành lập các câu lạc bộ giới và bình đẳng giới; lồng ghép tuyên truyền về giới và giới tính khi sinh trong các hoạt động của các ban, ngành, đoàn thể; viết bài tuyên truyền trên hệ thống đài truyền thanh huyện, xã; tổ chức nói chuyện chuyên đề về giới và giới tính khi sinh cho phụ nữ sinh con một bề là gái, không sinh con thứ 3 trở lên. Đồng thời, Trung tâm Y tế huyện đã phân công cán bộ tham gia giám sát và hỗ trợ các hoạt động truyền thông tại xã; hàng năm cấp tờ rơi về chủ đề MCBGTKS cho 8 xã triển khai đề án. Tổ chức tập huấn về MCBGTKS cho ban chủ nhiệm câu lạc bộ; tổ chức chiến dịch truyền thông trên địa bàn huyện. Đồng thời, duy trì sinh hoạt câu lạc bộ phụ nữ không sinh con thứ 3, giới và bình đẳng giới, phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình tại các xã, thị trấn. Việc triển khai đồng bộ các hoạt động, chương trình đã từng bước làm thay đổi tâm lý muốn có con trai để nối dõi, loại bỏ dần tình trạng trọng nam, khinh nữ; nâng cao vai trò của người phụ nữ trong gia đình và xã hội; tuyên truyền, vận động nhiều cặp vợ chồng không lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức và không sinh con thứ 3.

Cũng như Thường Xuân, những năm qua, các địa phương trên địa bàn tỉnh tích cực triển khai thực hiện đề án kiểm soát MCBGTKS và đạt được những kết quả quan trọng.

Thanh Hoá nỗ lực giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh

Việc duy trì sinh hoạt câu lạc bộ phụ nữ không sinh con thứ 3 phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình tại các địa phương, góp phần thực hiện tốt công tác tuyên truyền về MCBGTKS

Tại huyện Thạch Thành, công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về công tác dân số và phát triển là nhiệm vụ chủ yếu nhằm thực hiện giảm thiếu mất cân bằng giới tính khi sinh trên địa bàn huyện. Trong đó, huyện tập trung tuyên truyền rộng rãi chính sách, pháp luật về kiểm soát MCBGTKS, giới và bình đẳng giới; tuyên truyền, vận động các đối tượng trong độ tuổi sinh đẻ, các cặp vợ chồng sinh con một bề là nữ thực hiện bình đẳng giới trong gia đình, cộng đồng và xã hội. Đồng thời đưa giáo dục dân số vào thực hiện trong hệ thống giáo dục các trường phổ thông. Nâng cao chất lượng các mô hình hoạt động, các câu lạc bộ hoạt động đặc thù của phụ nữ, gia đình không sinh con thứ ba. Đặc biệt, huyện đã kiện toàn Ban chỉ đạo công tác Dân số và Phát triển huyện, Ban chỉ đạo công tác Dân số và Phát triển ở 25 xã, thị trấn, nhờ đó việc phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể trong chỉ đạo, tổ chức lồng ghép các hoạt động tuyên truyền về công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) tại các địa phương đã được triển khai có hiệu quả, nghiêm túc.

Thanh Hoá nỗ lực giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh

Hội nghị nói chuyện chuyên đề về triển khai thực hiện Đề án kiểm soát MCBGTKS trên địa bàn huyện Thạch Thành

Huyện Thạch Thành đang thực hiện Đề án kiểm soát MCBGTKS và được Trung tâm Y tế huyện Thạch Thành triển khai tại 17 xã, hiện nay có 5 xã duy trì câu lạc bộ không sinh con thứ ba là Thành Tân, Thành Công, Thành Vinh, Thành Thọ, Thạch Long. Mỗi câu lạc bộ có 50 thành viên, chủ yếu là hội viên phụ nữ, qua các buổi sinh hoạt, các thành viên được trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm nuôi con khỏe, dạy con ngoan, xây dựng gia đình hạnh phúc, cũng như kinh nghiệm lao động sản xuất, kinh doanh. Ngoài ra, tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề; cung cấp các ấn phẩm, sản phẩm truyền thông; đẩy mạnh tuyên truyền trên đài phát thanh tại xã, thị trấn. Năm 2022, Thạch Thành phấn đấu thành lập thêm 12 câu lạc bộ ở các xã thực hiện đề án.

Hiệu quả bước đầu trong nỗ lực giảm thiu MCBGTKS

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến MCBGTKS, đó là tư tưởng trọng nam, khinh nữ, chế độ an sinh xã hội chưa bảo đảm, chính sách ưu tiên đối với nữ giới chưa thật sự thỏa đáng, công tác kiểm tra, phát hiện và xử lý các trường hợp cung cấp dịch vụ, phương pháp lựa chọn giới tính thai nhi còn gặp nhiều khó khăn... Trong đó, nguyên nhân sâu xa là do tư tưởng trọng nam, khinh nữ đã tồn tại lâu đời dẫn đến tâm lý mong muốn có con trai để nối dõi tông đường.

Thanh Hoá nỗ lực giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh

Công tác tuyên truyền được xem là giải pháp thiết thực góp phần đem lại hiệu quả tích cực giúp người dân thực hiện nghiêm túc các chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước. (Hình ảnh cán bộ xã Trung Lý và Đồn biên phòng Trung Lý thăm hỏi đời sống bà con bản Nà Ón, xã Trung Lý, huyện Mường Lát)

Để hạn chế tình trạng MCBGTKS, Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh đã chủ động tham mưu với tỉnh Thanh Hoá, ngành Y tế có cơ chế chính sách thực hiện tốt chiến lược Dân số; tích cực phối hợp với các cấp, các ngành, địa phương đẩy mạnh tuyên truyền kiến thức về SKSS. Đặc biệt, việc triển khai thực hiện Đề án kiểm soát MCBGTKS ở các địa phương góp phần nâng cao nhận thức của các tầng lớp Nhân dân.

Đặc biệt, trong giai đoạn 2016 - 2020, đề án đã tổ chức 119 cuộc hội thảo cung cấp thông tin về tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh cho lãnh đạo Đảng, chính quyền các địa phương; 23 lớp tập huấn cho 1.156 người, tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng 8.658 tin, bài, 70 phóng sự, tổ chức 1.571 buổi nói chuyện chuyên đề cho hơn 81.000 lượt người nghe, sản xuất hơn 320.070 tờ rơi và 9.424 cuốn tài liệu tuyên truyền; 37.983 tờ áp phích, thành lập và hướng dẫn hoạt động cho 210 câu lạc bộ. Phối hợp với Thanh tra Sở Y tế tiến hành mỗi năm 1 đợt thanh, kiểm tra 53 cơ sở y tế có dịch vụ siêu âm và nạo phá thai về thực hiện các quy định của pháp luật.

Theo thống kê ngành chức năng, năm 2019, tỷ số giới tính khi sinh của tỉnh là 115 bé trai/100 bé gái thì đến năm 2020- 2021, tỷ số giới tính khi sinh giảm còn 113,5 bé trai/100 bé gái.

Có thể khẳng định, trong những năm qua, được sự quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền, sự phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể; công tác DS-KHHGĐ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã đạt được nhiều kết quả trên các lĩnh vực: quy mô, cơ cấu, chất lượng và phân bố dân số. Về quy mô dân số, năm 2021, tỉnh ta có 3.680.525 người, tỷ số giới tính khi sinh 113,5/100; tỷ suất tăng dân số tự nhiên là 9,8‰ ; mức giảm sinh 0,1 ‰.

Thực hiện Kế hoạch số 73/KH-UBND, ngày 12-3-2022 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá về việc phê duyệt kế hoạch thực hiện đề án Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2021-2025; Căn cứ Hướng dẫn số 1290/SYT-NVY, ngày 29-3-2022 của Sở Y tế Thanh Hoá về thực hiện công tác DS-KHHGĐ năm 2022; ngày 29-3-2022, Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Thanh Hoá đã ban hành Kế hoạch số 46/KH-CCDS về thực hiện đề án Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh năm 2022.

Đề án tiếp tục được triển khai trên phạm vi 310 xã của 27 huyện, thị xã, thành phố. Đề án nhằm nâng cao vai trò, trách nhiệm trong công tác chỉ đạo, triển khai của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, của ngành Y tế trong công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện các giải pháp nhằm làm giảm thiểu tình trạng MCBGTKS trên địa bàn tỉnh; Từng bước nâng cao nhận thức của người dân về hậu quả của tình trạng MCBGTKS đối với sự phát triển bền vững của gia đình và xã hội. Từ đó có những chuyển biến tích cực về hành vi liên quan đến tình trạng MCBGTKS; Khống chế có hiệu quả tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh, đưa tỷ số giới tính khi sinh (bé trai/100 bé gái) đạt mức 113,5 năm 2022.

Nội dung Đề án được triển khai đồng bộ từ cấp tỉnh đến huyện, xã. Trong đó, đối với cấp tỉnh tiếp tục đẩy mạnh truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng về thực trạng, hậu quả của MCBGTKS, các quy định của pháp luật nghiêm cấm lực chọn giới tính thai nhi; kết quả triển khai thực hiện đề án giảm thiểu MCBGTKS trên địa bàn tỉnh. Song song với công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, Chi cục DS-KHHGĐ nhân bản, cung cấp các sản phẩm truyền thông về giới và giới tính khi sinh; đào tạo, tập huấn, cung cấp các kiến thức, kỹ năng tuyên truyền, tư vấn về giới và giới tính khi sinh cho đội ngũ cán bộ dân số xã, cộng tác viên dân số huyện Vĩnh Lộc, Nông Cống, để thực hiện tuyên truyền, tư vấn tại cộng đồng. Cùng với đó, tiến hành thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất các cơ sở y tế có dịch vụ siêu âm, xét nghiệm, nạo phá thai về thực hiện cá quy định của pháp luật nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi. Chi cục DS-KHHGĐ tăng cường kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện các hoạt động của đề án tại các đơn vị triển khai đề án năm 2022.

Ở cấp huyện, xã, Trung tâm Y tế huyện hướng dẫn, chỉ đạo Trạm Y tế xã phối hợp với UBND xã tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, biên tập tài liệu truyền thông và thực hiện tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh của xã. Tổ chức nói chuyện chuyên đề về MCBGTKS cho đối tượng là nam nữ chuẩn bị kết hôn và đã sinh con theo quy định của pháp luật ở 310 xã triển khai thực hiện đề án, dự kiến 15.500 người tham dự. Tiếp tục duy trì sinh hoạt của 114 câu lạc bộ về giới và bình đẳng giới. Năm 2022 phấn đấu mở rộng 196 câu lạc bộ.

Thanh Hoá nỗ lực giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh

Để giảm thiểu tình trạng MCBGTKS cần lắm sự chung tay của cả cộng đồng. (Hình ảnh các em điểm trường tiểu học Tà Cóm, Trường Tiểu học Trung Lý 2, Mường Lát sau buổi lên lớp)

Theo đánh giá của các chuyên gia, MCBGTKS sẽ có những tác động tiêu cực đến các chỉ số nhân khẩu học của dân số, đến hôn nhân và gia đình, đến trật tự trị an xã hội, ngay cả một số ngành nghề vốn thích hợp với phụ nữ sẽ phải đối mặt với nguy cơ thiếu lao động… Chính vì vậy, để giảm thiểu tình trạng MCBGTKS và các hệ lụy trong tương lai cần lắm sự chung tay của cả cộng đồng.

Ngọc Huấn


Ngọc Huấn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]