(Baothanhhoa.vn) - Các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã và đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền, góp phần nâng cao vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền cũng như người dân về hậu quả, thực trạng và nguyên nhân dẫn đến tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào dân tộc thiểu số. Từ đó đề ra nhiều giải pháp trong nâng cao chất lượng dân số, phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Tập trung tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã và đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền, góp phần nâng cao vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền cũng như người dân về hậu quả, thực trạng và nguyên nhân dẫn đến tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào dân tộc thiểu số. Từ đó đề ra nhiều giải pháp trong nâng cao chất lượng dân số, phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Tập trung tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Cán bộ Đồn Biên phòng Bát Mọt (Thường Xuân) tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho bà con vùng biên Bát Mọt.

Thanh Hóa triển khai hiệu quả Đề án của Thủ tướng Chính phủ

Tảo hôn và hôn nhân cận huyến thống là tập tục tồn tại lâu đời ở nhiều vùng miền của nước ta, phổ biến ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), đặc biệt là các dân tộc rất ít người, các dân tộc cư trú ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. Tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống để lại nhiều hệ lụy cho gia đình và xã hội như ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bà mẹ và trẻ em, làm suy giảm giống nòi, chất lượng dân số và nguồn nhân lực của địa phương nói riêng và cả nước nói chung.

Tại Thanh Hóa, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vẫn còn xảy ra ở khu vực miền núi, vùng đồng bào DTTS. Thời gian qua, các cấp, các ngành, địa phương đã và đang đề ra nhiều giải pháp quan trọng nâng cao nhận thức của người dân. Trong đó, tỉnh tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2025” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 498/QĐ-TTg và Kế hoạch số 99/KH-UBND của UBND tỉnh về Triển khai thực hiện Đề án giai đoạn 2021 – 2025 (giai đoạn II).

Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa ban hành Kế hoạch số 17/KH-BDT ngày 10-1-2022 thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số, giai đoạn 2021 - 2025” tỉnh Thanh Hóa năm 2022. Theo đó, sẽ tập trung tổ chức các hoạt động truyền thông, vận động, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống thông qua tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; tổ chức hội nghị tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân tại cơ sở; tổ chức hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ làm công tác dân tộc cấp xã; đồng thời biên soạn, phát hành các sản phẩm truyền thông tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.

Tập trung tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Ban Dân tộc tỉnh phối hợp với các sở, ngành liên quan, UBND huyện Thường Xuân tổ chức Hội nghị tuyên truyền thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS giai đoạn 2021 - 2025".

Nhằm đẩy mạnh triển khai thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS giai đoạn 2021 - 2025”, Ban Dân tộc tỉnh đã phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện có liên quan tổ chức các hội nghị tuyên truyền thực hiện Đề án năm 2022.

Ban Dân tộc vừa phối hợp với Sở Tư pháp, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh, UBND huyện Thường Xuân, UBND huyện Quan Hóa tổ chức 2 hội nghị tuyên truyền thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS giai đoạn 2021 - 2025” cho người dân xã biên giới, xã đặc biệt khó khăn của huyện Thường Xuân và người dân các bản đồng bào Mông huyện Quan Hóa về Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng chống bạo lực gia đình, hậu quả của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống và các giải pháp giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống.

Tập trung tuyên truyền, thay đổi nhận thức của người dân

Hiện nay, các địa phương có vùng đồng bào DTTS sinh sống của tỉnh Thanh Hóa đang tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhằm thay đổi nhận thức, hành vi, ý thức trách nhiệm của xã hội, cộng đồng và người dân vùng DTTS trong thực hiện các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, về giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.

Tập trung tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Huyện Quan Hóa tổ chức hội thi “Rung chuông vàng” cho đối tượng là học sinh THCS, THPT nhằm tuyên truyền về tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống.

Huyện Quan Hóa là huyện miền núi cao, có đông đồng bào DTTS sinh sống. Thời gian qua, huyện đã và đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền, góp phần giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Từ năm 2020 đến tháng 4 – 2022, huyện đã tổ chức 235 hội nghị với 13.415 người tham gia, chủ yếu là người ở độ tuổi kết hôn và học sinh THPT trên địa bàn huyện; tổ chức hội thi mô hình điểm, bằng hình thức “Rung chuông vàng” tại Trường THPT-THCS Quan Hóa; Trường Dân tộc bán trú THCS Phú Xuân với trên 692 người tham gia…

Bà Phạm Thị Lượng, Phó Chủ tịch UBND huyện Quan Hóa cho biết: Từ năm 2020 đến nay, tỷ lệ tảo hôn trên địa bàn huyện Quan Hóa giảm dần qua các năm, chỉ còn xảy ra ở một số địa bàn như bản Mông Suối Tôn, xã Phú Sơn, xã Trung Sơn; không xảy ra trường hợp kết hôn cận huyết thống trong đồng bào DTTS. Đạt được kết quả trên là do sự quan tâm chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền các cấp, các ngành có liên quan và cơ quan truyền thông đã thực hiện việc cung cấp thông tin để thay đổi suy nghĩ, hành vi của các bậc cha mẹ và thanh niên, vị thành niên. Mặt khác, nhận thức và ý thức xã hội của người dân đã được nâng cao qua quá trình sinh sống, giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các vùng miền.

Trong thời gian tới, huyện Quan Hóa tiếp tục tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án “Giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Quan Hoá” giai đoạn II từ năm 2021 - 2025; nâng cao hơn nữa hiệu quả của các hoạt động truyền thông trong vận động, thay đổi hành vi của Nhân dân về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; phát hành tài liệu, sản phẩm truyền thông từ cấp trên để tuyên truyền về hôn nhân, gia đình và phòng, chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS; tham gia tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ, công chức làm công tác dân tộc, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật tham gia thực hiện Đề án.

Tập trung tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Ban Dân tộc tỉnh phối hợp với các sở, ngành liên quan, UBND huyện Quan Hóa tổ chức hội nghị tuyên truyền Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS giai đoạn 2021 - 2025".

Tại huyện miền núi Thạch Thành, UBND huyện đã chỉ đạo phòng Dân tộc chủ trì phối hợp với các phòng, ban và đơn vị có liên quan tham mưu xây dựng hệ thống văn bản triển khai thực hiện Đề án và Kế hoạch số 99/KH-UBND của UBND tỉnh Thanh Hoá về triển khai thực hiện Đề án “Giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS giai đoạn 2021-2025”. Hàng năm, UBND huyện xây dựng và triển khai Kế hoạch đến toàn thể các xã, thị trấn; tổ chức hội nghị tập huấn cho các đối tượng là bí thư chi bộ, trưởng thôn, chi hội trưởng nông dân, phụ nữ, bí thư chi đoàn thanh niên... ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, những xã có đông đồng bào DTTS đang sinh sống. Trong giai đoạn từ năm 2020 đến tháng 4 - 2022, huyện Thạch Thành có 2.328 cặp kết hôn, không có trường hợp tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.

Huyện đang tiếp tục xây dựng và triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án “Giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào DTTS” trên địa bàn huyện Thạch Thành giai đoạn 2021 - 2025. Theo đó, sẽ tổ chức các lớp tập huấn, truyên truyền các nội dung liên quan đến tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cho đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc cấp xã, cán bộ chủ chốt các thôn và người có uy tín trong đồng bào DTTS. Tập trung tuyên truyền về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cho Nhân dân, nhất là người dân các thôn vùng sâu, vùng xa, vùng có tỷ lệ người DTTS cao. Tổ chức tập huấn, nói chuyện chuyên đề; bố trí panô tuyên truyền ở các địa điểm sinh hoạt cộng đồng, các trục giao thông nơi đồng bào thường hay qua lại; bổ sung quy định và các chế tài về chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vào các hương ước, quy ước của thôn. Tiếp tục quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng để phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, nâng cao trình độ dân trí, nhận thức cho đồng bào, xoá bỏ tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.

Từ sự vào cuộc tích cực của các cấp, ngành, địa phương, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, cần có sự chỉ đạo quyết liệt, thường xuyên, liên tục của cấp ủy, chính quyền địa phương, cơ sở và sự đồng thuận, hưởng ứng của người dân để không còn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.

Ngọc Huấn


Ngọc Huấn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]