(Baothanhhoa.vn) - Căn bệnh viêm gan cấp tính không rõ nguyên nhân ở trẻ đang trở thành nỗi lo mới của thế giới sau khi xuất hiện tại nhiều quốc gia với tỷ lệ bệnh nhân chuyển nặng cao. Tại Việt Nam, đến nay, chưa ghi nhận trường hợp nào bị viêm gan cấp tính không rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế nhận định khả năng bệnh sẽ xâm nhập vào nước ta là hoàn toàn có thể. Do đó, để chủ động phòng ngừa, ứng phó với căn bệnh này, các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều giải pháp giám sát, phát hiện sớm bệnh viêm gan cấp tính không rõ nguyên nhân ở trẻ.

Tăng cường giám sát bệnh viêm gan không rõ nguyên nhân ở trẻ

Căn bệnh viêm gan cấp tính không rõ nguyên nhân ở trẻ đang trở thành nỗi lo mới của thế giới sau khi xuất hiện tại nhiều quốc gia với tỷ lệ bệnh nhân chuyển nặng cao. Tại Việt Nam, đến nay, chưa ghi nhận trường hợp nào bị viêm gan cấp tính không rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế nhận định khả năng bệnh sẽ xâm nhập vào nước ta là hoàn toàn có thể. Do đó, để chủ động phòng ngừa, ứng phó với căn bệnh này, các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều giải pháp giám sát, phát hiện sớm bệnh viêm gan cấp tính không rõ nguyên nhân ở trẻ.

Tăng cường giám sát bệnh viêm gan không rõ nguyên nhân ở trẻ

Bệnh viện Nhi Thanh Hóa tăng cường khám sàng lọc phát hiện các ca bệnh nghi ngờ viêm gan cấp tính cho trẻ.

Tại Bệnh viện Nhi Thanh Hóa, những tuần gần đây, các bệnh nhi đến khám có những biểu hiện như: sốt, nôn, đau bụng, tiêu chảy gia tăng. Những trường hợp này đều được khám, theo dõi rất kỹ và thực hiện xét nghiệm men gan để sàng lọc bệnh viêm gan cấp tính. Xét nghiệm có thể cung cấp các chỉ số phản ánh sớm tình trạng tổn thương tế bào gan như tăng men gan hay suy giảm các chức năng của gan. Những trường hợp nghi ngờ mắc viêm gan cấp tính không rõ nguyên nhân sẽ tiếp tục được chỉ định làm các xét nghiệm chuyên sâu hơn để tiếp cận chẩn đoán, can thiệp kịp thời.

Thạc sĩ, bác sĩ CKII Phùng Đức Toàn, Trưởng Phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa cho biết: “Chúng tôi chỉ đạo tất cả các khoa lâm sàng, đặc biệt là khoa khám bệnh phải sàng lọc thật kỹ để kịp thời phát hiện các ca bệnh nghi ngờ. Tới nay, nguyên nhân tổn thương gan ở nhóm bệnh nhân từ 0 - 16 tuổi vẫn chưa rõ nên chưa thể khuyến cáo các biện pháp phòng bệnh chủ động và đặc hiệu. Tuy vậy, cha mẹ trẻ không nên quá hoang mang lo lắng, cần bình tĩnh và chú ý để có thể phát hiện sớm các triệu chứng bệnh đường tiêu hóa và tổn thương gan ở trẻ. Những trẻ có những triệu chứng sốt, đau bụng, nôn, buồn nôn, tiêu chảy, mệt mỏi, vàng da, viêm kết mạc... cần được tới khám tại các cơ sở y tế”.

Hiện nay, các cơ sở khám, chữa bệnh có chuyên khoa nhi trên địa bàn tỉnh đều tăng cường công tác giám sát bệnh viêm gan không rõ nguyên nhân. Một số bệnh viện đã xây dựng các bộ câu hỏi sàng lọc bệnh nhân có biểu hiện nghi ngờ mắc viêm gan cấp tính không rõ nguyên nhân; mở rộng xét nghiệm để sàng lọc, phát hiện sớm ca bệnh nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tổn thương mà bệnh mang lại cho trẻ. Các cơ sở khám, chữa bệnh cũng đẩy mạnh truyền thông về dấu hiệu nghi ngờ mắc viêm gan không rõ nguyên nhân ở trẻ.

Bệnh viêm gan cấp tính không rõ nguyên nhân thường gặp phải ở trẻ từ 0 đến 16 tuổi. Từ những thống kê các ca bệnh đã được ghi nhận thời gian qua, triệu chứng khởi phát của trẻ khi mắc bệnh là sốt nhẹ, nôn, tiêu chảy, tổn thương gan và sau đó nhanh chóng diễn biến thành suy gan. Biểu hiện sớm của tình trạng suy gan là chán ăn, mệt mỏi, vàng da, vàng mắt, đi tiểu sẫm màu. Trường hợp nặng hơn có thể xảy ra tình trạng lơ mơ hoặc hôn mê. Để chủ động phòng bệnh, Sở Y tế yêu cầu các bệnh viện có chuyên khoa sản thực hiện tốt hoạt động tiêm chủng vắc-xin viêm gan B cho trẻ sơ sinh; các cơ sở y tế khi phát hiện các trường hợp viêm gan cấp tính, đặc biệt ở nhóm trẻ dưới 16 tuổi, phải khám, xác định để phát hiện các trường hợp không rõ nguyên nhân (theo định nghĩa ca bệnh của Tổ chức Y tế thế giới). Tổ chức truyền thông cho người dân biết về tình hình bệnh viêm gan cấp không rõ nguyên nhân và các biện pháp phòng chống tạm thời, trước mắt tập trung vào các biện pháp như đảm bảo vệ sinh phòng bệnh cá nhân; rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và các dung dịch sát khuẩn thông thường, che miệng khi hắt hơi để phòng bệnh viêm gan chưa rõ nguyên nhân và một số bệnh truyền nhiễm phổ biến khác.

Các trường hợp được xác định là viêm gan cấp tính nêu trên có biểu hiện như đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa và men gan tăng cao rõ rệt. Hầu hết các trường hợp được báo cáo đều không bị sốt và không phát hiện nhiễm các loại virus phổ biến gây viêm gan virus cấp tính (như virus viêm gan A, B, C, D và E). Các phụ huynh cần lưu ý khi trẻ có biểu hiện bệnh phải được đưa đến cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời. Ngoài ra, các địa phương thực hiện tốt việc khám, sàng lọc phát hiện sớm các trường hợp nhiễm virus viêm gan để điều trị, quản lý kịp thời hạn chế biến chứng; chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị y tế trên địa bàn thực hiện tốt các hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế trong việc dự phòng, chẩn đoán, điều trị và chăm sóc bệnh nhân viêm gan virus. Bên cạnh đó, tổ chức truyền thông cho người dân biết về tình hình bệnh viêm gan cấp không rõ nguyên nhân và các biện pháp phòng, chống tạm thời, như: bảo đảm vệ sinh phòng bệnh cá nhân; rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và các dung dịch sát khuẩn thông thường, che miệng khi hắt hơi để phòng bệnh viêm gan chưa rõ nguyên nhân và một số bệnh truyền nhiễm phổ biến khác. Mục tiêu đặt ra là người dân hiểu được tình hình dịch bệnh, các biện pháp phòng, chống; phối hợp với ngành y tế triển khai các biện pháp phòng, chống dịch, không gây tâm lý hoang mang, lo lắng quá mức trong Nhân dân.

Bài và ảnh: Hà Phương


Bài và ảnh: Hà Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]