(Baothanhhoa.vn) - Đái tháo đường (ĐTĐ) đã trở thành đại dịch toàn cầu trong thế kỷ XXI. Hiện nay, trên toàn cầu ước tính có khoảng 425 triệu người mắc ĐTĐ. Con số này dự báo sẽ tăng lên 629 triệu người vào năm 2045.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Ngày Thế giới phòng, chống bệnh đái tháo đường (14-11):

Nỗ lực phòng, chống bệnh đái tháo đường

Nỗ lực phòng, chống bệnh đái tháo đường

Tư vấn điều trị cho bệnh nhân tại Trạm Y tế Hoằng Châu (Hoằng Hóa).

Đái tháo đường (ĐTĐ) đã trở thành đại dịch toàn cầu trong thế kỷ XXI. Hiện nay, trên toàn cầu ước tính có khoảng 425 triệu người mắc ĐTĐ. Con số này dự báo sẽ tăng lên 629 triệu người vào năm 2045.

Việt Nam cũng nằm trong bối cảnh chung của thế giới với hơn 3,5 triệu bệnh nhân ĐTĐ và sẽ còn gia tăng trong tương lai. ĐTĐ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và thiệt hại đến kinh tế của mỗi gia đình và toàn xã hội. Nếu không được kiểm soát tốt có thể dẫn đến biến chứng nặng về tim mạch, thận, tổn thương mắt, nhiễm trùng bàn chân dẫn đến hoại tử... ĐTĐ tiến triển âm thầm, cho nên nhiều người đi khám lần đầu khi đã xuất hiện các biến chứng. Các yếu tố nguy cơ dễ mắc bệnh ĐTĐ như: trong gia đình có người mắc bệnh tiểu đường; các bệnh về tuyến tụy; chế độ ăn uống không hợp lý, thừa cân, béo phì; lối sống lười vận động, tập luyện thể dục, thể thao; người bị tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu.

Xác định thực hiện tốt các hoạt động phòng chống bệnh ĐTĐ là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân, những năm gần đây, ngành y tế đã có nhiều nỗ lực, nhằm hạn chế tỷ lệ người mắc và tăng cường công tác điều trị cho người bệnh ĐTĐ. Hiện tại, mạng lưới quản lý, điều trị bệnh ĐTĐ trên địa bàn tỉnh được củng cố và hoàn thiện tương đối đồng bộ từ tuyến tỉnh đến huyện. Đồng thời hoạt động nâng cao nhận thức của cộng đồng về bệnh ĐTĐ và năng lực chuyên môn cho cán bộ y tế được tăng cường, nhất là tăng cường năng lực y tế cơ sở trong dự phòng, phát hiện sớm, quản lý điều trị bệnh ĐTĐ. Tất cả các bệnh viện đều có máy sinh hóa, máy siêu âm, máy điện tim, máy XQ đủ điều kiện để triển khai khám và điều trị cho bệnh nhân ĐTĐ. Các bệnh viện đã xét nghiệm được các chỉ số giúp cho chẩn đoán và điều trị bệnh ĐTĐ type 2 chưa có biến chứng nặng; đánh giá được biến chứng tim (bệnh mạch vành thông qua làm điện tim), biến chứng thận (protein niệu); đa số các bệnh viện đã xét nghiệm đường huyết lúc đói 2 lần hoặc làm nghiệm pháp tăng đường huyết để chẩn đoán xác định cho những bệnh nhân có biểu hiện bệnh ĐTĐ đi khám lần đầu...

Bệnh viện Nội tiết tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện tốt các hoạt động phòng, chống bệnh ĐTĐ tại cộng đồng; tuyên truyền sâu rộng các kiến thức về phòng, chống bệnh ĐTĐ cho Nhân dân trên địa bàn tỉnh, thông qua các kênh thông tin như Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh, Báo Thanh Hóa, các câu lạc bộ ĐTĐ, truyền thông trực tiếp... Hàng năm, bệnh viện tiếp nhận hơn 79.000 lượt bệnh nhân đến khám, điều trị nội trú cho gần 5.000 bệnh nhân, trong đó bệnh ĐTĐ là chủ yếu. Theo thống kê, gần 50% bệnh nhân mắc ĐTĐ type 2 ở độ tuổi từ 20-40, 50% bệnh nhân bị biến chứng gây tê bì chân tay, tổn thương thận, suy thận, tổn thương đáy mắt, tắc mạch chi gây hoại tử. Hàng năm, bệnh viện đều triển khai khám sàng lọc ĐTĐ tại cộng đồng. Riêng năm 2020 qua khám sàng lọc cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ chiếm 10%, tiền ĐTĐ chiếm tỷ lệ 6%.

Theo các chuyên gia y tế, ĐTĐ là căn bệnh rối loạn chuyển hóa carbonhydrat, gây tăng đường huyết mãn tính do thiếu hụt insulin hoặc hoạt động của insulin ở mức độ khác nhau, dẫn đến tăng đường máu gây nhiều biến chứng cấp tính và mãn tính. Bệnh diễn biến âm thầm, nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến bệnh tim mạch và nhiều bệnh lý nguy hiểm. Hiện có tới 69,9% người mắc bệnh không biết mình mắc bệnh, 85% phát hiện ra bệnh khi đã có biến chứng nguy hiểm. Hầu hết bệnh nhân mắc ĐTĐ hiện nay ở dạng type 2. Hơn 50% các trường hợp ĐTĐ type 2 có thể phòng ngừa được thông qua các hoạt động thể lực thường xuyên, chế độ dinh dưỡng cân bằng và một môi trường sống lành mạnh. Do đó, việc kiểm soát, phát hiện sớm bệnh ĐTĐ giúp cho quá trình điều trị đạt kết quả cao nhất. Đồng thời kiểm soát, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm và giảm chi phí điều trị cho người bệnh và gia đình. Các thành viên trong gia đình cần được giáo dục, cung cấp kiến thức, cũng như tạo một môi trường sống lành mạnh cho bản thân và gia đình. Sự hỗ trợ của gia đình trong việc chăm sóc bệnh nhân ĐTĐ có tác động đáng kể đến việc cải thiện sức khỏe cho người bệnh.

Để chủ động phòng chống bệnh ĐTĐ, mỗi người dân cần có chế độ ăn uống hợp lý, thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao. Đồng thời chủ động đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh sớm, điều trị kịp thời, hạn chế những biến chứng nặng có thể xảy ra. Hưởng ứng Ngày Thế giới phòng, chống bệnh ĐTĐ năm 2020, ngành y tế triển khai các hoạt động truyền thông trên phạm vi toàn tỉnh, nhằm nêu cao vai trò, trách nhiệm của các ngành, các cấp và toàn xã hội trong việc phòng, chống căn bệnh này.

Tô Hà


Tô Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]