(Baothanhhoa.vn) - Hút thuốc lá là thói quen khó bỏ của rất nhiều người. Khói thuốc lá với hơn 7.000 độc chất hóa học (trong đó có 69 chất hóa học gây ra bệnh ung thư) không chỉ gây hại cho cơ thể người hút mà còn gây hại cho người hút thuốc thụ động (người không hút thuốc nhưng hít phải khói thuốc của người khác). Hút thuốc thụ động là hít phải khói thuốc từ đầu điếu thuốc đang cháy hoặc khói thuốc do người hút thuốc phả ra. Rất nhiều bằng chứng chắc chắn chỉ ra rằng hút thuốc thụ động là một yếu tố nguy cơ sức khỏe đáng chú ý, đặc biệt, đối tượng bị hút thuốc lá thụ động thường là trẻ em, phụ nữ, người già.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nguy cơ bệnh tật vì hút thuốc lá thụ động

Hút thuốc lá là thói quen khó bỏ của rất nhiều người. Khói thuốc lá với hơn 7.000 độc chất hóa học (trong đó có 69 chất hóa học gây ra bệnh ung thư) không chỉ gây hại cho cơ thể người hút mà còn gây hại cho người hút thuốc thụ động (người không hút thuốc nhưng hít phải khói thuốc của người khác). Hút thuốc thụ động là hít phải khói thuốc từ đầu điếu thuốc đang cháy hoặc khói thuốc do người hút thuốc phả ra. Rất nhiều bằng chứng chắc chắn chỉ ra rằng hút thuốc thụ động là một yếu tố nguy cơ sức khỏe đáng chú ý, đặc biệt, đối tượng bị hút thuốc lá thụ động thường là trẻ em, phụ nữ, người già.

Nguy cơ bệnh tật vì hút thuốc lá thụ độngNội soi phế quản chẩn đoán ung thư phổi ở bệnh nhân hút thuốc lá tại Bệnh viện Phổi Thanh Hóa.

Khoa học đã chứng minh, hút thuốc lá thụ động cũng gây ung thư, tỷ lệ tăng nguy cơ ung thư ở người hút thuốc thụ động không thua kém người trực tiếp hút thuốc. Khói thuốc tỏa ra từ đầu điếu thuốc đang cháy độc hại hơn khói thuốc do người hút hít vào gấp 26 lần. Vì vậy, người không hút thuốc nhưng thường xuyên hít phải khói thuốc cũng mắc các bệnh giống như người hút thuốc và tất nhiên không ai muốn mình phải hứng chịu điều đó.

Trao đổi với các bác sĩ Bệnh viện Phổi Thanh Hóa được biết, nam giới hút thuốc hoặc tiếp xúc thường xuyên với khói thuốc làm giảm lượng tinh trùng, gây dị dạng tinh trùng. Phụ nữ mang thai hít phải khói thuốc trong quá trình mang thai có thể gây biến đổi sự phát triển của bào thai, dễ sẩy thai, đẻ non hoặc sinh con nhẹ cân. Trẻ em chưa phát triển hoàn toàn, hệ thống miễn dịch bảo vệ cơ thể còn yếu vì vừa mới được hình thành, nhịp thở của trẻ nhanh hơn người lớn nên các em hít vào nhiều hóa chất có hại trong cùng một thời gian. Hơn nữa, các em chưa có ý thức tự bảo vệ mình bằng cách tránh xa hoặc phản đối chuyện hút thuốc của cha, mẹ, người thân. Khi mới sinh trẻ đã hít khói thuốc lá thì sự phát triển của phổi không được bình thường, dẫn tới giảm chức năng hô hấp, sức khỏe kém, tăng nguy cơ nhiễm trùng phổi, viêm phổi, viêm phế quản, hay bị ho, thở khò khè, viêm tai giữa. Khói thuốc làm tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn ở trẻ em, khi trẻ đã bị hen suyễn mà hít thở không khí có khói thuốc sẽ lên cơn hen nhiều hơn và bệnh cũng trầm trọng hơn. Ngoài ra, khi cha, mẹ hút thuốc thì con có thể đẻ nhẹ cân, chết yểu sau khi sinh hoặc bị hội chứng tử vong đột ngột. Sau khi sinh con mà người mẹ vẫn tiếp tục hút thuốc thì tỷ lệ con đột tử gấp đôi, khi mẹ nghiện nặng thì tỷ lệ tử vong con tăng gấp 5 lần. Khói thuốc lá làm giảm khả năng đọc chữ của trẻ em. Hơn nữa, cha mẹ hút thuốc thì trẻ em lớn lên cũng bắt chước hút theo, trở thành nghiện...

Ở người lớn, hút thuốc lá thụ động làm hình thành các cục máu đông trong mạch máu tương tự như những người hút thuốc lá ngay cả khi chúng ta chỉ ở trong phòng có khói thuốc lá trong một khoảng thời gian rất ngắn. Hít phải khói thuốc làm tổn thương hệ thống mạch máu và có thể dẫn đến tử vong do tai biến mạch máu não. Một người lớn nếu hít phải khói thuốc lá trong 5 giờ mỗi ngày sẽ làm tăng lượng cholesterol xấu và làm tắc nghẽn các mạch máu. Với người mắc các bệnh về tim mạch thì khói thuốc lá có thể làm cho các chứng bệnh tim mạch nặng hơn thậm chí có thể tử vong. Hút thuốc lá thụ động làm gia tăng khả năng mắc bệnh ung thư phổi từ 20 - 30%, gây ra những bệnh về phổi như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính... Khói thuốc có thể làm bệnh trở nên nặng hơn đối với những người đang bị hen suyễn hoặc bệnh về đường hô hấp.

Ðối với môi trường, khi khói thuốc tự do bay trong không gian kín, không khí bị ô nhiễm nhiều hơn không khí bình thường tới 40 lần. Ngồi trong môi trường này, nhiều người bị dị ứng, mắt cay xè, giàn giụa nước mắt nước mũi, ngứa họng, đau ngực, nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn. Sau nửa giờ tiếp tục hít thở, lượng carbon monoxide trong máu tăng, nhịp tim đập nhanh, khả năng suy luận, phán xét giảm sút.

Thời gian qua, Ban Chỉ đạo phòng chống tác hại thuốc lá tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động truyền thông giúp người dân nhận thức rõ tác hại của thuốc lá. Đồng thời, tổ chức các buổi tập huấn xây dựng môi trường không khói thuốc tại các cơ sở y tế; tích cực thực hiện việc giám sát liên ngành đối với hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá; lắp đặt pano, gắn các biển cấm hút thuốc lá... nhưng tại nhiều nơi công cộng tình trạng hút thuốc lá vẫn tiếp tục diễn ra; các bệnh liên quan đến tác hại của thuốc lá vẫn không ngừng gia tăng, tỷ lệ bệnh nhân mắc các bệnh tim mạch, ung thư phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính luôn chiếm tỷ lệ khá cao trong số các bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Phổi tỉnh.

Luật Phòng chống tác hại thuốc lá đề cao trách nhiệm của người hút thuốc lá. Vì vậy, rất mong những người đang hút thuốc biết được những hậu quả của khói thuốc gây ra cho những người quanh ta mà họ không hút thuốc phải gánh chịu. Để phòng chống hút thuốc thụ động, rất cần sự chung tay hành động của mỗi người dân và cả cộng đồng.

Bài và ảnh: Tô Hà



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]