(Baothanhhoa.vn) - Trong những năm qua tập thể y, bác sĩ, cán bộ Khoa Phòng, chống bệnh truyền nhiễm Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã xông pha vào các tâm dịch để điều tra, truy vết, lấy mẫu xét nghiệm, ngăn chặn nguồn lây, góp phần kiểm soát tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh.

Khoa Phòng, chống bệnh truyền nhiễm Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh nỗ lực vì sức khỏe cộng đồng

Trong những năm qua tập thể y, bác sĩ, cán bộ Khoa Phòng, chống bệnh truyền nhiễm Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã xông pha vào các tâm dịch để điều tra, truy vết, lấy mẫu xét nghiệm, ngăn chặn nguồn lây, góp phần kiểm soát tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh.

Khoa Phòng, chống bệnh truyền nhiễm Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh nỗ lực vì sức khỏe cộng đồngCán bộ khoa phòng, chống bệnh truyền nhiễm tham gia tiêm chủng vắc-xin phòng COVID-19 tại cộng đồng.

Với vai trò là đầu mối tuyến tỉnh trong công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh, khoa phòng, chống bệnh truyền nhiễm đã dự thảo, tham mưu cho ban giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Sở Y tế, UBND tỉnh ban hành các kế hoạch, công văn chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là dịch COVID-19, kế hoạch tiêm vắc-xin phòng COVID-19 trên địa bàn, đồng thời phối hợp với các khoa, phòng liên quan xây dựng kế hoạch, dự trù trang thiết bị, vật tư, hóa chất. Tăng cường, chủ động và đẩy mạnh các biện pháp phòng, chống dịch với tinh thần chủ động, bám sát diễn biến thực tế. Trong công tác tham mưu chỉ đạo, xây dựng kế hoạch, khoa đã chủ động tham mưu xây dựng các kế hoạch, văn bản chỉ đạo các hoạt động liên quan đến lĩnh vực phòng, chống dịch bệnh trên người, công tác giám sát dịch tễ, công tác vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động và phòng, chống bệnh nghề nghiệp.

Trong công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm, khoa đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành kế hoạch về phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2022; quyết định về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, các văn bản chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc triển khai các quy định về phòng chống dịch; tham mưu trực tiếp về việc sớm triển khai thực hiện mô hình điều trị bệnh nhân COVID-19 tại nhà đối với ca bệnh không triệu chứng, ca bệnh nhẹ..., qua đó kiểm soát ngăn chặn dịch xâm nhiễm và bùng phát trên địa bàn tỉnh. Kết quả, 100% các ổ dịch trên địa bàn tỉnh được đáp ứng, xử lý không để dịch bùng phát trên diện rộng, 100% ca bệnh nhẹ được cách ly điều trị tại nhà, không để nặng và tử vong; tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến nay luôn được kiểm soát tốt. Bên cạnh đó, khoa đã thành lập các đoàn công tác hỗ trợ chuyên môn, kiểm tra, giám sát, hướng dẫn công tác phòng chống dịch tại tuyến cơ sở trên địa bàn tỉnh theo quy định; chủ động theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình hình dịch bệnh và kịp thời thông báo, chỉ đạo các đơn vị, địa phương triển khai các biện pháp chủ động ứng phó, không để các dịch bệnh bùng phát, hạn chế tỷ lệ mắc, tử vong do bệnh dịch. Triển khai thực hiện giám sát trọng điểm, giám sát dựa vào sự kiện, giám sát định kỳ nhằm phát hiện kịp thời các ca bệnh đầu tiên, triển khai các biện pháp đáp ứng không để dịch bệnh lây lan, bùng phát ra cộng đồng; cung cấp chính xác, kịp thời, đầy đủ các thông tin cần thiết về dịch tễ học và các yếu tố liên quan làm cơ sở lập kế hoạch dự phòng và khống chế dịch bệnh chủ động. Giám sát dịch tễ (bệnh nhân, huyết thanh) tại các cơ sở điều trị như Bệnh viện Phổi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Nhi, bệnh viện đa khoa các huyện, thị xã, thành phố, phản hồi thông tin diễn biến sức khỏe các ca bệnh nghi ngờ, ca xác định trên địa bàn. Cập nhật, phối hợp với CDC các tỉnh và các huyện trên địa bàn rà soát, truy vết các trường hợp nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm từ nước ngoài, từ các tỉnh trở về địa phương để thực hiện giám sát, cách ly, lấy mẫu và giám sát y tế theo quy định. Tổ chức điều tra, giám sát và triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người. Đầu mối cung ứng kịp thời các loại vắc-xin, vật tư trang thiết bị, hóa chất cho các đơn vị huyện, thị xã, thành phố phục vụ công tác phòng, chống dịch. Tổ chức các đoàn đi kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống dịch, báo cáo bệnh truyền nhiễm và thực hiện phần mềm quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia tại các đơn vị trên địa bàn tỉnh. Thường xuyên đánh giá nguy cơ, nhận định tình hình dịch bệnh; tăng cường sự điều phối, chia sẻ thông tin và huy động các nguồn lực trong công tác giám sát, đáp ứng dịch bệnh truyền nhiễm.

Trong công tác tiêm chủng, khoa đã chỉ đạo tổ chức kiểm tra, giám sát, chỉ đạo các địa phương, đơn vị triển khai tổ chức chiến dịch tiêm vắc-xin phòng COVID-19 năm 2022; làm đầu mối tiếp nhận, phân bổ vắc-xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng, vắc-xin phòng COVID-19 và vật tư tiêm chủng để triển khai chiến dịch; tham mưu và điều tiết sử dụng vắc-xin phòng COVID-19 an toàn, hiệu quả, tiết kiệm, tránh lãnh phí; chỉ đạo các trung tâm y tế huyện, thị xã, thành phố triển khai tiêm chủng mở rộng thường xuyền hàng tháng. Tính đến ngày 25-11-2022, toàn tỉnh đã tiếp nhận 9.274.850 liều vắc-xin phòng COVID-19, đã tiêm cho đối tượng từ 18 tuổi trở lên mũi 1 đạt tỷ lệ 100,1%, đủ mũi đạt tỷ lệ 99,34%, tiêm mũi nhắc lại lần 1 đạt tỷ lệ 96,8%, tiêm mũi nhắc lại lần 2 đạt tỷ lệ 96,2%. Tiêm cho trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi mũi 1 đạt tỷ lệ 103,1%, đủ mũi đạt tỷ lệ 102,2%, tiêm mũi nhắc lại đạt tỷ lệ 87,5%. Tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi mũi 1 đạt tỷ lệ 97%, mũi 2 đạt tỷ lệ 86,5%. Cùng với đó, khoa đã quan tâm đến phòng tiêm chủng dịch vụ, phục vụ khám tư vấn tiêm chủng và điều trị dự phòng bằng huyết thanh, vắc-xin cho người dân trên địa bàn toàn tỉnh, đặc biệt là nhóm trẻ em dưới 5 tuổi, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, đối tượng có bệnh lý kèm theo. Hoạt động chăm sóc khách hàng, giải đáp thắc mắc, phản hồi ý kiến theo dõi phản ứng sau tiêm chủng, được tăng cường nhằm thực hiện nghiêm túc các quy định về thực hành an toàn tiêm chủng.

Trao đổi với Trưởng Khoa Phòng, chống bệnh truyền nhiễm Trung tâm Kiểm soát Bệnh truyền nhiễm Lê Hồng Sơn được biết, hiện nay bệnh truyền nhiễm đặc biệt là các bệnh tái nổi, mới nổi như: cúm A (H5N1), sốt xuất huyết, sởi, lao, HIV/AIDS, Ebola, Mers-CoV… là thách thức lớn cho sức khỏe cộng đồng. Với vai trò là trung tâm đầu ngành kiểm soát các bệnh về truyền nhiễm và phòng, chống các dịnh bệnh trên địa bàn tỉnh, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh thực hiện các hoạt động phòng, chống dịch bệnh, bảo đảm không để dịch bệnh bùng phát trên địa bàn tỉnh trong những năm qua. Để có được kết quả đó, khoa phòng, chống bệnh truyền nhiễm luôn góp phần quan trọng trong kiểm soát dịch bệnh. Với nhiệm vụ là đầu mối xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và báo cáo các hoạt động chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các hoạt động phòng, chống dịch, bệnh truyền nhiễm, bệnh do ký sinh trùng, bệnh truyền qua côn trùng, bệnh truyền qua thực phẩm, bệnh lây truyền từ động vật sang người bệnh mới nổi; theo dõi diễn biến, dự báo tình hình dịch, bệnh; đáp ứng tình trạng khẩn cấp về dịch, bệnh và các sự kiện về y tế công cộng; sử dụng vắc-xin, sinh phẩm y tế, tiêm chủng; phối hợp cung cấp thông tin, truyền thông; giám sát tác nhân gây bệnh, các yếu tố nguy cơ; điều trị dự phòng và quản lý sức khỏe cộng đồng; nghiên cứu và tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật liên quan; tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ về lĩnh vực bệnh truyền nhiễm…, khoa đã tiên phong trong thực hiện nhiệm vụ, nỗ lực vì sức khỏe cộng đồng. Dù khó khăn, vất vả, nguy hiểm, ở đâu có trường hợp nghi ngờ, có yếu tố dịch tễ, cán bộ trong khoa cùng các đồng nghiệp khẩn trương tiến hành điều tra, truy vết, kiểm soát nguồn lây theo đúng quy định chuyên môn của ngành, bảo đảm khống chế dịch bệnh truyền nhiễm cũng như an toàn tiêm chủng, tạo miễn dịch cộng đồng.

Bài và ảnh: Hà Phương



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]