(Baothanhhoa.vn) - Thực hiện mục tiêu 90-90-90 (90% số người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm HIV của mình, 90% số người đã chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc kháng vi-rút ARV và 90% số người được điều trị ARV kiểm soát được tải lượng vi-rút ở mức thấp để sống khỏe mạnh và giảm nguy cơ lây truyền HIV sang người khác), những năm qua huyện Quan Hóa đã triển khai thực hiện nghiêm túc, chủ động đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, triển khai các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS, nhờ đó, đã đạt được những kết quả khả quan, tạo chuyển biến của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân đối với công tác phòng, chống HIV/AIDS.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Quan Hóa nỗ lực thực hiện mục tiêu 90-90-90

Huyện Quan Hóa nỗ lực thực hiện mục tiêu 90-90-90

Tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS cho người dân tại Trạm Y tế xã Phú Thanh.

Thực hiện mục tiêu 90-90-90 (90% số người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm HIV của mình, 90% số người đã chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc kháng vi-rút ARV và 90% số người được điều trị ARV kiểm soát được tải lượng vi-rút ở mức thấp để sống khỏe mạnh và giảm nguy cơ lây truyền HIV sang người khác), những năm qua huyện Quan Hóa đã triển khai thực hiện nghiêm túc, chủ động đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, triển khai các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS, nhờ đó, đã đạt được những kết quả khả quan, tạo chuyển biến của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân đối với công tác phòng, chống HIV/AIDS.

Trạm Y tế xã Phú Thanh hiện đang quản lý, cấp thuốc điều trị ARV cho 47 bệnh nhân. Chị Hà Thị Lý, cán bộ chuyên trách HIV, cho biết: Để ngăn chặn tình trạng lây nhiễm HIV/AIDS, trong những năm qua xã đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nỗ lực triển khai các chương trình can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV và chăm sóc, điều trị người nhiễm HIV/AIDS. Bên cạnh đó, công tác quản lý, tư vấn, giúp người nhiễm HIV ổn định tâm lý và tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng được xác định là nhiệm vụ trọng tâm. Các cán bộ chuyên trách, đồng đẳng viên, y tá thôn, bản thường xuyên quan tâm động viên tinh thần những người nhiễm HIV/AIDS và gia đình có người thân bị nhiễm HIV/AIDS; đồng thời giúp bệnh nhân tiếp cận các dịch vụ, chăm sóc, hỗ trợ điều trị và dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS; chống kỳ thị và phân biệt, đối xử với người bị nhiễm HIV...

Bệnh nhân Hà Thị Nhiên chia sẻ: Cách đây 10 năm, khi chồng mất, chị đi làm xét nghiệm và phát hiện bị nhiễm HIV, khi đó chị đang mang thai đứa con đầu lòng tháng thứ 4. Lo lắng vô cùng, không dám tiếp xúc trước đám đông, nhưng khi được các cán bộ truyền thông về HIV/AIDS động viên và hướng dẫn điều trị ARV, con trai được điều trị dự phòng lây truyền mẹ con ngay từ khi mới sinh, được cấp sữa hàng tháng đến khi 18 tháng tuổi và cấp dầu ăn, chăn màn, gạo, bánh vào các dịp lễ, tết; cán bộ y tế thường xuyên đến động viên tư vấn cách uống thuốc đúng liều lượng, ăn uống, vệ sinh, chế độ làm việc..., vì thế con trai không bị lây nhiễm HIV giúp chị yên tâm hơn trong việc chăm sóc bản thân và con trai. Hiện nay bé đã học lớp 4, ngoan ngoãn, khỏe mạnh, học giỏi. Đây là nguồn động lực để Nhiên yên tâm điều trị bảo đảm sức khỏe, tham gia phát triển kinh tế gia đình.

Theo thống kê của Trung tâm Y tế huyện Quan Hóa, tình hình HIV/AIDS trên địa bàn huyện đến nay đã được khống chế và kiểm soát. Ca nhiễm HIV/AIDS đầu tiên từ năm 2001 qua khám tuyển nghĩa vụ quân sự đến nay vẫn sống khỏe mạnh; lũy tích bệnh nhân quản lý được 677 người, đã tử vong 279 người, còn sống 398 người, trong đó đã chuyển đi các cơ sở điều trị khác 32 người, hiện đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa huyện Quan Hóa 362 người. Nhận thức được mối nguy hại của HIV/AIDS, huyện đã nỗ lực triển khai nhiều hoạt động trong công tác phòng, chống HIV/AIDS, qua đó nâng cao chất lượng chăm sóc, điều trị và quản lý bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS, góp phần giảm số người bị lây nhiễm trong xã hội. Huyện đã quan tâm chỉ đạo, điều hành, triển khai kịp thời các mục tiêu, nhiệm vụ đến cơ sở, huy động được các nguồn lực triển khai một cách có hiệu quả việc thực hiện chiến lược tiếp cận mục tiêu 90-90-90 phòng, chống HIV/AIDS; hàng năm ban hành kế hoạch hành động huy động các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội tham gia công tác phòng, chống HIV/AIDS. Công tác truyền thông thay đổi hành vi được triển khai rộng từ tuyến huyện xuống xã, thị trấn và các thôn bản nhận được sự phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể và thu hút đông đảo người dân tham gia. Việc tăng cường giám sát phát hiện ca nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng thông qua công tác tư vấn, xét nghiệm tự nguyện cũng được đẩy mạnh. Nhiều chương trình, dự án phòng chống HIV/AIDS được triển khai mang lại hiệu quả thiết thực, số đối tượng nhiễm HIV/AIDS được đăng ký, quản lý ngày một tăng; các đối tượng được rà soát, truyền thông, tư vấn lưu động tại cơ sở nên số lượng thu dung bệnh nhân đến tư vấn và xét nghiệm tăng; bệnh nhân dương tính được chuyển gửi điều trị ARV tại phòng OPC đã góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng sống cho người bệnh. Tại huyện có 1 phòng xét nghiệm khẳng định, 1 phòng xét nghiệm sàng lọc HIV, tư vấn xét nghiệm cố định và lưu động tại Trung tâm Y tế huyện; có 14 xã triển khai tư vấn xét nghiệm tại xã; duy trì điều trị cấp phát thuốc methadone tại 3 điểm (Trung tâm Y tế huyện và 2 xã Trung Sơn, Thành Sơn) với 109 bệnh nhân điều trị. Bệnh viện Đa khoa huyện đã ổn định bệnh nhân được quản lý điều trị theo hệ thống. Đủ điều kiện chuyển giao điều trị bằng thẻ bảo hiểm y tế cho bệnh nhân; 14/18 xã đủ điều kiện chuyển thuốc về cấp, theo dõi tại xã cho bệnh nhân điều trị ARV. Hiện tại 100% bệnh nhân khi có kết quả phản ứng với HIV khi khẳng định được đưa vào quản lý điều trị. Thông qua việc chăm sóc, điều trị, người nhiễm được tư vấn giảm nguy cơ, thực hiện các hành vi an toàn nhằm phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS cho người khác; được cung cấp thuốc kháng vi-rút, thuốc chống nhiễm trùng cơ hội và các chăm sóc, hỗ trợ khác...

Bác sĩ Đinh Văn Bột, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Quan Hóa, cho biết: Công tác phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn huyện được sự quan tâm của các cấp chính quyền, sự phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể; năng lực hoạt động của cán bộ tham gia hoạt động ngày một hoàn thiện đã góp phần đáng kể trong việc nâng cao nhận thức của người dân trên địa bàn, các đối tượng có nguy cơ bị lây nhiễm HIV/AIDS cao, phụ nữ mang thai đã tự nguyện đi xét nghiệm máu; người bị nhiễm HIV/AIDS đã chủ động đi điều trị ARV, người dân đã hiểu rõ hơn về căn bệnh này và mọi người đều đến chia sẻ với gia đình người nhiễm... Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế, khó khăn do bệnh nhân đa phần hoàn cảnh kinh tế khó khăn, còn mặc cảm với bản thân và gia đình; hoạt động truyền thông nâng cao kiến thức cho người dân do không có kinh phí hoạt động cho nên không tổ chức thường xuyên mà chủ yếu tập trung vào các đợt chiến dịch; đối tượng nguy cơ cao quản lý khó, thường xuyên di biến động đi làm ăn xa rất khó tiếp cận; bệnh nhân HIV chưa tuân thủ điều trị còn diễn ra thường xuyên ảnh hưởng đến kết quả điều trị...

Tô Hà


Tô Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]