(Baothanhhoa.vn) - Sáng 16-8, liên bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức Diễn đàn trực tuyến chính sách cấp cao thường niên năm 2022 trong khuôn khổ Khung đối tác Một sức khỏe (MSK) về phòng, chống dịch bệnh từ động vật sang người giai đoạn 2021-2025.

Diễn đàn trực tuyến về phòng, chống dịch bệnh từ động vật sang người

Sáng 16-8, liên bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức Diễn đàn trực tuyến chính sách cấp cao thường niên năm 2022 trong khuôn khổ Khung đối tác Một sức khỏe (MSK) về phòng, chống dịch bệnh từ động vật sang người giai đoạn 2021-2025.

Diễn đàn trực tuyến về phòng, chống dịch bệnh từ động vật sang người

Đồng chí Lê Đức Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng các đại biểu tại điểm cầu Thanh Hóa.

Dự tại điểm cầu Thanh Hóa có đồng chí Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, cùng đại diện lãnh đạo các ngành có liên quan của tỉnh.

Khung đối tác MSK của Việt Nam về phòng, chống bệnh dịch từ động vật sang người giai đoạn 2021-2025 được ký kết giữa 3 Bộ (Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Tài nguyên và Môi trường) và 20 đối tác trong nước và quốc tế.

Mục tiêu chung của Khung đối tác MSK nhằm tăng cường năng lực của Việt Nam trong việc giải quyết các bệnh truyền nhiễm có nguồn gốc từ động vật phát sinh trong mối tương tác con người - động vật - hệ sinh thái. Trong đó, hướng đến xây dựng một diễn đàn bền vững cho hoạt động đối thoại chính sách, hợp tác liên ngành, đa lĩnh vực giữa các tổ chức tham gia; đề ra khuyến nghị về chính sách, chiến lược và các dự án nghiên cứu hỗ trợ cho công tác xây dựng chính sách. Xây dựng khuôn khổ cho việc chia sẻ thông tin và truyền thông sâu rộng kịp thời; tăng cường giáo dục cộng đồng, hỗ trợ cộng đồng tham gia vào quá trình lập kế hoạch và triển khai các chiến lược. Đồng thời, tăng cường hợp tác quốc tế nhằm huy động hiệu quả và điều phối các nguồn tài trợ.

Tại Thanh Hóa, từ năm 2013 đến nay trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 29 ca mắc bệnh dại trên người; 19 ổ dịch cúm gia cầm trên đàn gia cầm. 100% các ca bệnh, ổ dịch trên động vật đã được phối hợp thông báo, trao đổi thông tin giữa hai ngành trong vòng 24 giờ tại địa phương xảy ra trường hợp bệnh, ổ dịch (đã thiết lập đường dây điện thoại nóng giữa Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh và Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh để nhanh chóng trao đổi thông tin, kỹ thuật trong phòng, chống các bệnh truyền nhiễm lây từ động vật sang người). Khi phát hiện các ca bệnh, ổ dịch động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh lây truyền từ động vật sang người, các ngành đã phối hợp chặt chẽ cùng chính quyền địa phương thực hiện đồng bộ các giải pháp để xử lý ổ dịch, ngăn chặn kịp thời các ổ dịch bệnh trong diện hẹp, không để lây lan ra cộng đồng. Hằng năm, ngành Y tế đã phối hợp với ngành Nông nghiệp tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực phòng, chống dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người cho cán bộ y tế, cán bộ thú y cấp huyện.

Để thực hiện tốt công tác phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người, trong thời gian tới tỉnh Thanh Hóa đề nghị Khung đối tác MSK hỗ trợ kinh phí thực hiện công tác giám sát bệnh dại trên đàn chó, mèo tại khu vực 6 huyện miền núi nghèo (Mường Lát, Quan Sơn, Quan Hóa, Bá Thước, Lang Chánh, Thường Xuân), khu vực đông dân cư (TP Thanh Hóa, thành phố Sầm Sơn). Hỗ trợ kinh phí thực hiện công tác thông tin tuyên truyền về phòng, chống bệnh dại tại các huyện miền núi - nơi hằng năm vẫn xảy ra các ca bệnh dại, kiến thức về phòng, chống bệnh dại của người dân còn thấp. Kinh phí mua thuốc điều trị dự phòng bệnh dại cho người nghèo tại các huyện miền núi; mua vắc xin tiêm phòng bệnh dại cho đàn chó, mèo tại các hộ nghèo ở các huyện miền núi của tỉnh.

Tại Diễn đàn các chuyên gia trong nước và quốc tế đã báo cáo những kết quả đã thực hiện nghiên cứu về đánh giá tác nhân gây bệnh có mối tương tác giữa con người, động vật và môi trường; hỗ trợ xây dựng kế hoạch hành động MSK quốc gia. Đồng thời, đề ra các giải pháp nhằm kiểm soát dịch bệnh trên người và các tác nhân gây bệnh có nguồn gốc động vật; kiểm soát cúm có nguồn gốc động vật có khả năng gây đại dịch; kiểm soát bệnh dại; kiểm soát kháng kháng sinh; huy động nguồn lực, cho phòng chống bệnh dịch từ động vật sang người.

Hải Đăng


Hải Đăng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]