COVID-19 có các triệu chứng ban đầu tưởng chừng như nhẹ nhàng hay vô hại, không khác mấy so với cảm cúm. Cũng thường bắt đầu bằng sốt, mệt mỏi và ho. Tuy nhiên, chúng lại có nhiều điểm khác biệt.

Tin liên quan

Đọc nhiều

COVID-19 và cúm - Giống và khác nhau?

COVID-19 có các triệu chứng ban đầu tưởng chừng như nhẹ nhàng hay vô hại, không khác mấy so với cảm cúm. Cũng thường bắt đầu bằng sốt, mệt mỏi và ho. Tuy nhiên, chúng lại có nhiều điểm khác biệt.

COVID-19 và cúm - Giống và khác nhau?

Virurs cúm A chủng H1N1 gây bệnh cúm lợn năm 2009.

Nguyên nhân

Cúm: Tất cả các loại cúm, trong đó phổ biến nhất là cúm A, là do virus cúm gây ra. Có hàng trăm chủng đột biến thường xuyên. Ví dụ, cúm A có nhiều chủng; H1N1 là chủng gây bệnh cúm lợn năm 2009. Ngoài ra, cúm B, C và D cũng song hành tồn tại.

COVID-19: COVID-19 do một loại virus có tên SARS-CoV-2 gây ra. Đây là một virus thuộc một họ coronavirus lớn. Coronavirus có thể gây từ cảm lạnh thông thường đến nghiêm trọng hơn như MERS-CoV và SARS.

Triệu chứng

Cúm: Cúm mùa xuất hiện đột ngột. Thời gian ủ bệnh là khoảng thời gian giữa lúc nhiễm virus và đến khi có biểu hiện triệu chứng là 1 đến 4 ngày. Cúm mùa thường gây ra một số triệu chứng: Sốt hoặc ớn lạnh (không phải ai bị cúm cũng có triệu chứng này); Ho; Đau họng; Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi; Đau cơ hoặc đau cơ thể; Nhức đầu; Mệt mỏi; Nôn và tiêu chảy (thường gặp ở trẻ em).

COVID-19: Các triệu chứng COVID-19 có thể xuất hiện từ 1 - 14 ngày sau khi tiếp xúc ban đầu. Triệu chứng phổ biến nhất bao gồm: Sốt; Ho khan; Mệt mỏi; Khó thở. Một số bệnh nhân gặp các triệu chứng đi kèm khác: Đau họng; Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi; Nhức mỏi cơ thể; Tiêu chảy,

Cứ 6 người mắc COVID-19 sẽ có 1 người bị bệnh nặng. Cả Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đều cho rằng khó thở là triệu chứng cần được chăm sóc y tế đặc biệt, bất kể nguyên nhân được cho là do cúm hay do coronavirus.

COVID-19 và cúm - Giống và khác nhau?

COVID-19d o một loại virus có tên SARS-CoV-2 gây ra.

Biến chứng

Tại cuộc họp báo ngày 03/3/2020, Tổng Giám đốc WHO, Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus nói rằng, trên quy mô toàn cầu, COVID-19 gây ra bệnh nặng hơn so với cúm mùa. Nhiều người đã có khả năng miễn dịch đối với các chủng cúm mùa. Nhưng vì COVID-19 là chủng mới, không ai có miễn nhiễm do chưa hình thành miễn dịch.

Biến chứng cúm, bao gồm: Viêm xoang; Nhiễm trùng tai; Viêm phổi; Viêm cơ tim; Viêm não; Viêm mô cơ; Nhiễm trùng huyết.

Biến chứng COVID-19, bao gồm: Viêm phổi; Hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng; Suy thận.

Cuối cùng, biến chứng nghiêm trọng nhất của cả cúm và COVID-19 là tử vong.

Theo báo cáo của WHO, tỷ lệ tử vong do cúm trên toàn cầu là 1%; trong khi đó tỷ lệ tử vong COVID-19 là 3,4%. Tuy nhiên khó có thể ước tính tỷ lệ tử vong của COVID-19 trên toàn cầu hoặc quốc gia một cách chính xác, do nhiều người bị bỏ sót, do bị nhiễm trùng nhẹ và không được xét nghiệm.

Lây truyền

Cả cúm và COVID-19 đều có thể lây lan qua các giọt bắn từ đường hô hấp của người nhiễm bệnh khi ho, hắt hơi nói chuyện hay qua trung gian là các vật dụng nhiễm virus khi sờ tay vào. Nhưng dữ liệu hiện tại của WHO cho thấy trung bình một người bị nhiễm COVID-19 lây nhiễm từ 2 - 2,5 người; so với người bị cúm sẽ lây nhiễm trung bình 1,3 người.

Phòng ngừa và điều trị

Cúm: Vaccin cúm được khuyến cáo dùng cho người từ 6 tháng tuổi trở lên. Mặc dù hiệu quả của vaccin cúm thay đổi hàng năm, nhưng các nghiên cứu gần đây cho thấy nó làm giảm nguy cơ mắc cúm 40 - 60%. Ngay cả khi bạn bị cúm sau khi đã tiêm vaccin, vẫn có giá trị làm giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và phòng chống các biến chứng của cúm.

Thuốc kháng virus có thể rút ngắn thời gian của các triệu chứng cúm nếu dùng trong vòng 48 giờ kể từ khi xuất hiện triệu chứng. Nó cũng có thể ngăn ngừa bệnh cúm nếu bạn đã tiếp xúc gần gũi với người bị cúm.

Cục An toàn thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã phê duyệt các loại thuốc chống virus cúm sau: Tamiflu (oseltamivir phosphate); Relenza (zanamivir); Rapivab (peramivir); Xofluza (baloxavir marboxil)

COVID-19: Hiện tại vaccin phòng ngừa, thuốc kháng virus hoặc các phương pháp điều trị khác cho COVID-19 đang trong vòng nghiên cứu. Tuy nhiên, các thử nghiệm lâm sàng đang được tiến hành và cho nhiều kết quả khả quan trong tương lai gần. Mặc dù chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vaccin phòng ngừa, nhưng thật may mắn có khoảng 80% số người đã khỏi bệnh COVID-19 mà không cần điều trị đặc biệt.

COVID-19 và cúm - Giống và khác nhau?

Chăm sóc cho bệnh nhân COVID - 19

Trong khi chờ đợi những thành tựu khoa học tìm ra thuốc điều trị đặc hiệu và vaccin phòng ngừa; để phòng chống COVID -19 hiệu quả, nên tuân thủ các hướng dẫn và làm theo các khuyến cáo của Chính phủ:

1. Hạn chế ra đường, chỉ ra ngoài khi thực sự cần thiết.

2. Giữ khoảng cách khi tiếp xúc, tối thiểu là 2 mét.

3. Thường xuyên đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà, nơi công cộng.

4. Rửa tay, vệ sinh nhà cửa thường xuyên, thông thoáng nhà cửa.

5. Khai báo y tế mỗi ngày, cập nhật thông tin dịch bệnh và tình trạng sức khỏe, giữ liên hệ với cơ quan y tế.

Theo SKĐS


Theo SKĐS

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]