(Baothanhhoa.vn) - Mùa hè, thời tiết nóng ẩm là điều kiện lý tưởng cho côn trùng và một số loại vi khuẩn phát triển mạnh, dẫn đến nguy cơ bùng phát các dịch bệnh cúm, tiêu chảy, tay chân miệng, sốt xuất huyết, thủy đậu... là rất lớn. Ðể bảo đảm sức khỏe cho người dân trong mùa hè, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh đã chủ động chuẩn bị, sẵn sàng các trang thiết bị, vật tư, hóa chất, thuốc men... cho công tác phòng, chống dịch.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Chủ động phòng, chống dịch bệnh

Mùa hè, thời tiết nóng ẩm là điều kiện lý tưởng cho côn trùng và một số loại vi khuẩn phát triển mạnh, dẫn đến nguy cơ bùng phát các dịch bệnh cúm, tiêu chảy, tay chân miệng, sốt xuất huyết, thủy đậu... là rất lớn. Ðể bảo đảm sức khỏe cho người dân trong mùa hè, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh đã chủ động chuẩn bị, sẵn sàng các trang thiết bị, vật tư, hóa chất, thuốc men... cho công tác phòng, chống dịch.

Nhân viên Trạm Y tế xã Vĩnh Long cùng nhân dân làm vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh.

Theo báo cáo của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, trong quý I-2018 trên địa bàn tỉnh ghi nhận 7.317 ca mắc cúm, 85 ca sốt phát ban nghi sởi (trong đó có 47 ca dương tính), 43 ca quai bị, 173 ca thủy đậu, 2.019 ca tiêu chảy... Ðể chủ động phòng chống các dịch bệnh lớn có thể xảy ra, ngay từ đầu năm UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch phòng chống dịch bệnh trên người tỉnh Thanh Hóa năm 2018; Sở Y tế có công văn gửi các đơn vị y tế trong tỉnh tăng cường các biện pháp phòng chống dịch sởi; Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh đã chỉ đạo các trung tâm y tế tuyến huyện tăng cường giám sát dịch tễ và tổ chức chiến dịch vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy, phòng chống sốt xuất huyết đợt 1 năm 2018. Ngoài ra, trung tâm phối hợp với các đơn vị, địa phương cử cán bộ y tế trực tiếp xuống giám sát tại cộng đồng; đồng thời, chỉ đạo các cơ sở y tế thực hiện và sử dụng tốt phần mềm giám sát bệnh truyền nhiễm, phần mềm quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia tại tất cả các tuyến; báo cáo từng trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm tại cơ sở khám, chữa bệnh. Khi phát hiện trường hợp mắc, trung tâm thực hiện điều tra dịch tễ ca bệnh, phân tích, dự báo xu hướng phát triển của dịch bệnh ở từng ổ dịch để có biện pháp phòng chống thích hợp. Hiện nay, cùng với chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, dịch truyền, hóa chất, sẵn sàng hỗ trợ các đơn vị chống dịch bệnh, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh đã chỉ đạo tuyến cơ sở đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường, thu gom rác thải, khơi thông cống rãnh, cách xử lý môi trường nước bị ô nhiễm...

Tại huyện Vĩnh Lộc, Trung tâm Y tế huyện đã xây dựng kế hoạch, đưa ra các giải pháp phòng chống dịch cụ thể. Một trong những biện pháp quan trọng trong công tác phòng chống dịch bệnh là đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong cộng đồng về phòng, chống các loại bệnh dễ phát sinh như bệnh tay chân miệng, tiêu chảy cấp, sốt xuất huyết, dịch sởi, sốt phát ban nghi sởi, cúm A H1N1, H5N1, H7N9... Thường xuyên cử cán bộ hướng dẫn các trạm y tế xã, trường học và cộng đồng dân cư trong việc thực hiện công tác vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm. Đồng thời thường xuyên chỉ đạo các địa phương tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh tại địa bàn. Chủ động kiểm tra, giám sát và chuẩn bị đầy đủ thuốc, vật tư, hóa chất phòng chống dịch bệnh, bảo đảm không để dịch lớn xảy ra trên địa bàn. Do triển khai tốt công tác phòng chống dịch bệnh, 4 tháng đầu năm 2018, trên địa bàn huyện không có dịch bệnh lớn xảy ra; công tác tiêm chủng mở rộng được triển khai đến khắp các xã, thị trấn, số trẻ trong độ tuổi được tiêm đầy đủ 8 loại vắc-xin đạt tỷ lệ 32%.

Theo khuyến cáo từ các chuyên gia y tế, mọi người đều có thể mắc các bệnh truyền nhiễm vào mùa hè nhưng đối tượng dễ mắc nhất là trẻ em. Để phòng chống dịch bệnh có hiệu quả ngoài sự vào cuộc của ngành y tế, mỗi người dân cần tích cực tham gia bằng những hành động, việc làm thiết thực, nhất là thực hiện tiêm chủng cho con em, bản thân đối với những bệnh có thể phòng được bằng vắc-xin tiêm chủng và thực hiện tốt những khuyến cáo của ngành y tế, trong đó cần tăng cường thực hiện ăn chín, uống sôi, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, uống đủ nước và tăng cường dinh dưỡng; chú ý vệ sinh cá nhân và rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, nhất là trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; tổ chức khơi thông cống, rãnh, phát quang bụi rậm, diệt bọ gậy, ngủ màn và vệ sinh môi trường chung quanh nơi sinh sống... Có như vậy mới có thể chủ động phòng, chống dịch bệnh, giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm thường xảy ra vào mùa hè.


Bài và ảnh: Tô Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]