(Baothanhhoa.vn) - Theo Tổ chức Y tế thế giới, hàng năm có khoảng 50.000 - 70.000 người tử vong do bệnh dại và trên 10 triệu người phải điều trị dự phòng bằng vắc-xin dại. Tại Việt Nam, bệnh dại đã tồn tại nhiều năm và hiện nay, số tử vong do dại vẫn ghi nhận ở mức cao, với khoảng 100 trường hợp/năm.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Chủ động phòng, chống bệnh dại trong mùa hè

Theo Tổ chức Y tế thế giới, hàng năm có khoảng 50.000 - 70.000 người tử vong do bệnh dại và trên 10 triệu người phải điều trị dự phòng bằng vắc-xin dại. Tại Việt Nam, bệnh dại đã tồn tại nhiều năm và hiện nay, số tử vong do dại vẫn ghi nhận ở mức cao, với khoảng 100 trường hợp/năm.

Chủ động phòng, chống bệnh dại trong mùa hè

Bệnh dại chỉ có thể điều trị dự phòng bằng vắc-xin và huyết thanh ngay sau khi bị phơi nhiễm tùy theo từng mức độ tổn thương (ảnh minh họa).

Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hóa, từ năm 2016 đến nay, toàn tỉnh có hơn 20 ca tử vong do mắc bệnh dại. Những ca này sau khi bị chó cắn đã không đến cơ sở y tế để được tư vấn và tiêm phòng vắc-xin.

Trao đổi với bác sĩ Lê Ngọc Sơn, Trưởng Khoa Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, được biết: Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm, có tỷ lệ tử vong cao. Thời kỳ ủ bệnh có thể thay đổi từ 12 ngày đến 1 năm, nhưng thường từ 2 - 3 tháng, kể từ ngày bị cắn. Thời kỳ ủ bệnh ngắn hay dài tùy thuộc vào vị trí vết cắn và số lượng vi rút xâm nhập qua vết cắn. Bệnh khởi phát với các triệu chứng ban đầu như: Sốt, sợ hãi, đau đầu, mệt mỏi, khó chịu... Giai đoạn phát bệnh dại xuất hiện với các biểu hiện mất ngủ, tăng cảm giác kích thích như: Sợ ánh sáng, tiếng động, gió và nước. Ngoài ra bệnh nhân có thể kèm theo các rối loạn như: Giãn đồng tử, tăng tiết nước bọt, vã mồ hôi, hạ huyết áp và tử vong. Bệnh dại hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Bệnh dại chỉ có thể điều trị dự phòng bằng vắc-xin và huyết thanh ngay sau khi bị phơi nhiễm tùy theo từng mức độ tổn thương. Tiêm phòng vừa là biện pháp dự phòng, vừa là biện pháp điều trị duy trì để có thể cứu sống bệnh nhân khi bị súc vật dại cắn. Bệnh dại không thể cứu được khi đã phát bệnh và tỷ lệ tử vong là 100%. Tuyệt đối không dùng thuốc nam, không đắp thuốc lá, không tự chữa, không nhờ thầy lang bốc thuốc để chữa bệnh dại.

Không chủ quan với việc bị chó cắn, anh Nguyễn Văn Thái (phường An Hoạch, TP Thanh Hóa) đã đến Phòng Tiêm chủng Vắc-xin, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh để bác sĩ tư vấn và tiêm vắc-xin phòng dại.

Anh Thái chia sẻ, khi sang nhà hàng xóm chơi thì không may bị chó cắn vào chân và chảy máu. Để phòng ngừa, tôi đã rửa vết cắn bằng xà phòng cẩn thận. Tuy nhiên, trong điều kiện thời tiết nắng nóng như hiện nay, để yên tâm tôi vẫn đến trung tâm để tiêm vắc-xin phòng bệnh dại cho an toàn.

Hiện nay vẫn còn tình trạng một số người dân vẫn chủ quan, dù bị động vật cắn nhưng không đi tiêm phòng bệnh dại. Bởi, mọi người nghĩ là chó nhà nuôi đã được tiêm phòng và tiêm vắc-xin dại sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, trí nhớ người bệnh. Điều này hoàn toàn sai lầm, vắc-xin phòng dại đã được Tổ chức Y tế thế giới kiểm chứng rất an toàn, được Bộ Y tế cấp phép lưu hành toàn quốc. Do vậy, khi chó, mèo cào, cắn bị trầy xước hoặc liếm vào chỗ da đã bị tổn thương trước đó, thì người dân cần đến ngay cơ sở y tế để được hướng dẫn, tiêm vắc-xin phòng dại và hoàn toàn yên tâm với chất lượng của vắc-xin.

Ngành y tế khuyến cáo, tất cả các trường hợp sau khi bị chó, mèo, cắn, cào cần phải xử trí sơ bộ bằng cách rửa xà phòng đậm đặc, sau đó rửa bằng nước muối và bôi cồn I ốt hoặc cồn sát trùng thông thường nhằm giảm tối đa lượng vi rút tại nơi bị tổn thương. Không nặn máu, không bôi, đắp bất cứ thứ gì lên vết cắn, để hở vết cắn và đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và tiêm phòng vắc-xin dại kịp thời.

Để phòng chống bệnh dại hiệu quả, mỗi gia đình, cá nhân cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực tham gia quản lý tốt đàn vật nuôi của gia đình; tuyệt đối không tiếp xúc với con vật bị dại, nghi dại và không mua bán, vận chuyển chó, mèo khi không biết rõ nguồn gốc; chủ động tiêm phòng vắc-xin cho chó, mèo và khi bị chó, mèo cào, cắn cần đến ngay cơ sở y tế để được xử lý vết thương, tư vấn và tiêm phòng dại kịp thời. Khi phát hiện hay nghi động vật bị dại cần báo ngay cho chính quyền, cơ quan thú y tại địa phương để có biện pháp tiêu hủy chó mèo bị dại, góp phần chung tay cùng chính quyền địa phương kiểm soát bệnh dại.

Bệnh dại là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và có nguy cơ tử vong rất cao. Mùa hè, thời tiết nắng nóng là môi trường thuận lợi để bệnh dại bùng phát mạnh. Chính vì vậy, việc chủ động phòng, chống bệnh dại trong thời điểm này là rất cần thiết.

Bài và ảnh: Hà Phương


Bài và ảnh: Hà Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]