(Baothanhhoa.vn) - Đảng ta là đảng cầm quyền, hầu hết các chức danh lãnh đạo chủ chốt quan trọng của các tổ chức trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở đều do đảng viên của Đảng đảm nhiệm. Vì vậy, mỗi kỳ đại hội Đảng các cấp đều có một nhiệm vụ rất quan trọng là lựa chọn và bầu ra cấp uỷ - cơ quan lãnh đạo của tổ chức đảng trong nhiệm kỳ. Đây là những người tinh túy về trí tuệ, uy tín, năng lực và đạo đức trong mỗi tổ chức đảng. Vấn đề đặt ra, làm thế nào để lựa chọn được những cán bộ đủ tiêu chuẩn vào cơ quan cấp uỷ? Không thể nào khác, chúng ta cần vận dụng sáng tạo lý luận về tiêu chuẩn của người cán bộ được V.I Lênin đưa ra.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tư tưởng Lênin về tiêu chuẩn cán bộ của Đảng - Phương pháp luận nền tảng để lựa chọn nhân sự cấp ủy cơ sở nhiệm kỳ 2020 -2025

Đảng ta là đảng cầm quyền, hầu hết các chức danh lãnh đạo chủ chốt quan trọng của các tổ chức trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở đều do đảng viên của Đảng đảm nhiệm. Vì vậy, mỗi kỳ đại hội Đảng các cấp đều có một nhiệm vụ rất quan trọng là lựa chọn và bầu ra cấp uỷ - cơ quan lãnh đạo của tổ chức đảng trong nhiệm kỳ. Đây là những người tinh túy về trí tuệ, uy tín, năng lực và đạo đức trong mỗi tổ chức đảng. Vấn đề đặt ra, làm thế nào để lựa chọn được những cán bộ đủ tiêu chuẩn vào cơ quan cấp uỷ? Không thể nào khác, chúng ta cần vận dụng sáng tạo lý luận về tiêu chuẩn của người cán bộ được V.I Lênin đưa ra.

Tư tưởng Lênin về tiêu chuẩn cán bộ của Đảng - Phương pháp luận nền tảng để lựa chọn nhân sự cấp ủy cơ sở nhiệm kỳ 2020 -2025

V.I. Lê-nin (Nguồn tư liệu: tapchicongsan.vn)

Thực tiễn khi Đảng Bônsêvích trở thành đảng kiểu mới lãnh đạo nước Nga, trên lập trường của C.Mác và Ph.Ănghen, Lênin đã đưa ra một hệ thống lý luận về cách mạng vô sản khá toàn diện. Trong đó, lý luận về tiêu chuẩn của người cán bộ của Đảng là một nội dung có giá trị xuyên suốt trong tổ chức và hoạt động của Đảng.

Theo Lênin, là cán bộ của Đảng, nhất là những cán bộ nắm giữ vai trò lãnh đạo phải là những người có phẩm chất chính trị tốt; có trí tuệ cao, đủ năng lực và có uy tín. Từ đó, Người đi sâu lý giải phẩm chất và năng lực người cán bộ của Đảng một cách cụ thể, toàn diện. Cụ thể:

Thứ nhất, về phẩm chất chính trị

Là cán bộ của Đảng, yêu cầu đặt ra đầu tiên là tiêu chuẩn về chính trị. Đây là điều kiện cần thiết để giúp người cán bộ của Đảng vững vàng trên lập trường, mục tiêu cách mạng vô sản và quyết tâm đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống một cách hiệu quả nhất. Để chọn cán bộ của Đảng, theo Lênin, trước hết đó phải là những người kiên định với lý tưởng cộng sản. Người chỉ rõ: “Nghiên cứu con người, tìm những cán bộ có bản lĩnh. Hiện nay, đó là then chốt; nếu không thì tất cả mọi mệnh lệnh và quyết định sẽ chỉ là mớ giấy lộn(1). Đây là nhiệm vụ lớn lao trong công tác cán bộ của Đảng.

Việc lựa chọn được những cán bộ có bản lĩnh chính trị vào vị trí lãnh đạo là khâu rất thận trọng và khó khăn. Theo Lênin, phải tìm hiểu kỹ càng về nhiều mặt của người cán bộ, tránh phiến diện, chủ quan. Nên, cần phải dựa trên các tiêu chí, phải đánh giá đúng kinh nghiệm và uy tín… Đặc biệt là lòng trung thành với mục tiêu lý tưởng của Đảng, trung thành với Nhà nước, với chế độ xã hội chủ nghĩa và lợi ích của dân tộc. Bởi vì, là người cộng sản chân chính phải tự giác và không ngừng rèn luyện “một tinh thần giác ngộ cao, một tính kỷ luật cao, một lòng trung thành cao độ(2) với sự nghiệp và lý tưởng cộng sản chủ nghĩa. Đây là tiêu chuẩn về bản lĩnh chính trị, nhưng ở mỗi giai đoạn cụ thể của cách mạng phải được cụ thể hóa sát yêu cầu của thực tiễn. Bản lĩnh chính trị của cán bộ không dừng lại ở việc tán thành chủ nghĩa xã hội, hay một người cộng sản nói chung. Người cán bộ có bản lĩnh chính trị còn phải có đủ năng lực để đưa đường lối của Đảng vào cuộc sống một cách hiệu quả. Phải “biến các sắc luật từ trạng thái là giấy lộn đầy bụi bặm... thành thực tiễn sống động(3). Đồng thời, phải là người có quyết tâm, luôn tự giác, quyết liệt đấu tranh để “tẩy sạch” những tật xấu của mình và của tổ chức mình, để làm trong sạch bản thân và nội bộ Đảng.

Thứ hai, về năng lực

Theo Lênin, người cán bộ của Đảng không chỉ có kiên định chính trị, mà còn phải thành thạo chuyên môn, có kiến thức khoa học, Người chỉ rõ“Làm sao có thể quản lý được nếu không có uy tín chuyên môn,… nếu không có kiến thức đầy đủ, nếu không tinh thông khoa học quản lý?... Muốn quản lý được, thì cần am hiểu công việc và phải là một cán bộ quản lý giỏi(4). Mặt khác, để hoàn thành nhiệm vụ được giao, ngoài việc có kiến thức khoa học, thành thạo chuyên môn, người cán bộ của Đảng phải có năng lực tổ chức và tổng kết kinh nghiệm từ các phong trào cách mạng thực tiễn. Bởi vì, chỉ khi bám sát thực tiễn, chú trọng, kịp thời giải quyết những vấn đề mới nảy sinh; cán bộ mới có được niềm tin từ quần chúng nhân dân. Chỉ tổng kết kinh nghiệm từ các phong trào cách mạng thực tiễn mới làm giàu thêm tri thức và kinh nghiệm của cán bộ. Vì, tính đảng của người cán bộ không dừng ở danh hiệu đảng viên và những lời phát ngôn, nó cần được thể hiện ở việc làm cụ thể và luôn là ý chí hành động, nhất là cán bộ lãnh đạo. Người căn dặn “Nếu chúng ta cố hết sức và biết chú ý - một cách có suy nghĩ, một cách thực sự cầu thị - thu lượm, kiểm tra, đúc kết chính cái kinh nghiêm thực tiễn, chính cái mà mỗi chúng ta đã làm, đã hoàn thành, trông thấy những người khác ở bên cạnh đã làm và đã hoàn thành, - nếu làm được như vậy thì… mới giải quyết được nhiệm vụ thực tiễn là: làm thế nào để chiến thắng… một cách thật nhanh, thật chắc(5).

Thứ ba, về đạo đức

Tiêu chuẩn về đạo đức của người cán bộ là một tiêu chuẩn rất quan trọng. Theo Lênin, đạo đức của người cán bộ không chung chung, trừu tượng mà biểu hiện rất cụ thể. Như: sự trung thành tuyệt đối với Đảng, với sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp giải phóng nhân dân lao động; có tinh thần tự giác gánh vác các nhiệm vụ và hy sinh phục vụ chủ nghĩa cộng sản; là người luôn giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ và chấp hành kỷ luật Đảng triệt để; luôn khiêm tốn, cầu thị, không “kiêu ngạo cộng sản”; không tham ô, hối lộ, không ham địa vị, không lạm quyền, không đặc lợi; không che giấu, dũng cảm nhận và quyết tâm sửa chữa sai lầm, khuyết điểm; không quan liêu; luôn tiết kiệm, tránh lãng phí. Người nhấn mạnh, đạo đức của cán bộ, nhất là người lãnh đạo như là “uy tín tinh thần” của cán bộ. Nó bắt nguồn từ đạo đức của cách mạng, từ đạo đức của quần chúng cách mạng. Đạo đức của cán bộ chính là trình độ phát triển, là mức độ phản ánh bản lĩnh chính trị và trình độ, năng lực của cán bộ.

Không chỉ nêu lên các tiêu chuẩn cần có của người cán bộ, Lênin còn chỉ ra phương châm xây dựng đội ngũ cán bộ cho cách mạng là phải bảo đảm tính liên tục và cơ cấu xã hội hợp lý. Theo đó, Người luôn quan tâm tới đội ngũ cán bộ trẻ, cán bộ nữ; gắn kết giữa già với trẻ trong cơ cấu cán bộ. Lênin cho rằng, cán bộ trẻ tuy còn hạn chế về kinh nghiệm, nhất là kinh nghiệm giải quyết các tình huống chính trị phức tạp, nhưng có số lượng lớn, trẻ, khỏe, nhiệt tình, ham học hỏi, dễ nắm bắt được cái mới, tiếp thu và vận dụng những tri thức khoa học nhanh... Do đó, cần sử dụng cán bộ trẻ để kiểm tra, giúp đỡ họ thực hiện nhiệm vụ; giúp họ trưởng thành, không để cho tài năng của họ bị mai một, lãng phí... Ngoài ra, Lênin còn căn dặn, cần phải thu hút phụ nữ tham gia nhiều hơn vào công việc của chính trị, quản lý kinh tế, xã hội. Nhưng, khi lựa chọn cán bộ trẻ, cán bộ nữ để giao việc, phải chú trọng đến khả năng lãnh đạo công tác thực tiễn của họ, tránh rập khuôn, giáo điều. Đó là sai lầm về cán bộ.

Gần một thế kỷ đã trôi qua, những chỉ dẫn của Lênin về tiêu chí, cơ cấu để lựa chọn cán bộ vẫn còn nguyên giá trị. Lý luận của Người thực sự là nền tảng phương pháp luận giúp chúng ta nhận thức và lựa chọn cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của cách mạng trong thời kỳ mới.

Từ nền tảng phương pháp luận nêu trên; để làm tốt nhiệm vụ về nhân sự cấp uỷ cho nhiệm kỳ mới của đại hội đảng bộ các cấp và Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Ngày 30-5-2019, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 35-CT/TW, về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Chỉ thị đã quán triệt sâu sắc quan điểm của Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 19-5-2018, của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ, cùng nhiều văn bản về công tác cán bộ của Đảng. Trong đó có công tác nhân sự của cơ quan lãnh đạo các tổ chức đảng nhiệm kỳ 2020- 2025. Đặc biệt là mối quan hệ giữa tiêu chuẩn và cơ cấu độ tuổi, giới tính của nhân sự cơ quan lãnh đạo tổ chức đảng nhiệm kỳ mới.

Tư tưởng chỉ đạo của Chỉ thị 35 - CT/TW thể hiện Đảng ta đã vận dụng sâu sắc lý luận của Lênin về tiêu chuẩn cán bộ. Nhấn mạnh, trong công tác lựa chọn nhân sự lãnh đạo của các tổ chức đảng nhiệm kỳ 2020- 2025, tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, uy tín và hiệu quả công tác là tiêu chí cơ bản để lựa chọn nhân sự.

Để các tiêu chuẩn về cán bộ nêu trên đi vào thực tiễn lựa chọn nhân sự cơ quan lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng nhiệm kỳ 2020- 2025. Thiết nghĩ, tổ chức cơ sở đảng cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:

Một là, quán triệt đầy đủ, nghiêm túc những chỉ dẫn của Lênin, Chỉ thị 35 - CT/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII và các Quy định về tiêu chuẩn, cơ cấu cán bộ nhiệm kỳ mới.

Hai là, nghiêm túc thực hiện quy trình nhân sự theo quy định, trong đó cần chú trọng tính công khai, minh bạch và có chất lượng mỗi khâu, mỗi bước trong quy trình. Kiên quyết không vì lý do cơ cấu mà hạ thấp tiêu chuẩn.

Ba là, trong lựa chọn nhân sự, không để lọt vào cấp ủy khóa mới những người có biểu hiện thiếu vững vàng về bản lĩnh chính trị, năng lực và uy tín thấp; người cơ hội, có biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống, thờ ơ, vô cảm. Ngăn chặn hiện tượng chạy chức, chạy quyền, “lợi ích nhóm”; vi phạm các quy định hiện hành của Đảng, Nhà nước về những điều đảng viên, cán bộ không được làm.

Bốn là, trong đánh giá và lựa chọn nhân sự, cần bảo đảm minh bạch, khách quan, trung thực; phải dựa vào quần chúng, nắm thông tin từ quần chúng. Điều này, sinh thời Lênin đã căn dặn rằng, “Quần chúng phải có quyền được thay đổi những người lãnh đạo của mình, phải có quyền được hiểu rõ và kiểm tra mỗi một bước nhỏ nhất trong hoạt động của những người đó.” (6).

Từ những chỉ dẫn của Lênin, với sự lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, bài bản của cấp ủy và sự tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân, chúng ta hoàn toàn tin tưởng rằng đại hội đảng cấp cơ sở sẽ lựa chọn được nhân sự cấp ủy mới đủ đức, đủ tài góp phần quan trọng vào thành công đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIII của Đảng./.

Th.S Bùi Thị Thu (Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa)

--------

(1) V.I. Lê-nin: Toàn tập,Nxb. Tiến bộ, Mát-xcơ-va, 1978, t. 44, tr. 449

(2) V.I. Lê-nin: Toàn tập, Sđd, t. 41, tr. 474

(3) V.I. Lê-nin: Toàn tập, Sđd, t. 54, tr. 235

(4). V.I. Lê-nin: Toàn tập,Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội 2005, t. 40, tr.257.

(5). V.I. Lê-nin: Toàn tập,Sdd, t. 40, tr.165.

(6) V.I. Lê-nin: Toàn tập,Nxb. Tiến bộ, Mát-xcơ-va, 1978, t. 36, tr. 192


Th.S Bùi Thị Thu (Trường Chính Trị Tỉnh Thanh Hóa)

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]