(Baothanhhoa.vn) - Huế là vùng đất di sản, nơi tập trung dày đặc hệ thống di tích từ cấp địa phương đến quốc gia, quốc tế. Nếu làm một con số so sánh, thống kê chắc khó có tỉnh, thành phố nào đạt được. Đó là cơ hội và cũng là thách thức trong việc kêu gọi đầu tư.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Không đánh đổi môi trường để lấy dự án

Huế là vùng đất di sản, nơi tập trung dày đặc hệ thống di tích từ cấp địa phương đến quốc gia, quốc tế. Nếu làm một con số so sánh, thống kê chắc khó có tỉnh, thành phố nào đạt được. Đó là cơ hội và cũng là thách thức trong việc kêu gọi đầu tư.

Cồn Dã Viên, vị trí đẹp để kêu gọi đầu tư phát triển du lịch.

Quan điểm của lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế là luôn ưu tiên kêu gọi đầu tư phát triển, song luôn kiên định mục tiêu phát triển nhưng phải thân thiện với môi trường và không đánh đổi môi trường. Ở những khu vực cần giữ gìn, bảo vệ, tuyệt đối không đầu tư những dự án làm ảnh hưởng đến di tích, cảnh quan môi trường.

Mục tiêu của Thừa Thiên Huế là tăng trưởng xanh, do đó, các dự án kêu gọi đầu tư chủ yếu tập trung vào lĩnh vực du lịch dịch vụ, đây cũng là ngành kinh tế mũi nhọn, cũng là ngành công nghiệp không khói mà Thừa Thiên Huế xây dựng và “theo đuổi” nhiều năm nay.

Dĩ nhiên, Huế vẫn có nhiều nhà đầu tư ở các lĩnh vực sản xuất đến kêu gọi đầu tư, song lãnh đạo tỉnh chỉ đồng ý với những dự án đảm bảo các tiêu chí về môi trường, hoặc ít có tác động nhất đến môi trường, nếu có cũng chỉ là thấp nhất ở giới hạn cho phép. Đây cũng là lý do khiến nhiều người thắc mắc tại sao Huế có ít dự án đầu tư phát triển sản xuất, phải chăng lãnh đạo tỉnh quá thận trọng hoặc quá cầu toàn hay có khi lại là những ý kiến chưa tốt về việc cải cách thủ tục hành chính?

Đặt giữa mối quan hệ hai chiều một bên băn khoăn về sự phát triển của người dân với một bên là chủ trương, quy định của tỉnh, Báo Thừa Thiên Huế cũng đã rất thận trọng, trăn trở trong việc tuyên truyền những vấn đề liên quan đến kêu gọi đầu tư. Thông tin để bạn đọc tiếp nhận và hài lòng nhưng trái chủ trương của tỉnh và ngược lại là điều không hề dễ dàng. Tuy thế, thời gian qua, chúng tôi đã có một vệt bài khá dài hơi về vấn đề này, trong đó đa số các bài viết đều đã nêu đúng thực trạng kêu gọi đầu tư cũng như chủ trương xuyên suốt của tỉnh trong việc kêu gọi đầu tư gắn với bảo vệ môi trường; trong đó có nhiều bài phản biện mang tính xây dựng cao. Ví dụ như các bài viết: “Thận trọng trong kêu gọi đầu tư vào Bạch Mã”, “Cồn Hến chờ nhà đầu tư chiến lược”, “Chưa có nhà đầu tư đủ tầm cho cồn Dã Viên”, “Thu hồi các dự án chậm”, “Cơ hội cho các nhà đầu tư”, “Không đánh đổi môi trường”...

Chủ trương kiên quyết với mục tiêu bảo vệ môi trường trong kêu gọi đầu tư nhằm mục tiêu hướng tới phát triển xanh, tăng trưởng xanh của lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế ngày càng khẳng định sự đúng đắn, phù hợp với xu hướng phát triển chung của khu vực và thế giới. Vì thế, chúng tôi tự tin để nói rằng, thông tin truyền thông theo hướng ưu tiên kêu gọi đầu tư phát triển kinh tế nhưng đảm bảo hài hòa với môi trường bằng các biện pháp đánh giá tác động cụ thể, kiểm tra, giám sát thường xuyên quy trình vận hành, xử lý nước, chất, khí thải... để kịp thời có những xử lý, cảnh báo... là điều mà chúng tôi ưu tiên. Đồng thời, cũng không ngần ngại đưa ra ánh sáng những vụ việc (nếu có) của các doanh nghiệp, đơn vị hoạt động sản xuất, kinh doanh nhưng chưa đảm bảo các điều kiện về an toàn, xử lý chất, khí, nguồn nước thải... dù đó là dự án của doanh nghiệp nào đi nữa...

(Trích tham luận của Báo Thừa Thiên Huế)



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]