(Baothanhhoa.vn) - Từ xa xưa Hoằng Hóa được ca ngợi là đất “Văn vật”, “Địa linh, nhân kiệt”, vùng đất hiếu học, giàu truyền thống lịch sử văn hóa, nơi sản sinh ra nhiều bậc hiền tài lưu danh sử sách.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hoằng Hóa phấn đấu đến năm 2025 là huyện tốp đầu của tỉnh và trở thành thị xã trước năm 2030

Từ xa xưa Hoằng Hóa được ca ngợi là đất “Văn vật”, “Địa linh, nhân kiệt”, vùng đất hiếu học, giàu truyền thống lịch sử văn hóa, nơi sản sinh ra nhiều bậc hiền tài lưu danh sử sách.

Hoằng Hóa phấn đấu đến năm 2025 là huyện tốp đầu của tỉnh và trở thành thị xã trước năm 2030Khu du lịch biển Hải Tiến. Ảnh: Phạm Nam

Tiếp nối và phát huy truyền thống quê hương, nhiệm kỳ 2015-2020, Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân, các lực lượng vũ trang huyện Hoằng Hóa đã nỗ lực khắc phục khó khăn, năng động, sáng tạo trong việc triển khai thực hiện có hiệu quả chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là cấp ủy huyện đã ban hành 16 nghị quyết (trong đó có 6 nghị quyết chuyên đề), 23 chỉ thị và nhiều văn bản khác để lãnh đạo, chỉ đạo các nhiệm vụ đã đề ra, giành được thắng lợi toàn diện trên các lĩnh vực.

Nổi bật là 28/29 chỉ tiêu về phát triển kinh tế - xã hội, an ninh – quốc phòng, xây dựng Đảng đề ra đều đạt và vượt kế hoạch. Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2016-2020 ước đạt 14,65%, vượt mục tiêu đại hội (14,5%), trong đó ngành dịch vụ có mức tăng trưởng 18,47%, công nghiệp - xây dựng 17,55%, nông - lâm - thủy sản 3,11%. Quy mô giá trị sản xuất (theo giá so sánh) năm 2020 ước đạt 16.386 tỷ đồng, gấp 1,98 lần so với năm 2015; theo giá hiện hành năm 2020 ước đạt 25.879 tỷ đồng, gấp 2,5 lần so với năm 2015. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực, theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế tưởng như khó có thể hoàn thành nhưng kết quả đạt được hết sức thuyết phục, trở thành điểm nhấn trong nhiệm kỳ.

Nét nổi bật đầu tiên phải kể đến đó là thành quả trong xây dựng nông thôn mới (NTM). Hoằng Hóa đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận huyện đạt chuẩn NTM, sớm hơn 1 năm so với mục tiêu nghị quyết đại hội đề ra. Toàn huyện đã huy động được 5.125 tỷ đồng, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, trong đó Nhân dân hiến 249.817,18m2 đất, tháo dỡ 7.680,3m tường rào, đóng góp 86.238 ngày công với tổng số tiền 2.146,8 tỷ đồng. Thành quả đó đã tạo đà cho huyện Hoằng Hóa triển khai xây dựng đô thị hóa nông thôn. Năm 2020, huyện đã xây dựng, chỉnh trang các công trình trên địa bàn theo hướng đô thị và hoàn thành quy hoạch xây dựng vùng huyện; quy hoạch điều chỉnh mở rộng thị trấn Bút Sơn và đô thị Hải Tiến, triển khai lập quy hoạch chung các đô thị Thịnh - Lộc, Phú – Quý. Đây là cơ sở quan trọng để định hướng và tập trung đầu tư xây dựng phát triển đô thị của huyện trong thời gian tới.

Trong lĩnh vực nông nghiệp, huyện đã ban hành Đề án “Phát triển nông nghiệp bền vững trên địa bàn huyện giai đoạn 2018-2025, định hướng đến năm 2030”; Đề án “Nuôi trồng thủy sản nước lợ bền vững đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” và thực hiện nhiều cơ chế, chính sách, đề ra các giải pháp đồng bộ và quyết liệt để thực hiện, đó là tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững, mở rộng liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản hàng hóa, đã thu hút được nhiều công ty, doanh nghiệp vào đầu tư. Huyện tiếp tục duy trì và phát triển vùng sản xuất lúa thâm canh năng suất, chất lượng, hiệu quả cao với diện tích 3.030 ha; xây dựng được 61 ha sản xuất rau quả áp dụng tiêu chuẩn VietGAP, trên 80.000m2 nhà màng, 155 mô hình tích tụ ruộng đất để sản xuất hàng hóa quy mô lớn với diện tích hơn 470 ha, góp phần nâng giá trị sản xuất trên một ha đất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản đạt 155 triệu đồng, gấp 1,8 lần so với đầu nhiệm kỳ. Giá trị sản xuất đến năm 2020 ước đạt 1.180 tỷ đồng, tăng 14,2% so với năm 2015. Chăn nuôi chuyển mạnh từ nông hộ nhỏ lẻ sang nuôi trang trại và sản xuất hàng hóa. Nuôi trồng thủy sản nước lợ tăng cả về quy mô diện tích, sản lượng và giá trị, hiệu quả sản xuất, đa dạng hình thức nuôi. Đặc biệt, Hoằng Hóa còn là một trong những huyện đi đầu trong việc thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP). Năm 2019, huyện có 3 sản phẩm được Hội đồng đánh giá xếp hạng sản phẩm OCOP của tỉnh xếp hạng 4 sao. Năm 2020, huyện có 12 sản phẩm thế mạnh đã và đang hoàn thiện hồ sơ tham gia OCOP.

Nét nổi bật nữa đó là, huyện đã đẩy mạnh cải cách hành chính, mời gọi các nhà đầu tư. Giai đoạn 2016-2020, huyện thu hút được 351 dự án đầu tư, với tổng mức đầu tư đăng ký hơn 3.800 tỷ đồng. Nhiều dự án có quy mô lớn, công trình quan trọng được chỉ đạo, đôn đốc đầu tư, đưa vào sử dụng. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp được duy trì và phát triển, tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2016-2020 ước đạt 17,94%. Giá trị sản xuất năm 2020 ước đạt 3.544 tỷ đồng, gấp 2,28 lần so với năm 2015. Các sản phẩm công nghiệp có giá trị sản xuất cao, như: Dụng cụ thể thao, dệt may, vật liệu xây dựng; chế biến nông, lâm, thủy sản... Nhiều sản phẩm nghề truyền thống cũng được duy trì và phát triển, như: Mây tre đan, mộc, chế biến hải sản... Xây dựng cơ bản phát triển nhanh, tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2016-2020 ước đạt 17,23%. Giá trị sản xuất năm 2020 ước đạt 4.188 tỷ đồng, gấp 2,21 lần so với năm 2015.

Các lĩnh vực văn hóa - xã hội tiếp tục phát triển theo hướng xã hội hóa, chuẩn hóa và đạt được nhiều kết quả nổi bật. Lĩnh vực giáo dục và đào tạo đạt được thành tích xuất sắc trong dạy và học. Kết quả thi học sinh giỏi cấp THCS liên tục được xếp thứ nhất toàn tỉnh, Trường THPT Lương Đắc Bằng và THPT Hoằng Hóa IV luôn trong tốp 5 đơn vị dẫn đầu của tỉnh. Trong nhiệm kỳ có 153 giải nhất cấp tỉnh, 15 giải quốc gia các môn văn hóa, 3 giải Tài năng Toán học trẻ Việt Nam, 4 giải quốc tế. Tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đạt 100%; tốt nghiệp THCS, THPT, bổ túc THPT đạt 99% trở lên; tỷ lệ học sinh đậu đại học trên 50%. Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên được nâng cao, trình độ chuyên môn đạt chuẩn 100%, trong đó trên chuẩn 75%. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học được đầu tư theo hướng tiên tiến, hiện đại như: máy chiếu, ti vi, phòng học Tiếng Anh chuyên dụng...; 100% các trường được lắp camera, đèn năng lượng; các trường mầm non 100% phòng học có điều hòa nhiệt độ. Đến nay, có 126/139 trường đạt chuẩn quốc gia, tỷ lệ 94,7% vượt mục tiêu đại hội gần 10%.

Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu và khám, chữa bệnh cho Nhân dân ngày càng được nâng lên. Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế được đầu tư đồng bộ, hiện đại, ngày càng đáp ứng tốt hơn trong khám, điều trị bệnh. Huyện hiện có 3 bệnh viện đa khoa, với quy mô 500 giường bệnh. Một số kỹ thuật chuyên sâu trong khám, chữa bệnh được ứng dụng và thực hiện thành công như phẫu thuật xương khớp, các bệnh về mắt... Công tác y tế dự phòng, an toàn thực phẩm được quan tâm chỉ đạo chặt chẽ. Đến nay đã có 35/37 trạm y tế xã, thị trấn có bác sĩ, đạt tỷ lệ 6,7 bác sĩ trên 1 vạn dân. 37/37 xã, thị trấn đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế, vượt mục tiêu đại hội (80%).

Du lịch sinh thái biển Hải Tiến phát triển tốt, đạt được kết quả ấn tượng; được UBND tỉnh đưa vào hệ thống du lịch cấp tỉnh, thu hút nguồn vốn đầu tư gần 10.000 tỷ đồng. Khu du lịch hiện có 6.300 phòng nghỉ, tăng gấp 3,5 lần so với năm 2015, trong đó có nhiều phòng nghỉ đạt chất lượng cao, nhiều khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 3 đến 5 sao; năm 2019 đón được 1,5 triệu lượt khách, tăng gấp 6 lần so với năm 2015; doanh thu đạt 1.725 tỷ đồng, gấp 6,9 lần so với năm 2015, góp phần giải quyết việc làm cho hơn 3.500 lao động ở các địa phương trong huyện.

An sinh xã hội được đặc biệt quan tâm; đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân được nâng lên... Thu nhập bình quân đầu người năm 2020 ước đạt 50,2 triệu đồng, vượt mục tiêu đại hội (41 triệu đồng) gấp 2,01 lần so với năm 2015. Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng giảm lao động trong nông nghiệp, tăng lao động phi nông nghiệp. Các chương trình hỗ trợ giảm nghèo được đẩy mạnh, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 10,67% (năm 2015) xuống còn 0,38% (năm 2020).

Cùng với phát triển kinh tế - xã hội, Đảng bộ huyện luôn chú trọng công tác xây dựng và củng cố hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh, từng bước đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới. Công tác xây dựng Đảng được tập trung chỉ đạo toàn diện, gắn việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng với Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị. Đặc biệt là thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 24-12-2018 của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã, huyện đã thực hiện thành công việc thực hiện sắp xếp 11 đơn vị hành chính cấp xã (từ 43 xã, thị trấn xuống còn 37 xã, thị trấn) gắn với thực hiện tinh giản biên chế theo tinh thần Nghị quyết 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII).

Dấu ấn đột phá quan trọng nữa trong nhiệm kỳ qua đó là huyện đã làm tốt công tác tổ chức, cán bộ và phát triển đảng viên mới. Trong nhiệm kỳ, huyện đã kiện toàn các chức danh cán bộ lãnh đạo cấp huyện; bổ nhiệm mới 28 lượt cán bộ; bổ nhiệm lại 41 cán bộ; điều động, luân chuyển 80 cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện, cấp xã. UBND huyện điều động 206 công chức chuyên môn giữa các xã, thị trấn trong huyện. Hiện nay, toàn huyện có 29/37 xã, thị trấn có ít nhất 1 chức danh chủ chốt không phải người địa phương, trong đó 12 xã, thị trấn có từ 2 đến 3 đồng chí cán bộ chủ chốt không phải người địa phương, đạt 78,4% số xã, thị trấn có cán bộ chủ chốt không phải là người địa phương - đây là bước đột phá chưa từng thấy trong công tác cán bộ của huyện. Toàn huyện đã kết nạp được 1.280 đảng viên mới, vượt chỉ tiêu kế hoạch hàng năm và tăng 130 đồng chí so với nghị quyết đại hội.

Mỗi một nhiệm kỳ đại hội là một chặng đường phát triển, đánh mốc son ghi dấu sự trưởng thành của Đảng bộ huyện. Nhiệm kỳ 2015-2020 khép lại với những thành tựu và dấu ấn quan trọng, đó là thước đo cho sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn của cấp ủy đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở, sự đoàn kết, đồng tâm hiệp lực của các tầng lớp Nhân dân, doanh nghiệp, huy động tốt các nguồn lực trong và ngoài huyện làm nên sức mạnh tổng hợp. Kết quả đó còn là minh chứng cho tinh thần đoàn kết “chung lưng đấu cật” của cả hệ thống chính trị, sự quyết tâm, quyết liệt của các cấp, các ngành đã mạnh dạn, dám nghĩ, dám làm, có các giải pháp sáng tạo, phù hợp để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVI, tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Với những điều kiện, ưu thế đó, nhiệm kỳ 2020-2025, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Hoằng Hóa tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân; chủ động, sáng tạo, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, phát triển kinh tế nhanh và bền vững, nâng cao đời sống Nhân dân; phấn đấu đến năm 2025 là huyện tốp đầu của tỉnh và trở thành thị xã trước năm 2030.

Tin tưởng chắc chắn rằng, dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, cán bộ, đảng viên và Nhân dân huyện Hoằng Hóa sẽ tiếp tục phát huy truyền thống quê hương, đoàn kết, phấn đấu thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVII, nhiệm kỳ 2020-2025.

Đoàn Thị Hải

Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Hoằng Hóa



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]