Cách đây 217 năm, vào mùa xuân năm 1804, vua Gia Long chỉ dụ dời trấn thành Thanh Hoa từ làng Dương Xá, xã Thiệu Dương, huyện Thiệu Hóa (nay là phường Thiệu Dương, thuộc TP Thanh Hóa) về làng Thọ Hạc, là dấu mốc quan trọng trong sự hình thành và vươn mình phát triển của TP Thanh Hóa ngày nay.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hành trình vươn mình của “Thành phố bên bờ sông Mã”

Cách đây 217 năm, vào mùa xuân năm 1804, vua Gia Long chỉ dụ dời trấn thành Thanh Hoa từ làng Dương Xá, xã Thiệu Dương, huyện Thiệu Hóa (nay là phường Thiệu Dương, thuộc TP Thanh Hóa) về làng Thọ Hạc, là dấu mốc quan trọng trong sự hình thành và vươn mình phát triển của TP Thanh Hóa ngày nay.

Hành trình vươn mình của “Thành phố bên bờ sông Mã”Diện mạo mới của Trung tâm TP Thanh Hóa.

Vùng đất Hạc Thành không chỉ ôm trong mình một nền văn hóa Đông Sơn rực rỡ, truyền thống vẻ vang trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, mà còn là nơi hội tụ khí thiêng sông núi, trí tuệ, bản lĩnh, ý chí, khát vọng của người dân xứ Thanh. Bởi vậy, nhằm tạo sự bứt phá nhanh, mạnh mẽ cho “Thành phố bên bờ sông Mã”, ngày 7-11-2008, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TU về “Xây dựng và phát triển TP Thanh Hóa trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước”.

Đầu tàu về kinh tế

Giai đoạn 2011-2020, kinh tế của TP Thanh Hóa đã có bước phát triển mạnh mẽ, với giá trị sản xuất bình quân đạt 14,9%. Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn năm 2020 đạt 118.944 tỷ đồng, gấp 2 lần năm 2015 và gấp 4 lần năm 2010 và đứng đầu các thành phố trực thuộc tỉnh ở khu vực Bắc Trung bộ. Năm 2021, mặc dù chịu ảnh hưởng lớn của đại dịch COVID-19, nhưng kinh tế của thành phố vẫn có mức tăng trưởng cao, với tốc độ tăng giá trị sản xuất đạt 12,1%; thu nhập bình quân đầu người đạt 82 triệu đồng, tăng 17,1% so với cùng kỳ. Đây là mức tăng trưởng cao trong điều kiện kinh tế bị ảnh hưởng lớn bởi dịch COVID-19. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực, đúng định hướng, đặc biệt các ngành công nghiệp và dịch vụ - thương mại phát triển sôi động, giữ được nhịp độ tăng trưởng cao.

Trong 10 năm trở lại đây, ngành công nghiệp – xây dựng của TP Thanh Hóa có sự phát triển mạnh về quy mô, chất lượng. Trên địa bàn thành phố hiện có 3 khu công nghiệp và 5 cụm công nghiệp đang hoạt động, thu hút khoảng 400 nhà máy, xí nghiệp vào sản xuất, kinh doanh với tổng vốn đầu tư 39.236 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho hơn 65.000 lao động. Các nhà máy, xí nghiệp đã đóng góp cho ngân sách Nhà nước khoảng 460 tỷ đồng/năm. Nhờ vậy, giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng bình quân của thành phố giai đoạn 2011-2020 đạt 15,7%. Trong đó, năm 2020 đạt 77.463 tỷ đồng, gấp 4 lần năm 2010. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp – xây dựng, lĩnh vực dịch vụ - thương mại từ lâu đã khẳng định được ưu thế vượt trội trong cơ cấu kinh tế của TP Thanh Hóa. Để khai thác tiềm năng, lợi thế là “cầu nối” giao thương giữa các tỉnh, thành phố phía Bắc với khu vực Bắc Trung bộ, thành phố đã huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng, nâng cấp, phát triển kết cấu hạ tầng dịch vụ - thương mại theo hướng hiện đại. Giai đoạn 2016-2020, trên địa bàn thành phố đã có 2 trung tâm thương mại, 39 siêu thị, cửa hàng tiện ích, 95 khách sạn, nhà nghỉ được đầu tư xây dựng. Đồng thời, thực hiện chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh, khai thác 26/37 chợ trên địa bàn. Hạ tầng dịch vụ - thương mại phát triển cả về quy mô, loại hình và chất lượng, đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế của thành phố bằng những con số “biết nói”. Cụ thể, tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành dịch vụ - thương mại của thành phố trong giai đoạn 2011-2020 tăng 15,5%. Nếu như năm 2020, giá trị sản xuất ngành dịch vụ của thành phố đạt 37.722 tỷ đồng, gấp 3,9 lần năm 20210, thì năm 2021, đạt 43.263 tỷ đồng, tăng 8,9%. Kết quả trên là nền tảng để TP Thanh Hóa tiến những bước vững chắc trở thành trung tâm dịch vụ - thương mại hàng đầu của khu vực Nam đồng bằng Bắc bộ, Bắc Trung bộ.

Diện mạo đô thị ngày càng hiện đại

TP Thanh Hóa những ngày cuối năm đỏ thắm cờ Đảng, cờ Tổ quốc mừng Đảng, mừng Xuân Nhâm Dần 2022. Cầu Nguyệt Viên tựa như chiếc “vương miện” kết nối đôi bờ sông Mã. Đứng trên cầu, ngắm khung cảnh Khu Trung tâm Hành chính TP Thanh Hóa, Khu đô thị Vinhomes Star City, Khu đô thị Eurowindow Garden City, Đại lộ Nguyễn Hoàng có thể thấy một phần dáng vóc của “thành phố bên bờ sông Mã” hôm nay.

Cột mốc đánh dấu cho những đổi thay của diện mạo TP Thanh Hóa là Nghị quyết số 05/NQ-CP ngày 29-2-2012 của Chính phủ về việc “Điều chỉnh địa giới hành chính các huyện Hoằng Hóa, Thiệu Hóa, Đông Sơn và Quảng Xương để mở rộng địa giới hành chính thành phố và thành lập các phường thuộc TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa”. Sau khi mở rộng địa giới hành chính thêm 19 xã từ các huyện Thiệu Hóa, Hoằng Hóa, Đông Sơn, Quảng Xương, thành phố đã tập trung quy hoạch, kiến thiết “đô thị trẻ”. Trên cơ sở các quy hoạch, thành phố đã dành mọi nguồn lực để đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị hiện đại, bảo đảm sự kết nối giữa nội thành với ngoại thành, cũng như các vùng kinh tế trọng điểm trong và ngoài tỉnh. Giai đoạn 2011-2020, thành phố đã đầu tư nâng cấp, làm mới 306,4 km đường giao thông nội thành; hạ ngầm 153,9 km đường điện chiếu sáng và cải tạo, nâng cao hiệu quả sử dụng hồ Đồng Chiệc, hồ Thành, hồ Đông Vệ, khuôn viên cây xanh Quảng trường Lam Sơn... Sự đổi thay của TP Thanh Hóa còn hiện hữu từ những tuyến đường được đầu tư mở mới. Trong đó phải kể đến Đại lộ Nguyễn Hoàng, Đại lộ Võ Nguyên Giáp, Đại lộ Đông - Tây, đường tránh phía Tây, đường nối trung tâm TP Thanh Hóa đến đường từ Cảng Hàng không Thọ Xuân đi Khu Kinh tế Nghi Sơn. Nổi bật trong bức tranh đô thị thành phố hôm nay chính là các khu đô thị mới. Từ dòng vốn đầu tư của nhiều tập đoàn lớn các Khu đô thị Vinhomes Star City Thanh Hóa, Eurowindow Garden City, Đông Hải, Trung tâm Thương mại Vincom Plaza Thanh Hóa với quần thể công trình nhà ở, khách sạn hiện đại, mang phong cách châu Âu đã ra đời và trở thành nơi “đáng sống” của người dân xứ Thanh. Sau 7 năm được công nhận là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Thanh Hóa, TP Thanh Hóa hôm nay đã khang trang, hiện đại hơn.

Hướng đến tương lai với khát vọng vươn lên, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thành phố đang bắt đầu “guồng quay” xây dựng, phát triển TP Thanh Hóa đến năm 2030 trở thành thành phố thông minh, văn minh, hiện đại, là 1 trong 5 thành phố trực thuộc tỉnh dẫn đầu cả nước, một động lực quan trọng đưa tỉnh Thanh Hóa trở thành cực tăng trưởng mới ở phía Bắc của Tổ quốc. Đồng hành cùng với TP Thanh Hóa, ngày 25-10-2021, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 05-NQ/TU về “Xây dựng và phát triển TP Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Đi liền với đó là các cơ chế, chính sách đặc thù, nhằm khơi thông nguồn lực để “Thành phố bên bờ sông Mã” cất cánh, xứng đáng là “trái tim” của cả tỉnh.

Bài và ảnh: Trần Thanh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]