(Baothanhhoa.vn) - Trong giai đoạn 2016 - 2020, trên địa bàn tỉnh đã triển khai đầu tư xây dựng nhiều công trình quan trọng, với số vốn đầu tư lên tới hàng ngàn tỷ đồng. Như hệ thống tưới Bắc sông Chu - Nam sông Mã; tiêu úng vùng III huyện Nông Cống; hệ thống thủy lợi sông Lèn... sửa chữa, nâng cấp 142 công trình thủy lợi và 7.390 km kênh mương liên huyện, liên xã. Nhà máy Thủy điện Cẩm Thủy 1, Nhà máy Thủy điện Trung Sơn, Nhà máy điện mặt trời xã Yên Thái, huyện Yên Định...

Dấu ấn 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII: Bài 8 - Quan tâm đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng

Dấu ấn 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII: Bài 8 - Quan tâm đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng

Thi công tuyến đường giao thông ven biển qua TP Sầm Sơn. Ảnh: Xuân Hùng

Trong giai đoạn 2016 - 2020, trên địa bàn tỉnh đã triển khai đầu tư xây dựng nhiều công trình quan trọng, với số vốn đầu tư lên tới hàng ngàn tỷ đồng. Như hệ thống tưới Bắc sông Chu - Nam sông Mã; tiêu úng vùng III huyện Nông Cống; hệ thống thủy lợi sông Lèn... sửa chữa, nâng cấp 142 công trình thủy lợi và 7.390 km kênh mương liên huyện, liên xã. Nhà máy Thủy điện Cẩm Thủy 1, Nhà máy Thủy điện Trung Sơn, Nhà máy điện mặt trời xã Yên Thái, huyện Yên Định...

Trong nhiệm kỳ qua, các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội luôn được tỉnh, các cấp, ngành quan tâm huy động từ nhiều nguồn lực để đầu tư xây dựng. Kết cấu hạ tầng phát triển là điều kiện quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân. Cũng chính việc đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại sẽ là yếu tố quan trọng thúc đẩy quá trình tái cơ cấu, nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Quá trình phát triển, tỉnh ưu tiên bố trí ngân sách, tăng cường thu hút các nguồn vốn trong và ngoài nước theo hình thức đối tác công tư (PPP), huy động nguồn lực trong Nhân dân để đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Trong đó, ưu tiên đầu tư các công trình hạ tầng giao thông lớn, có tính kết nối liên vùng, kết nối các trung tâm kinh tế của tỉnh, như: nâng cấp hạ tầng Cảng Hàng không Thọ Xuân (CHKTX), tạo điều kiện mở thêm đường bay mới. Hệ thống cảng biển (cảng nước sâu, cảng tổng hợp) được quy hoạch và đầu tư xây dựng; năm 2019, tuyến container quốc tế qua Cảng Nghi Sơn đã được đưa vào hoạt động hiệu quả. Hệ thống thủy lợi được đầu tư xây dựng đồng bộ theo hướng đa mục tiêu, góp phần tăng năng lực tưới tiêu, thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp và tạo nguồn cấp nước trên địa bàn. Hệ thống lưới điện, truyền tải, cung cấp điện được đầu tư tăng thêm, đáp ứng tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Hạ tầng thông tin và truyền thông phát triển rộng khắp. Hạ tầng giáo dục và đào tạo, y tế, văn hóa, du lịch... được đầu tư, nâng cấp.

Trong giai đoạn 2016 - 2020, trên địa bàn tỉnh đã triển khai đầu tư xây dựng nhiều công trình quan trọng, với số vốn đầu tư lên tới hàng ngàn tỷ đồng. Như hệ thống tưới Bắc sông Chu - Nam sông Mã; tiêu úng vùng III huyện Nông Cống; hệ thống thủy lợi sông Lèn... sửa chữa, nâng cấp 142 công trình thủy lợi và 7.390 km kênh mương liên huyện, liên xã. Nhà máy Thủy điện Cẩm Thủy 1, Nhà máy Thủy điện Trung Sơn, Nhà máy điện mặt trời xã Yên Thái, huyện Yên Định... Hạ tầng giáo dục và đào tạo, như: Trường THPT Chuyên Lam Sơn, Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trường Đại học Hồng Đức, Phân hiệu Đại học Y tại Thanh Hóa. Hạ tầng y tế như: Bệnh viện Ung bướu, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật; Khoa nội A và Trung tâm Huyết học - Truyền máu Bệnh viện Đa khoa tỉnh; Bệnh viện Nhi, Bệnh viện Phụ sản; Bệnh viện Đa khoa quốc tế Hợp Lực, Bệnh viện mắt Thanh Tâm, Bệnh viện Đa khoa Hải Tiến... Hạ tầng văn hóa như: Khu di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật Bà Triệu; tôn tạo Khu di tích phủ Trịnh, xã Vĩnh Hùng (Vĩnh Lộc); bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Khu di tích lịch sử Lăng miếu Triệu Tường, xã Hà Long (Hà Trung)... Hạ tầng du lịch như: Quần thể du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái FLC Sầm Sơn; Khu du lịch sinh thái biển Hải Tiến; Khu du lịch Hoằng Phụ; Khu du lịch sinh thái ven biển Quảng Nham và Quảng Thạch; Khu du lịch công cộng Bắc Núi Xước... Kết cấu hạ tầng các đô thị được đầu tư, nâng cấp theo hướng đồng bộ, hiện đại; liên đô thị TP Thanh Hóa - TP Sầm Sơn đã và đang được đầu tư kết nối; các đô thị Bỉm Sơn, Nghi Sơn, Lam Sơn - Sao Vàng có bước phát triển mới. Hiện nay, một số khu đô thị mới trên địa bàn TP Thanh Hóa có các công trình kiến trúc hiện đại, góp phần tạo ra diện mạo mới về đô thị và phát triển của tỉnh.

Đi đôi với đó, toàn tỉnh đã nâng cấp 290 km các tuyến quốc lộ, đường tỉnh và các tuyến đường trục chính; xây dựng mới 272 km và cứng hóa 2.615 km đường giao thông nông thôn. Hầu hết các công trình trong số đó đã hoàn thành, đưa vào khai thác, sử dụng phát huy hiệu quả nguồn vốn đầu tư, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đi lại thuận lợi cho người dân. Trong đó, phải kể đến việc đầu tư nâng cấp CHKTX, như: Nhà ga hành khách với trang thiết bị hiện đại, hệ thống hạ cánh chính xác ILS và hệ thống đèn tín hiệu hàng không được đầu tư nâng cấp năng lực tiếp nhận, bảo đảm an toàn khai thác. Với sự nỗ lực của tỉnh và các bên, ngày 28-7-2017, chuyến bay quốc tế đầu tiên từ CHKTX đã được thiết lập, kết nối tỉnh Thanh Hóa với thủ đô Băng – Cốc của Thái Lan... Lộ trình vươn tầm quốc tế của CHKTX ngày càng hiện thực hơn, khi Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 236/QĐ-TTg, ngày 23-2–2018 “Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”, trong đó có đề cập đến CHKTX. Ngày 12–6–2020, Bộ Giao thông – Vận tải đã có Quyết định số 1136/QĐ–BGTVT về việc phê duyệt Quy hoạch CHKQTTX, thời kỳ 2021–2030, tầm nhìn đến năm 2050. CHKQTTX có mục tiêu quy hoạch là sân bay dân dụng cấp 4E và sân bay quân sự cấp I, công suất 5 triệu hành khách/năm và 27.000 tấn hàng hóa/năm, đón được tàu bay code E hoặc tương đương (A350, B747-400, A330, B777)... Ngoài ra, nhiều dự án đầu tư xây dựng, nâng cấp các công trình giao thông đã hoàn thành, đưa vào khai thác, sử dụng, như: các tuyến Quốc lộ 1A, 47, 45, 10, 217; tuyến đường giao thông từ CHKTX đi Khu Kinh tế Nghi Sơn; Đại lộ Nam sông Mã, đường ngã ba Voi – Sầm Sơn; đường vành đai phía Tây TP Thanh Hóa; đường từ Quốc lộ 47 đến đường Hồ Chí Minh giai đoạn 1; cầu Yên Hoành, cầu Cẩm Lương, cầu Thắm, cầu Bút; đường nối các huyện miền núi phía Tây của tỉnh; đường giao thông từ bản Na Tao, xã Pù Nhi đi bản Chai, xã Mường Chanh (Mường Lát), nâng cấp đường Hồi Xuân - Tén Tằn... Các dự án đang và chuẩn bị triển khai đầu tư xây dựng, như: xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, đoạn qua tỉnh Thanh Hóa; đường từ Quốc lộ 1A đến điểm đầu tuyến đường Đông Tây 4 đi Cảng Nghi Sơn; nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 15 đoạn Km53 - Km109; Đại lộ Đông - Tây TP Thanh Hóa, đoạn từ thị trấn Rừng Thông đến Quốc lộ 1A; cải tạo, nâng cấp các tuyến đường tỉnh 516B, 526B, 515B, 515C; dự án tuyến đường bộ ven biển đoạn qua tỉnh Thanh Hóa (gồm các dự án thành phần: đường giao thông ven biển từ TP Sầm Sơn đi Khu Kinh tế Nghi Sơn, đầu tư xây dựng tuyến đường bộ ven biển đoạn Nga Sơn - Hoằng Hóa, đầu tư xây dựng tuyến đường bộ ven biển đoạn Hoằng Hóa - Sầm Sơn và đoạn Quảng Xương - Tĩnh Gia (hợp đồng BOT), đường nối TP Thanh Hóa với CHKTX (gồm các dự án thành phần: đường từ trung tâm TP Thanh Hóa nối với đường giao thông từ CHKTX đi Khu Kinh tế Nghi Sơn; đường nối TP Thanh Hóa với CHKTX, đoạn từ đường tỉnh 514 đến đường vào CHKTX; đường nối TP Thanh Hóa với CHKTX, đoạn từ cầu Nỏ Hẻn đến đường tỉnh 514). Trong quá trình đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là các công trình giao thông, các sở, ban, ngành có liên quan của tỉnh, các địa phương có dự án trên địa bàn đã tăng cường công tác tuyên truyền đến các hộ dân, nhất là những hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án về việc Nhà nước đầu tư xây dựng, hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đi lại thuận lợi cho Nhân dân. Qua đó, đa số các hộ dân đồng tình, ủng hộ và đã bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư thực hiện dự án bảo đảm hoàn thành theo đúng kế hoạch.

Thời gian tới, tỉnh ta tiếp tục tập trung huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực trong xã hội để tạo đột phá xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theo hướng đồng bộ, hiện đại; trọng tâm là đầu tư các dự án hạ tầng trọng điểm, lan tỏa, nhất là hạ tầng giao thông, hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp và hạ tầng đô thị để khắc phục những điểm nghẽn, tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, nâng cao đời sống Nhân dân.

Xuân Hùng

Bài 9: Hướng tới mục tiêu xây dựng hệ thống y tế chất lượng cao.


Xuân Hùng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]