Việt Nam-Lào

Mối quan hệ mẫu mực, trong sáng, thủy chung, gắn bó

Chiều 8/1/2022, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Thủ tướng Chính phủ nước CHDCND Lào Phankham Viphavanh. (Ảnh: Đăng Khoa)

Quốc kỳ Việt Nam và Lào.

Việt Nam và Lào là hai nước láng giềng, núi sông liền một dải. Hai dân tộc có nhiều nét tương đồng về văn hóa, nhất là truyền thống giàu lòng nhân ái, bao dung, tôn trọng các giá trị cộng đồng. Chính từ lịch sử phát triển lâu đời trên bán đảo Đông Dương, trải qua quá trình cộng cư, sinh sống xen lẫn của cư dân Việt Nam và cư dân Lào đã tạo nên mối quan hệ tương đồng giữa văn hóa làng-nước của người Việt và văn hóa bản-mương của người Lào. Sự tương đồng này bắt nguồn từ chính nền tảng chung của nền văn minh nông nghiệp lúa nước khu vực Đông Nam Á.

Mối tình gắn bó giữa hai dân tộc được phát huy dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Đông Dương, tiếp đó là Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân Cách mạng Lào. Mối quan hệ đoàn kết đặc biệt giữa hai nước được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Kaysone Phomvihane đặt nền móng, không ngừng được các thế hệ lãnh đạo hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước dày công vun đắp.

Trải qua những năm tháng đấu tranh chống thực dân, đế quốc, cũng như trong quá trình đổi mới, hội nhập, mối quan hệ mẫu mực, trong sáng, thủy chung, gắn bó giữa Việt Nam và Lào được chứng minh là quy luật phát triển chung, là nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng mỗi nước và trở thành tài sản chung của hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước.

CÙNG CHIẾN ĐẤU, CHIẾN THẮNG

Đảng có vai trò như thế nào trong công cuộc giành độc lập tại Việt Nam và Lào?

Từ năm 1930 đến năm 1945 là thời kỳ nhân dân hai nước Việt Nam và Lào nương tựa lẫn nhau trong quá trình đấu tranh giành độc lập, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương...

>>XEM CÂU TRẢ LỜI

Việt Nam và Lào gắn bó như thế nào trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc?

Từ năm 1945 đến 1975, cuộc kháng chiến chống kẻ thù chung của nhân dân Việt Nam và Lào khẳng định sự liên kết, hỗ trợ, giúp đỡ khăng khít giữa hai nước. Hiệu quả của liên minh...

>>XEM CÂU TRẢ LỜI

MỐC SON HỮU NGHỊ VÀ HỢP TÁC

Quan hệ ngoại giao Việt Nam-Lào chính thức được thiết lập khi nào?

Ngày 23/7/1962, Hiệp định Geneva công nhận nền độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Lào. Việc ký kết Hiệp định Geneva về Lào ghi nhận bước phát triển vượt bậc của cách mạng Lào, là một thắng lợi...

>>XEM CÂU TRẢ LỜI

Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam-Lào có ý nghĩa như thế nào với quan hệ hai nước?

Từ ngày 15 đến 18/7/1977, Đoàn đại biểu cao cấp Đảng và Chính phủ Việt Nam, do Tổng Bí thư Lê Duẩn và Thủ tướng Phạm Văn Đồng dẫn đầu, sang thăm hữu nghị chính thức...

>>XEM CÂU TRẢ LỜI

ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP

Hợp tác Việt Nam-Lào đóng góp gì cho công cuộc xây dựng và phát triển tại mỗi nước?

Từ năm 1975 đến nay, quan hệ giữa Việt Nam và Lào bước vào thời kỳ mới, thúc đẩy hợp tác toàn diện giữa hai Ðảng, hai Nhà nước nhằm từng bước đổi mới để đưa đất nước phát triển...

>>XEM CÂU TRẢ LỜI

Những thành tựu hợp tác nổi bật giữa hai nước gần đây là gì?

Dưới sự chỉ đạo của hai Đảng, hai Nhà nước, hai bên chủ động phối hợp và tích cực triển khai thực hiện có hiệu quả các thỏa thuận, hiệp định, kế hoạch, chương trình hợp tác và đạt được những kết quả thiết thực trên tất cả các lĩnh vực, góp...

>>XEM CÂU TRẢ LỜI

NĂM ĐOÀN KẾT HỮU NGHỊ 2022

Năm Đoàn kết Hữu nghị Việt Nam-Lào 2022 có ý nghĩa như thế nào?

Nhằm kỷ niệm những sự kiện quan trọng giữa hai nước trong năm 2022, trong chuyến thăm chính thức Việt Nam, từ ngày 8 đến 10/1/2022, Thủ tướng Lào Phankham Viphavanh đã cùng Thủ tướng Phạm Minh Chính...

>>XEM CÂU TRẢ LỜI

Ngày xuất bản: 18/7/2022
Tổ chức thực hiện: CHU HỒNG THẮNG - PHẠM TRƯỜNG SƠN
Nội dung: SƠN NINH - MINH ANH
Trình bày: HOÀNG HÀ
Nguồn tài liệu: Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Ngoại giao.