(Baothanhhoa.vn) - Xây dựng làng văn hóa là nhằm tạo dựng môi trường sống văn hóa - văn minh, góp phần nâng cao đời sống vật chất - tinh thần cho nhân dân. Đồng thời, từng bước loại bỏ nhiều hủ tục lạc hậu và hạn chế sự tác động của tệ nạn xã hội vào khu vực nông thôn. Chính vì lẽ đó, xây dựng làng văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là giải pháp quan trọng trong xây dựng nông thôn mới hiện nay. Xác định rõ ý nghĩa và vai trò của việc xây dựng làng văn hóa, trong 30 năm triển khai thực hiện, huyện Tĩnh Gia đã chú trọng cả về số lượng, chất lượng làng văn hóa và đưa phong trào đi sâu vào đời sống.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Xây dựng làng văn hóa ở huyện Tĩnh Gia: Nhân lên những giá trị đẹp trong đời sống

Xây dựng làng văn hóa là nhằm tạo dựng môi trường sống văn hóa - văn minh, góp phần nâng cao đời sống vật chất - tinh thần cho nhân dân. Đồng thời, từng bước loại bỏ nhiều hủ tục lạc hậu và hạn chế sự tác động của tệ nạn xã hội vào khu vực nông thôn. Chính vì lẽ đó, xây dựng làng văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là giải pháp quan trọng trong xây dựng nông thôn mới hiện nay. Xác định rõ ý nghĩa và vai trò của việc xây dựng làng văn hóa, trong 30 năm triển khai thực hiện, huyện Tĩnh Gia đã chú trọng cả về số lượng, chất lượng làng văn hóa và đưa phong trào đi sâu vào đời sống.

Xây dựng làng văn hóa ở huyện Tĩnh Gia: Nhân lên những giá trị đẹp trong đời sống

Đền Lạch Bạng - một di tích giàu giá trị của vùng đất cửa biển Hải Thanh.

Có dịp về xã Hải Thanh, vùng đất cửa biển đầy sôi động của huyện Tĩnh Gia, chúng tôi mới phần nào cảm nhận được sự đổi thay của cuộc sống. Hải Thanh không chỉ nổi tiếng gần xa với làng nghề nước mắm truyền thống Ba Làng; mà từ xưa, nơi đây còn là mảnh đất “đa nghề”. Cùng với nghề đánh bắt thủy hải sản (câu mực, kéo rùng, gõ gai...), Hải Thanh còn được biết đến với các nghề đóng bè mảng, nghề đóng thuyền đi biển. Các nghề và làng nghề truyền thống này không chỉ là động lực giúp duy trì, nâng cao đời sống vật chất và phát triển kinh tế địa phương; mà với quá trình tồn tại lâu dài, gắn bó chặt chẽ với cuộc sống, các nghề này đã trở thành một “tài sản văn hóa” vô giá của cư dân vùng cửa biển Hải Thanh.

Chưa hết, Hải Thanh còn có một hệ thống di sản văn hóa vật thể, phi vật thể phong phú, giàu giá trị. Đó là một quần thể đền chùa, miếu mạo chạy dọc triền núi Do Xuyên và nhà thờ Thiên chúa giáo Ba Làng, với kiến trúc - nghệ thuật vô cùng nổi bật. Đồng thời, mảnh đất còn gìn giữ và lưu truyền nhiều lễ hội dân gian, lễ hội văn hóa – lịch sử đặc sắc, mà tiêu biểu hơn cả là lễ hội Quang Trung, lễ hội làng Du Xuyên và hội bơi chải truyền thống. Điều đáng mừng là, trong quá trình xây dựng làng văn hóa, các giá trị văn hóa vật chất và tinh thần quý giá ấy đã được xã Hải Thanh chú trọng bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị trong đời sống cộng đồng.

Cũng giống như nhiều địa phương khác, khi triển khai xây dựng làng văn hóa, huyện Tĩnh Gia đã phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. Đó là tập quán sinh hoạt, làm ăn, hủ tục lạc hậu và lối sống an phận của một bộ phận dân cư; là “chủ nghĩa” kinh nghiệm, bảo thủ, trì trệ và tình trạng cát cứ “phép vua thua lệ làng”, dẫn đến tình trạng mất đoàn kết giữa các làng xã, dòng họ... Thực trạng trên đã đặt ra nhu cầu bức thiết là phải xây dựng đời sống văn hóa mới, gắn với một diện mạo nông thôn mới văn hóa - văn minh. Chính vì lẽ đó, sự ra đời, nhân rộng và kết quả mà phong trào xây dựng làng văn hóa đạt được suốt 3 thập kỷ đã thực sự thổi một làn gió tươi mới vào đời sống nông thôn Tĩnh Gia.

Bắt đầu từ mô hình làng văn hóa Tiền Phong (xã Hải Hòa) và Trung Thành (xã Ngọc Lĩnh), được triển khai xây dựng năm 1996; tính đến 31-12-2018, toàn huyện đã khai trương được 284/284 làng văn hóa, đạt 100%, trong đó có 175/284 làng được công nhận danh hiệu văn hóa, đạt 61,6%. Sau khi thực hiện sáp nhập, đến cuối năm 2019, toàn huyện có 192/238 thôn, làng đăng ký xây dựng danh hiệu văn hóa (đạt 81% và vượt 21% kế hoạch tỉnh giao). Một trong những kết quả nổi bật của phong trào xây dựng làng văn hóa trên địa bàn huyện là việc huy động các nguồn lực, đầu tư xây dựng và hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hóa - thể thao nông thôn. Theo đó, đến cuối năm 2019, toàn huyện có 231/238 thôn, làng có nhà văn hóa và 280 sân chơi thể thao. Đồng thời, phong trào xây dựng làng văn hóa còn gắn chặt với xây dựng gia đình văn hóa, thực hiện hương ước thôn, làng và thực hiện Chỉ thị 27/TW, Chỉ thị 14/TTg về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Nhờ đó, đời sống văn hóa - tinh thần của nhân dân từng bước được cải thiện, nâng cao.

Sau sáp nhập, huyện Tĩnh Gia hiện có 238 thôn, làng với 56.306 hộ/232.867 khẩu. Trong đó, trên 90% dân cư sinh sống, làm ăn ở khu vực nông nghiệp – nông thôn và có 4 xã miền núi, 2 xã đảo. Đặc trưng về địa hình, dân cư nêu trên đang đặt ra cho huyện Tĩnh Gia yêu cầu nâng cao chất lượng phong trào, cũng chính là nâng cao chất lượng thôn, làng văn hóa. Từ đó, đưa phong trào đi vào chiều sâu, mang lại hiệu quả thiết thực cả về vật chất lẫn tinh thần. Để làm được điều này, huyện Tĩnh Gia xác định phải phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của mỗi người dân, mỗi gia đình, mỗi cộng đồng trong sản xuất, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo và cả trong sinh hoạt, hưởng thụ văn hóa. Tính đến cuối năm 2019, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm còn 6,28%; 100% nhà kiên cố, nhà ngói; phương tiện truyền thông (nghe, nhìn) đạt 95%...

Kết quả từ phong trào xây dựng làng văn hóa của huyện Tĩnh Gia đã góp phần tạo dựng được môi trường văn hóa lành mạnh, phát huy tinh thần dân chủ và tinh thần làm chủ của người dân. Đồng thời, góp phần nhân lên những giá trị văn hóa đẹp trong đời sống cộng đồng. Đặc biệt là thuần phong mỹ tục, tình làng nghĩa xóm, tinh thần đoàn kết, nhân ái, nếp sống văn minh và gìn giữ, vun đắp kho tàng văn hóa vật thể, phi vật thể cho thế hệ sau.

Bài và ảnh: Khôi Nguyên


Bài Và Ảnh: Khôi Nguyên

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]