(Baothanhhoa.vn) - Xã Vạn Xuân (Thường Xuân) xưa kia gọi là đất Trịnh Vạn, đây là mảnh đất địa linh, nhân kiệt có nhiều danh nhân người dân tộc Thái tiêu biểu trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, như Cầm Bá Hiển, Cầm Bá Thước. Đây cũng là vùng đất có nhiều lễ hội truyền thống mang đậm sắc thái văn hóa dân tộc Thái, như Lễ hội Nàng Han; lễ hội thờ trời... và nhiều sinh hoạt văn hóa truyền thống đặc sắc khác.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Xã Vạn Xuân bảo tồn văn hóa truyền thống dân tộc Thái

Xã Vạn Xuân (Thường Xuân) xưa kia gọi là đất Trịnh Vạn, đây là mảnh đất địa linh, nhân kiệt có nhiều danh nhân người dân tộc Thái tiêu biểu trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, như Cầm Bá Hiển, Cầm Bá Thước. Đây cũng là vùng đất có nhiều lễ hội truyền thống mang đậm sắc thái văn hóa dân tộc Thái, như Lễ hội Nàng Han; lễ hội thờ trời... và nhiều sinh hoạt văn hóa truyền thống đặc sắc khác.

Xã Vạn Xuân bảo tồn văn hóa truyền thống dân tộc Thái

Trò chơi kéo co truyền thống của đồng bào dân tộc Thái, xã Vạn Xuân (Thường Xuân).

Để bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Thái theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc”; phong trào “Xây dựng làng văn hóa, cơ quan văn hóa”, những năm qua Đảng ủy, UBND xã Vạn Xuân đã có nhiều giải pháp vận động nhân dân giữ gìn nếp sống văn hóa truyền thống, phát huy cái hay, cái đẹp trong phong tục tập quán của dân tộc. Đến nay, người dân trong xã vẫn còn giữ được nếp nhà sàn, nghề dệt thổ cẩm, nghề đan lát và các làn điệu, trò chơi, trò diễn truyền thống. Đặc biệt, vào ngày 15-1 âm lịch hàng năm, đồng bào Thái ở đây lại tổ chức lễ hội nàng Han, nhằm tỏ lòng biết ơn đối với nàng Han - người con gái dân tộc Thái trên bản Lùm Nưa với lòng dũng cảm, sự mưu trí đứng lên bảo vệ quê hương và người dân vùng tổng Trịnh Vạn.

Lễ hội nàng Han được chia làm hai phần: Phần tế lễ và phần hội. Phần tế lễ có ý nghĩa cầu mong sự may mắn, ấm no, hạnh phúc, mùa màng tươi tốt cho mọi người. Phần hội, diễn ra ở ngoài hang trên bãi đất bằng phẳng, dưới chân núi. Mọi người vui chơi, múa hát quanh cây hoa (cây nêu), biểu diễn cồng chiêng, khua luống, nhảy sạp, kéo co... Đây là nét văn hóa truyền thống của người Thái trên đất Mường Trịnh Vạn, nhằm ôn lại tích xưa về chiến công của người con gái Lùm Nưa anh dũng, kiên cường. Được biết, lễ hội Nàng Han được UBND huyện Thường Xuân và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa khôi phục từ năm 2007.

Ông Cầm Bá Thuần, Chủ tịch UBND xã Vạn Xuân, cho biết: Thông qua việc bảo tồn, duy trì các nét văn hóa truyền thống đã thúc đẩy phong trào xây dựng làng văn hóa, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. Phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục - thể thao được hình thành, thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia. Công tác bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa dân ca, dân nhạc được chú trọng. Hiện nay, phần lớn ở các thôn, bản đã có hương ước, quy ước. Việc hiếu, hỷ được người dân tổ chức theo nếp sống mới, đơn giản, tiết kiệm, lành mạnh. Đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào được nâng lên, an ninh - quốc phòng được giữ vững.

Bài và ảnh: Khánh Linh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]