(Baothanhhoa.vn) - Đồng bào dân tộc Dao ở xã Ngọc Khê có 220 hộ, với gần 1.000 nhân khẩu chủ yếu sinh sống ở thôn Hạ Sơn, thuộc 3 dòng họ chính là họ Triệu, Bàn và họ Phùng.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Xã Ngọc Khê bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc Dao

Đồng bào dân tộc Dao ở xã Ngọc Khê có 220 hộ, với gần 1.000 nhân khẩu chủ yếu sinh sống ở thôn Hạ Sơn, thuộc 3 dòng họ chính là họ Triệu, Bàn và họ Phùng.

Thiếu nữ dân tộc Dao ở bản Hạ Sơn, trong trang phục truyền thống.

Do cộng đồng người Dao ở Hạ Sơn sống tập trung nên những phong tục, tập quán, giá trị văn hóa tinh thần đặc trưng của người Dao còn được lưu giữ và phát huy.

Hiện nay, đồng bào dân tộc Dao còn lưu giữ những nét văn hóa truyền thống vật thể, phi vật thể của dân tộc, như: Trang phục truyền thống, các phong tục cưới xin, ma chay và kho tàng văn nghệ dân gian, như: Lễ cấp sắc, tết năm cùng, tết nhảy, múa chuông, múa rùa, múa kiếm, đặc biệt là tiếng nói và chữ viết... Mỗi độ tết đến, xuân về, khai trương xây dựng làng văn hóa, cơ quan văn hóa, đồng bào các dân tộc Dao ở Hạ Sơn thường tổ chức các trò chơi, trò diễn dân gian truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Ngoài ra, đồng bào dân tộc Dao còn có rất nhiều món ăn truyền thống đặc sắc mang đậm hương vị của núi rừng, như: Canh loóng, thịt chuột rừng nấu với gừng và nhiều bài thuốc dân gian quý.

Để bảo tồn giá trị truyền thống dân tộc Dao, những năm gần đây Đảng bộ, chính quyền xã Ngọc Khê thường xuyên đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Dao, tăng cường sự quản lý về việc sưu tầm, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5, khóa VIII về “xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Đặc biệt từ 2015 đến nay, Hội Dân tộc học và Nhân học tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp với Trung tâm Khoa học - Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Hồng Đức, các nghệ nhân là người Dao thông thạo chữ Nôm Dao mở nhiều lớp dạy chữ Nôm Dao cho người dân trong thôn. Ngoài ra, lớp học thu hút 40 học viên là người dân tộc Dao đến từ các huyện Cẩm Thủy, Mường Lát và các tỉnh: Sơn La, Phú Thọ, Yên Bái, Thái Nguyên. Đến nay, thôn có 4 người được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và được cấp chứng chỉ để truyền dạy và có khoảng gần 40 người Dao biết đọc, viết thành thạo chữ Nôm Dao. Việc triển khai lớp học chữ Nôm Dao đã giúp người dân có điều kiện đọc thông, viết thạo bộ chữ 17 nét; luyện viết, luyện đọc 1.140 chữ... giúp đồng bào tiếp cận các giá trị lịch sử, khoa học, văn hóa của dân tộc mình thông qua việc đọc được những cuốn sách cổ do cha ông để lại. Từ đó, những bản sắc văn hóa, giá trị tri thức của cha ông còn lưu giữ trong từng trang sách cổ sẽ dần được nghiên cứu và phát triển, góp phần tích cực vào công tác bảo tồn những nét văn hóa đặc sắc của người Dao.


Bài và ảnh: Khánh Linh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]