(Baothanhhoa.vn) - Trong ký ức của tôi về những ngôi chùa làng thật đơn sơ, mộc mạc, thường chỉ có một ni sư, khi hành lễ tự tay thỉnh chuông, gõ mõ, người dân thành tâm cúng dâng lên chùa những lễ vật họ tự sản xuất ra. Vào dịp lễ, tết, Nhân dân trong vùng cùng ni sư tổ chức những buổi lễ theo nghi thức Phật giáo, giản đơn, ấm cúng.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Vu lan, nghĩ chuyện tâm mình

Trong ký ức của tôi về những ngôi chùa làng thật đơn sơ, mộc mạc, thường chỉ có một ni sư, khi hành lễ tự tay thỉnh chuông, gõ mõ, người dân thành tâm cúng dâng lên chùa những lễ vật họ tự sản xuất ra. Vào dịp lễ, tết, Nhân dân trong vùng cùng ni sư tổ chức những buổi lễ theo nghi thức Phật giáo, giản đơn, ấm cúng.

Vu lan, nghĩ chuyện tâm mình

Thả hoa đăng trong tiết vu lan nhằm tôn vinh những giá trị tinh thần, giá trị tâm linh và văn hóa của người Việt. (Ảnh nguồn: Internet)

Những năm gần đây, không biết cuộc sống phát triển đã làm thay đổi đời sống tôn giáo hay tôn giáo đang tự thay đổi để thích ứng với cuộc sống. Những nghi thức có phần rườm rà và tốn kém diễn ra thời gian qua ở một số cơ sở thờ tự như báo chí và dư luận phản ánh liệu có đi ngược lại giá trị khởi nguyên của phật giáo hay không? Tôi từng dự nhiều buổi lễ cầu siêu, cầu an, lễ giải sao đầu năm ở một số ngôi chùa. Đó là những buổi lễ rất kỳ công trong việc chuẩn bị và khá dài dòng trong hành lễ.

Rằm tháng bảy là lễ vu lan, báo hiếu, nhà phật khuyên chúng sinh nhớ về ân đức tổ tiên bằng những việc làm thiết thực, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh. Thường là đề cao việc chăm sóc, báo hiếu cha mẹ nếu còn sống và gieo duyên giúp cha mẹ được biết đến phật pháp, quy y tam bảo. Nếu cha mẹ đã mất thì nhân tiết vu lan mà đi thăm mộ phần, nơi lưu giữ các hũ hài cốt tổ tiên hoặc đi chùa.

Đạo phật luôn hướng con người đến với sự vô vi, không nghĩ ngợi, bày vẽ rườm rà, chỉ cần nhất tâm hướng phật là được. Mà phật thì quảng đại, có ở khắp nơi, miễn làm việc thiện là được chứng, chứ đâu cứ phải nhất thiết hành hương khắp nơi và cố gắng để tham gia bằng được vào các buổi hành lễ đông người mới là hướng phật. Dường như cuộc sống với những biến ảo đang khiến cho con người nghĩ ra nhiều việc, nhiều chuyện và cuốn một số cơ sở tôn giáo làm theo; ngược lại cũng có một số cơ sở tôn giáo đã chủ động “sáng tạo” ra những chuyện rườm rà để hướng con người vào những điều không nhất thiết, thậm chí nhuốm màu mê tín. Phải chăng như thế là chúng ta đang đi ngược lại với giáo lý nhà phật!?

Đành rằng mỗi giai đoạn phát triển đều cần có những việc làm để thể hiện cái gọi là “dấu ấn thời đại”. Thời buổi kinh tế thị trường, cuộc sống có những bước tiến về vật chất, ắt hẳn cũng sẽ có bước tiến trong tín ngưỡng. Nhưng dù có sáng tạo, có biến tấu tới cỡ nào thì cũng phải trong giới hạn quy định của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và của cơ quan quản lý Nhà nước về văn hóa. Nghi thức báo hiếu trong tháng bảy, cúng sao giải hạn đầu năm hay những nghi lễ khác đã diễn ra ở một số chùa trong thời gian qua, vượt lên giá trị tinh thần, cho ta cảm giác ít nhiều có sự mê tín và cả thực dụng.

Đạo phật luôn đề cao sự giản dị và thành tâm trong thực hành tín ngưỡng. Ai đó mượn danh nghĩa nhà chùa để bày đặt ra nhiều nghi thức rườm rà và tốn kém trong lễ vu lan chắc chắn sẽ không được phật hoan nghênh. Bởi vu lan hay bất cứ nghi thức nào của nhà phật có sự tham gia của chúng sinh điều quan trọng đầu tiên và lớn nhất chính ở tâm mình. Bày đặt ra những nghi thức tốn kém mà cái tâm luôn biến động, thì cũng bằng không.

Tuệ Minh


Tuệ Minh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]