(Baothanhhoa.vn) - Từ một xã thuần nông nhiều khó khăn, Thiệu Trung – quê hương của nhà sử học Lê Văn Hưu đã thực hiện thành công Chương trình xây dựng xã nông thôn mới (NTM) nâng cao, diện mạo nông thôn có nhiều khởi sắc, cơ sở hạ tầng, đường giao thông được đầu tư đồng bộ, đời sống của người dân có nhiều cải thiện.

Hướng tới kỷ niệm 700 năm ngày mất của nhà sử học Lê Văn Hưu

Về thăm Thiệu Trung - quê hương nhà sử học Lê Văn Hưu

Từ một xã thuần nông nhiều khó khăn, Thiệu Trung – quê hương của nhà sử học Lê Văn Hưu đã thực hiện thành công Chương trình xây dựng xã nông thôn mới (NTM) nâng cao, diện mạo nông thôn có nhiều khởi sắc, cơ sở hạ tầng, đường giao thông được đầu tư đồng bộ, đời sống của người dân có nhiều cải thiện.

Về thăm Thiệu Trung - quê hương nhà sử học Lê Văn Hưu

Đường vào xã Thiệu Trung - quê hương của nhà sử học Lê Văn Hưu khang trang, sạch đẹp. Ảnh: Hoài Anh

Nhà sử học Lê Văn Hưu quê Phủ Lý, huyện Đông Sơn (nay là xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa). Ông đỗ Bảng nhãn khoa Đinh Mùi (1247) đời Trần Thái tông và kinh qua các chức Hàn lâm viện học sĩ, Binh bộ thượng thư, được phong Nhân Uyên hầu. Năm “Nhâm Thân Thiệu Long thứ 15 (1272), Hàn lâm viện Học sĩ kiêm Quốc sử viện Giám tu Lê Văn Hưu vâng lệnh soạn Đại Việt sử ký từ Triệu Vũ (Võ) đế đến Lý Chiêu hoàng gồm 30 quyển, dâng lên, vua xuống chiếu khen ngợi”. Nói về trước tác này, nhiều ý kiến cho rằng, bộ Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu là bộ thông sử xưa nhất và đầy đủ nhất của chúng ta từ thế kỷ XIII trở về trước. Tiếc rằng bộ sử quý ấy hiện nay không còn nữa. Chúng ta chỉ biết Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu qua “Đại Việt sử ký toàn thư” mà Ngô Sĩ Liên là tác giả. Vì khi viết Sử ký toàn thư, Ngô Sĩ Liên đã dựa vào Đại Việt sử ký rất nhiều, do đó, có thể gọi Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu là bộ sách “mẹ” của các sách lịch sử.

Bằng tài năng, đức độ hơn người, nhà sử học Lê Văn Hưu đã ghi tên mình vào “bảng vàng” danh nhân Việt Nam, trở thành niềm tự hào của mảnh đất giàu truyền thống lịch sử - văn hóa Thiệu Hóa. Để rồi, sử gia Lê Văn Hưu cùng nhiều tên tuổi lớn như Dương Đình Nghệ, Nguyễn Quán Nho... đã trở thành hiện thân của truyền thống yêu nước, tinh thần kiên trung, nhân nghĩa, trọng tình, hiếu học đã được gây dựng và trao truyền suốt nhiều thế kỷ, để thế hệ hôm nay thừa hưởng và tiếp tục bồi đắp cho dày thêm và đẹp hơn. Cũng chính cội nguồn truyền thống ấy đã và đang trở thành điểm tựa để xã Thiệu Trung nói riêng, huyện Thiệu Hóa nói chung đổi mới và phát triển.

Là xã điểm trong xây dựng NTM nâng cao của huyện Thiệu Hóa, những năm qua, được sự quan tâm, giúp đỡ của tỉnh, huyện, sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành quyết liệt, linh hoạt của cấp ủy, chính quyền địa phương, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là sự đoàn kết, nỗ lực cố gắng của cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân trong xã, Chương trình xây dựng NTM đã đạt được những kết quả quan trọng. Năm 2021, xã Thiệu Trung đã được Hội đồng thẩm định cấp tỉnh bỏ phiếu công nhận xã đạt chuẩn NTM nâng cao.

Để có được kết quả đó, Đảng bộ, chính quyền xã Thiệu Trung đặc biệt chú trọng công tác tuyên truyền, triển khai sâu rộng bằng nhiều hình thức phong phú, thiết thực, thu hút đông đảo Nhân dân cùng tham gia. Với phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân đóng góp, dân hưởng thụ”, trong suốt quá trình triển khai xây dựng NTM, nhiều hộ dân đã tích cực hiến đất làm đường giao thông, nhà văn hóa thôn, ủng hộ tiền và ngày công, cùng nhau xây dựng quê hương khang trang, giàu đẹp... Đến nay, toàn xã có 5/6 nhà văn hóa thôn được chỉnh trang hoặc xây mới, diện tích khuôn viên các nhà văn hóa 175m2, khu thể thao thôn trung bình từ 700m2 trở lên, quy mô xây dựng nhà văn hóa trên 100 chỗ ngồi đảm bảo theo tiêu chuẩn. Các nhà văn hóa thôn được trang bị đầy đủ hệ thống trang thiết bị phục vụ sinh hoạt. Xã có điểm vui chơi, giải trí và thể thao cho trẻ em và người cao tuổi đảm bảo điều kiện; chợ nông thôn theo chuẩn chợ an toàn thực phẩm; quy hoạch đất thương mại dịch vụ để thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư và phát triển dịch vụ thương mại... nhằm đáp ứng hàng hóa phục vụ nhu cầu của Nhân dân. Cùng với đó, công tác văn hóa, y tế, giáo dục tiếp tục được quan tâm; chất lượng giáo dục, đào tạo luôn được duy trì và nâng cao. Kết cấu hạ tầng nông thôn tiếp tục được đầu tư, nâng cấp, nhất là các công trình hạ tầng thiết yếu như: giao thông, điện, trường học, trạm y tế, nước sạch, thủy lợi... góp phần tạo điều kiện phát triển sản xuất, thay đổi bộ mặt nông thôn ngày một khang trang, hiện đại.

Ông Trần Văn Hinh (75 tuổi), bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn 3 phấn khởi cho biết: “Trước đây đường làng nhỏ hẹp lắm, ngày mưa thì trơn ướt, ngày nắng thì gồ ghề, bụi bặm. Sau một thời gian triển khai xây dựng NTM, đến nay các tuyến đường liên thôn, liên xã hầu hết được trải nhựa, bê tông hóa, nhà cửa khang trang, Nhân dân phấn khởi trồng hoa bên đường, tạo cảnh quan môi trường sạch - đẹp. Càng phấn khởi và tự hào hơn khi năm 2021 xã chính thức được công nhận là xã đạt chuẩn NTM nâng cao. Đây là động lực để người dân chúng tôi tiếp tục phấn đấu lao động, sản xuất, góp phần cùng Đảng bộ, chính quyền địa phương xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh”.

Có thể nói, thành công trong xây dựng NTM ở xã Thiệu Trung phải kể đến việc xã đã triển khai, thực hiện nhiều giải pháp nhằm đẩy mạnh việc mở rộng phát triển nghề truyền thống như: nghề đúc đồng, nghề mộc, nghề thợ xây... Đồng thời, mở rộng dịch vụ kinh doanh các mặt hàng như: dịch vụ ăn uống, kinh doanh, dịch vụ đúc đồng, nhôm, hàng tạp hóa, kinh doanh rau, củ, quả... Đến nay, toàn xã có 133 hộ sản xuất, kinh doanh cố định, tạo việc làm cho hàng trăm lao động có thu nhập ổn định. Từ kết quả đẩy mạnh các hoạt động sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi gia súc gia cầm, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề, kinh doanh dịch vụ... năm 2021 bình quân thu nhập đầu người trên địa bàn xã đạt 57,8 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo của xã hiện chỉ còn 0,4%.

Đối với các tiêu chí văn hóa, xã luôn quan tâm chú trọng và thực hiện nghiêm túc, bảo đảm giữ được nét văn hóa đặc trưng của làng quê trong quá trình phát triển, tạo cho Thiệu Trung một bức tranh hài hòa của vùng quê giàu đẹp, giàu truyền thống cách mạng, luôn giữ trong mình nhiều bản sắc văn hóa truyền thống lâu đời. Người dân thực hiện nghiêm túc việc thực hiện văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Chất lượng gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa ngày một nâng cao, qua đó vun đắp ý thức cộng đồng cũng như sự gắn bó, tình làng nghĩa xóm trong Nhân dân.

Chứng kiến sự “thay da đổi thịt” của quê hương, Chủ tịch UBND xã Thiệu Trung Trần Ngọc Tùng cho biết: Sự hài lòng và nhận thức của người dân về xây dựng NTM ngày càng có sự chuyển biến sâu sắc, từ việc coi trọng chương trình là một dự án đầu tư của Nhà nước, sang tư duy nội sinh lấy sức dân là chính, người dân nông thôn là chủ thể và Nhà nước đóng vai trò hỗ trợ. Từ một vùng quê thuần nông trước đây, nay đã trỗi dậy, vươn lên trở thành xã ổn định về kinh tế, chính trị, đẹp trong lối sống và vững về quốc phòng - an ninh. Phát huy những kết quả đã đạt được, xã Thiệu Trung xác định xây dựng NTM là quá trình thường xuyên, liên tục, có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc, hướng tới mục tiêu phát triển NTM một cách bền vững; tạo được sự đồng thuận của xã hội, sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Phấn đấu trong năm 2022, hoàn thành 3 thôn đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, nâng tổng số thôn đạt kiểu mẫu là 6/6 thôn; phấn đấu xã có thêm 3 sản phẩm OCOP và đề nghị thăng hạng 2 sản phẩm OCOP đạt 5 sao, hướng đến mục tiêu xây dựng thành công xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu trong năm 2022.

Hoài Anh


Hoài Anh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]