(Baothanhhoa.vn) - Dịp đầu xuân năm mới, khi sắc xuân, khí xuân căng tràn, lòng người lại hướng về miền văn hóa tâm linh với niềm háo hức, hân hoan ngập tràn khi được du xuân, vãn cảnh, tỏ lòng thành kính, tri ân tới bậc thánh thần, tiên tổ, công thần, văn nhân võ tướng và gửi gắm những mong cầu sức khỏe, an yên, may mắn, tài lộc... Tuy nhiên, trong những năm gần đây, trước những tác động, diễn biến phức tạp của dịch COVID–19, trên hành trình văn hóa tâm linh ấy không chỉ có mừng vui mà phải biết nêu cao tinh thần, trách nhiệm.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Văn hóa tâm linh và ý thức, trách nhiệm vì cộng đồng

Dịp đầu xuân năm mới, khi sắc xuân, khí xuân căng tràn, lòng người lại hướng về miền văn hóa tâm linh với niềm háo hức, hân hoan ngập tràn khi được du xuân, vãn cảnh, tỏ lòng thành kính, tri ân tới bậc thánh thần, tiên tổ, công thần, văn nhân võ tướng và gửi gắm những mong cầu sức khỏe, an yên, may mắn, tài lộc... Tuy nhiên, trong những năm gần đây, trước những tác động, diễn biến phức tạp của dịch COVID–19, trên hành trình văn hóa tâm linh ấy không chỉ có mừng vui mà phải biết nêu cao tinh thần, trách nhiệm.

Văn hóa tâm linh và ý thức, trách nhiệm vì cộng đồng

Người dân thực hiện nghiêm thông điệp 5K khi đến dâng hương, vãn cảnh tại Thái miếu nhà Hậu Lê (TP Thanh Hóa).

Cổ kính, uy linh giữa lòng phố, Thái miếu nhà Hậu Lê (phường Đông Vệ, TP Thanh Hóa) đã trở thành niềm tự hào, “nẻo về nguồn cội” của lớp lớp thế hệ người dân xứ Thanh nói riêng, dân tộc Việt nói chung. Theo dòng thời gian, biến động lịch sử, nhiều lần trùng tu, tôn tạo, Thái miếu nhà Hậu Lê không còn bề thế như xưa nhưng những giá trị lịch sử, văn hóa, tâm linh, kiến trúc vẫn thấm đẫm nơi đây. Hòa vào cảnh sắc thiên nhiên xanh mướt mát bóng cây cổ thụ, trong mùi khói hương man mác, mái ngói rêu phong, những nét chạm trổ, điêu khắc tài hoa, tinh xảo trên gỗ, đá, hàng nghê chầu trước cửa điện, thánh vị, long ngai,... hiện hữu như nhắc nhở các thế hệ cháu con hôm nay về cội nguồn tiên tổ, công đức của cha ông, bề dày truyền thống lịch sử - văn hóa của quê hương, dân tộc.

Nhằm tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các bậc tiền nhân, hằng năm, dịp lễ hội được tổ chức vào tháng 8 hay thời điểm đầu xuân năm mới, đông đảo người con xứ Thanh lại tìm về với Thái miếu nhà Hậu Lê với tất cả niềm yêu mến, tự hào, thành kính. Bỏ lại những náo nhiệt, vội vã ngoài kia, chẳng cần lễ lạt cầu kỳ, Thái miếu cổ kính, trầm mặc, linh thiêng níu lòng du khách.

Chị Trần Ngọc Huyền (TP Thanh Hóa) chia sẻ: “Năm nào cũng vậy, trên hành trình du xuân của gia đình chúng tôi không thể thiếu địa điểm Thái miếu nhà Hậu Lê để tưởng nhớ công lao tiền nhân, cầu mong sức khỏe, may mắn, thành công trong công việc cũng như trong cuộc sống. Đi xa đâu cũng chẳng bằng về gần, về với những giá trị lịch sử - văn hóa quê hương”.

Cùng chung suy nghĩ với chị Huyền, anh Lê Ngọc Thành (Hoằng Hóa) cho biết: “Nếu Hà Nội ngàn năm văn hiến có Hoàng thành Thăng Long, xứ Huế có kinh thành xưa, nhã nhạc cung đình thì xứ Thanh tự hào có Khu di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh, Thái miếu nhà Hậu Lê, Gia miêu ngoại trang... Đó đều là những minh chứng cho thấy vai trò, vị thế và những đóng góp to lớn của xứ Thanh trong tiến trình lịch sử dân tộc”.

Dường như, khi con người càng nặng lòng với tiền nhân, truyền thống lịch sử - văn hóa cũng là lúc ý thức, trách nhiệm với hiện tại và tương lai được nâng lên rất nhiều. Điều đó lý giải vì sao, trước diễn biến phức tạp của dịch COVID–19, mùa xuân này, du khách khi vào vãn cảnh, dâng hương tại Thái miếu nhà Hậu Lê luôn nêu cao tinh thần phòng, chống dịch, tuân thủ thông điệp 5K nhằm bảo vệ sức khỏe, an toàn cho bản thân và cộng đồng. Tại khu di tích, ban quản lý đẩy mạnh công tác tuyên truyền, kiểm tra, giám sát chặt chẽ các hoạt động tín ngưỡng, thờ tự diễn ra tại đây, chuẩn bị đầy đủ nước sát khuẩn, khẩu trang y tế, có bảng biển hướng dẫn về nội dung khuyến cáo của Bộ Y tế, Sở Y tế trong công tác phòng, chống dịch COVID–19; thông báo số điện thoại đường dây nóng khi du khách cần được hỗ trợ...

Không chỉ có Thái miếu nhà Hậu Lê, theo thống kê sơ bộ, TP Thanh Hóa có 98 di tích thuộc 27/34 xã, phường, trong đó có 25 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, 73 di tích được xếp hạng cấp tỉnh với nhiều khu, điểm di tích tâm linh hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách thập phương như: Thiền viện Trúc lâm Hàm Rồng, Đền thờ các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng và các anh hùng liệt sĩ (Khu di tích lịch sử - văn hóa Hàm Rồng); chùa Thanh Hà, chùa Mật Đa, phủ Bà, chùa Đại Bi và núi Kỳ Lân...

Nhằm tiếp tục làm tốt công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị các di tích và đảm bảo công tác phòng, chống dịch COVID-19, UBND TP Thanh Hóa đã ban hành Công văn số 282/UBND-VHTT ngày 14-1-2022 về việc đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, văn hóa, văn nghệ mừng Đảng, mừng Xuân Nhâm Dần 2022; Công văn số 332/UBND–VHTT ngày 18–1–2022 của UBND TP Thanh Hóa về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm; thành lập đoàn kiểm tra công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị các di tích trên địa bàn TP Thanh Hóa.

Theo đó, các cấp, các ngành có liên quan cần chủ động xây dựng phương án, kế hoạch, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để phục vụ khách du lịch trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Căn cứ thực tế không gian trưng bày, tham quan (trong nhà, ngoài trời) tại các khu, điểm di tích nhằm bố trí đón tiếp, phân luồng, hướng dẫn tham quan, tính toán số lượng khách tham quan tối đa trong một thời điểm phù hợp với yêu cầu giãn cách tối thiểu, thực hiện thông điệp 5K, không tập trung đông người trong cùng thời điểm và không gian di tích,... đảm bảo theo quy định phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Các cấp, các ngành thường xuyên kiểm tra, giám sát, đảm bảo bình ổn giá và chất lượng các dịch vụ phục vụ Nhân dân tại di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn. Ngăn chặn kịp thời các hoạt động, dịch vụ trái phép trong di tích và hoạt động lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng để trục lợi, làm mất trật tự an toàn xã hội. Tăng cường các hoạt động trưng bày, giới thiệu di sản văn hóa, giáo dục lịch sử, truyền thống và duy trì ổn định các dịch vụ tại khu, điểm di tích, quảng bá hình ảnh đẹp về đất và người xứ Thanh...

“Với sự tham gia, phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành, hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự tại các khu, điểm di tích của TP Thanh Hóa phù hợp với văn hóa truyền thống, vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm, đảm bảo công tác phòng, chống dịch COVID–19, trật tự xã hội” - bà Vũ Thị Nga, Phó trưởng Phòng Văn hóa – Thông tin TP Thanh Hóa cho biết. Trong thời gian qua, TP Thanh Hóa không để xảy ra hiện tượng sản xuất, tàng trữ, mua bán, sử dụng trái phép vũ khí, vật liệu nổ, các tệ nạn cờ bạc, mê tín dị đoan, phát hành văn hóa phẩm không lành mạnh; không để xảy ra hiện tượng tập trung đông người trong cùng thời điểm và không gian; không có hiện tượng phát sinh và lây lan dịch bệnh tại các di tích, khu, điểm du lịch, vui chơi giải trí trên địa bàn... Trong thời gian tới, để vừa đảm bảo nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo vừa tiếp tục làm tốt công tác phòng, chống dịch COVID–19 tại các di tích, khu, điểm du lịch, vui chơi giải trí tại TP Thanh Hóa nói riêng, tỉnh Thanh Hóa nói chung, bên cạnh nỗ lực, quyết tâm, quyết liệt, phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành thì người dân cần tiếp tục nêu cao hơn nữa ý thức, trách nhiệm bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình, cộng đồng.

Bài và ảnh: Thảo Linh


Bài và ảnh: Thảo Linh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]