(Baothanhhoa.vn) - Trong những năm qua, một số huyện miền núi trong tỉnh đã xây dựng thành công mô hình phát triển du lịch gắn với công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, từ đó làm cho đời sống văn hóa, tinh thần của cộng đồng ngày càng phong phú, góp phần đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống

Trong những năm qua, một số huyện miền núi trong tỉnh đã xây dựng thành công mô hình phát triển du lịch gắn với công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, từ đó làm cho đời sống văn hóa, tinh thần của cộng đồng ngày càng phong phú, góp phần đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương.

Phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống

Người dân huyện Thường Xuân tham gia lễ hội tại bản Mạ, xã Xuân Cẩm nhằm bảo tồn, gìn giữ giá trị văn hóa truyền thống.

Ngay sau khi được UBND tỉnh phê duyệt Đề án phát triển du lịch cộng đồng huyện Bá Thước đến năm 2020, tầm nhìn 2030, huyện đã thực hiện một số giải pháp trọng tâm, trong đó đẩy mạnh công tác tuyên truyền, lan tỏa nhận thức và niềm tự hào của Nhân dân về những giá trị văn hóa truyền thống cội nguồn, từ đó nâng cao trách nhiệm để bảo tồn, quảng bá đến với du khách thông qua các sản phẩm du lịch sinh thái kết hợp với du lịch cộng đồng theo hình thức tham quan, nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa – di tích lịch sử... Huyện Bá Thước cũng tiến hành khôi phục làng nghề truyền thống dệt thổ cẩm, nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan của khách du lịch, đồng thời cũng góp phần nâng cao thu nhập cho người dân địa phương. Ví dụ như làng nghề dệt thổ cẩm làng Lặn Ngoài (xã Lũng Niêm) giải quyết việc làm cho gần 100 lao động, có thu nhập khoảng 2 triệu đồng/người/tháng; làng nghề thôn Tôm, xã Ban Công thu hút 40 lao động, thu nhập khoảng 1,5 triệu đồng/người/tháng... Bên cạnh đó, huyện chú trọng công tác sưu tầm, khôi phục việc bảo tồn, giữ gìn văn hóa vật thể, phi vật thể, những phong tục tập quán đặc sắc của đồng bào Thái và xóa bỏ các hủ tục trong việc cưới xin, ma chay, lễ hội...; bảo tồn các làn điệu dân ca, điệu múa, lễ hội trong các hội thi, hội diễn...

Tại huyện Thường Xuân, công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống được xác định là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, là đòn bẩy quan trọng để kinh tế - xã hội địa phương phát triển. Bởi vậy, huyện đã tập trung công tác quản lý, bảo tồn đối với các di tích lịch sử văn hóa, tâm linh, như: Di tích lịch sử văn hóa đền thờ Cầm Bá Thước và Bà Chúa Thượng Ngàn. Cùng với bảo vệ, trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử, việc tổ chức lễ hội truyền thống cũng được duy trì theo hướng bảo tồn và phát huy các giá trị, bản sắc văn hóa đặc sắc, như: khua luống, đánh cồng chiêng, hát khặp, nhảy sạp, bắn nỏ, ném còn, kéo co, đánh đu, đua thuyền rồng vùng thượng nguồn sông Chu... Huyện Thường Xuân cũng đã làm tốt công tác quảng bá, giới thiệu những giá trị di tích, nét văn hóa đặc trưng và các sản vật đặc trưng của địa phương với khách du lịch. Theo đánh giá, công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trên địa bàn huyện Thường Xuân hàng năm đã thu hút khoảng 120 nghìn khách du lịch đến tham quan, góp phần không nhỏ vào phát triển ngành du lịch, từ đó tăng thêm ngân sách cho địa phương.

Bài và ảnh: Gia Bảo


Bài và ảnh: Gia Bảo

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]