(Baothanhhoa.vn) - Cùng với việc nâng cao chất lượng dạy và học, trong những năm qua, nhiều trường học trên địa bàn các huyện miền núi trong tỉnh đã có cách làm hay, sáng tạo, nhằm giáo dục cho học sinh nâng cao ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc mình.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Những cách làm hay của ngành giáo dục trong giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

Cùng với việc nâng cao chất lượng dạy và học, trong những năm qua, nhiều trường học trên địa bàn các huyện miền núi trong tỉnh đã có cách làm hay, sáng tạo, nhằm giáo dục cho học sinh nâng cao ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc mình.

Những cách làm hay của ngành giáo dục trong giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

Một giờ ngoại khóa của các em học sinh Trường Tiểu học Thanh Lâm (Như Xuân).

Theo tìm hiểu, ở một số huyện, như: Ngọc Lặc, Lang Chánh, Quan Hóa, Bá Thước, Quan Sơn, Mường Lát... đã có những quy định cho các em học sinh mặc trang phục dân tộc truyền thống khi có những sự kiện quan trọng, những ngày lễ, tết, giao lưu văn hóa, văn nghệ... Điển hình như Trường THCS Dân tộc nội trú huyện Bá Thước quy định các em mặc trang phục dân tộc vào ngày thứ 2 hàng tuần và dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm. Đây là một trong những cách làm linh hoạt, sáng tạo để trang phục truyền thống “sống” được trong cộng đồng dân cư. Ngoài ra, cùng với việc giảng dạy, học tập theo chương trình chính khóa, nhà trường còn lồng ghép các chương trình giáo dục địa phương vào từng môn học, trong đó chú trọng đến truyền dạy cho các em những kiến thức về trang phục, ẩm thực truyền thống, những làn điệu dân ca, trò chơi dân gian, nhạc cụ dân tộc... Hình thức tổ chức được gắn với chương trình giáo dục ngoài giờ lên lớp với nhiều hình thức đa dạng như sân khấu hóa, tham quan, tìm hiểu thực tế tại các thôn, nơi có di tích lịch sử...

Còn tại Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Trung Thượng (Quan Sơn) nơi có đến 90% là con em đồng bào dân tộc Thái, ngoài giờ học chính khóa, nhà trường còn bổ sung kiến thức cho học sinh biết trân trọng, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc Thái qua các buổi hoạt động ngoại khóa và lồng ghép tổ chức các trò chơi, trò diễn dân gian để các em được hòa mình vào không gian văn hóa các dân tộc. Tổ chức các hội thi vào các ngày lễ lớn của đất nước, như: Lễ mừng cơm mới; tết của người Thái; chúng em với nét đẹp truyền thống văn hóa dân tộc Thái... Tại lễ hội, các em học sinh được thi hát khặp, thi trình diễn trang phục dân tộc Thái; học đánh chiêng, trống, khua luống; học các câu châm ngôn, ca dao, tục ngữ nói về đạo đức, lối sống, sinh hoạt hằng ngày của đồng bào Thái...

Là đơn vị được lựa chọn dạy thí điểm chữ dân tộc Thái, Trường THCS Dân tộc nội trú huyện Thường Xuân đi đầu trong 13 Trường THCS Dân tộc nội trú trong tỉnh mở lớp dạy tiếng và chữ viết dân tộc Thái cho các em học sinh. Trong các năm học 2017-2018, 2018-2019, nhà trường có 120 học sinh khối lớp 8, 9 được tham gia. Mỗi tuần các em được học 6 tiết vào các buổi chiều và thứ 7 hằng tuần. Đến nay, hầu hết các em học sinh đã đọc thông, viết thạo ngôn ngữ dân tộc Thái. Trong thời gian tới, huyện Thường Xuân sẽ triển khai đến các khối THCS, ở những địa bàn có đông đồng bào dân tộc Thái sinh sống...

Với những cách làm sáng tạo của ngành giáo dục trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong trường học không những giúp cho các em cùng tham gia vào việc bảo tồn, phát triển các giá trị văn hóa dân tộc mà còn góp phần giúp học sinh sống có trách nhiệm với gia đình, quê hương, phấn đấu trở thành người có ích cho xã hội.

Bài và ảnh: Xuân Minh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]