(Baothanhhoa.vn) - Giữa đại ngàn bao la hùng vĩ của núi rừng, Hơ Pó Dinh cất lên tiếng khèn tha thiết, lúc trầm bổng, lúc rộn ràng vang xa, len lỏi vào từng nếp nhà, vượt lên những dãy núi ở Pù Nhi.

Người gìn giữ “báu vật” của bản Mông

Giữa đại ngàn bao la hùng vĩ của núi rừng, Hơ Pó Dinh cất lên tiếng khèn tha thiết, lúc trầm bổng, lúc rộn ràng vang xa, len lỏi vào từng nếp nhà, vượt lên những dãy núi ở Pù Nhi.

Người gìn giữ “báu vật” của bản Mông

Trang phục truyền thống của bà con bản Mông bản Lốc Há, xã Nhi Sơn, huyện Mường Lát.

Cây khèn - một trong những nhạc cụ độc đáo mang ý nghĩa sâu sắc gắn với sinh hoạt văn hóa, đời sống, tâm linh của đồng bào dân tộc Mông. Khèn được cất lên trong những ngày hội, ngày xuân và cũng được thổi trong đám tang để bày tỏ lòng thương xót, luyến tiếc, dẫn lối đưa linh hồn người chết đến nơi “thần tiên”.

Có dịp về thăm gia đình anh Hơ Pó Dinh ở đội 3 bản Na Tao, xã Pù Nhi, huyện Mường Lát - là một trong những người nổi tiếng làm khèn và thổi khèn điêu luyện ở Pù Nhi, nhà của Hơ Pó Dinh cheo leo bên sườn đồi, trước mặt là khu ruộng bậc thang. Ngôi nhà mang nét đặc trưng của đồng bào Mông, giữa gian nhà là bàn thờ gia tiên và bên cạnh là chiếc khèn treo ngay ngắn trên vách.

Hơ Pó Dinh cho biết, 18 tuổi anh bắt đầu học cách thổi khèn. Nhưng đến năm 39 tuổi anh mới có “duyên” với làm khèn. Trong quan niệm của đồng bào Mông, khèn được xem là vật thiêng mang giá trị tâm linh, gắn liền với đời sống tinh thần. Tiếng khèn là công cụ để người sống và người chết giao tiếp với nhau. Chỉ đường dẫn lối cho linh hồn người chết đến với “thần tiên, thanh thản”.

Chàng trai Mông nào cũng có thể học cách thổi khèn, múa khèn điêu luyện nhưng để làm nên cây khèn thì không phải ai cũng làm được. Ở Pù Nhi chỉ có vài người biết làm khèn, ngoài anh ra còn có ông Lâu Ngọc Pó ở bản Pha Đén.

Anh chỉ cho tôi cấu tạo của cây khèn và cách làm nên nó. Thoạt nhìn cây khèn với 6 ống khèn có độ dài khác nhau sắp xếp song song với thân khèn. Để làm nên cây khèn cần sự khéo léo, kiên nhẫn, tỉ mỉ. Không phải cây khèn nào làm nên cũng thổi hay được. Trong chiếc khèn Mông, thì bộ phận quan trọng nhất là chiếc lam đồng nằm bên trong các ống khèn. Hoàn chỉnh một chiếc khèn từ 3 đến 5 ngày. Làm khèn Mông không khó, nhưng để có khèn hay, đạt chuẩn âm thanh khi thổi thì ngoài việc tỉ mỉ, khéo léo, người làm khèn phải để tình yêu, thích thú với khèn thấm vào tim. Ngoài biết làm khèn, thổi khèn, Hơ Pó Dinh truyền lại kinh nghiệm làm khèn cho những chàng trai trong bản.

Giữa đại ngàn bao la hùng vĩ của núi rừng, Hơ Pó Dinh cất lên tiếng khèn tha thiết, lúc trầm bổng, lúc rộn ràng vang xa, len lỏi vào từng nếp nhà, vượt lên những dãy núi ở Pù Nhi.

Tiếp tục hành trình, tôi về xã Nhi Sơn, huyện Mường Lát, đồng bào Mông nơi đây chiếm 98% dân số toàn xã vì vậy, bà con đã và đang giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống phong phú và đa dạng. Điều đó được thể hiện rõ nhất qua những nếp nhà, phong tục tập quán, trang phục, ngôn ngữ giao tiếp và các hoạt động văn hóa, văn nghệ dân gian. Hiện nay dân tộc Mông trên địa bàn xã Nhi Sơn, vẫn lưu giữ rất nhiều nghi lễ văn hóa truyền thống, những nét đặc sắc trong đời sống sinh hoạt, lao động, như: Tục lệ đám cưới cổ truyền; các làn điệu dân ca; trang phục; bài thuốc dân gian; làm khèn, sáo Mông; hát đối giao duyên; múa khèn, dệt vải, thêu… được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, phục vụ nhu cầu gia đình. Các môn thể thao dân tộc, trò chơi dân gian được tổ chức thi đấu, vui chơi thường xuyên, như: Đẩy gậy, kéo co, ném pao, đánh yến, đánh cù và múa khèn; các món ăn truyền thống như: Mèn mén, thắng cố ngựa, thịt treo gác bếp… được bà con gìn giữ.

Người gìn giữ “báu vật” của bản Mông

Độc đáo điệu múa Sênh Tiền của đồng bào Mông huyện Mường Lát. (Ảnh tư liệu)

Cùng với đó, khi được chứng kiến các chị em phụ nữ trong trang phục dân tộc, vui tươi cùng điệu múa Sênh Tiền độc đáo của dân tộc mình khiến tôi ấn tượng. Múa Sênh Tiền là điệu múa cổ truyền của dân tộc Mông đã được các thế hệ đi trước biểu diễn và cứ thế truyền lại cho con cháu, đời này qua đời khác. Gậy Sênh Tiền (hay còn gọi cây gậy bạc) chính là một nhạc cụ tạo nên sự hấp dẫn, độc đáo cho điệu múa và được xem như một báu vật văn hóa, của đồng bào Mông nơi đây. Nét đẹp của Sênh Tiền là sự kết hợp hài hòa, nhịp nhàng giữa các động tác nhảy múa và sự độc đáo của gậy Sênh tiền. Khi múa, người chơi cầm cây gậy Sệnh Tiền vừa múa vừa di chuyển với các động tác khéo léo để cây gậy chạm nhẹ vào cơ thể như tay, chân, vai, bàn chân để cho các đồng xu tạo ra thứ âm thanh vui nhộn mà kỳ bí. Điệu múa Sênh Tiền được người Mông Nhi Sơn biểu diễn chủ yếu vào các ngày lễ, ngày hội đầu xuân, hội thi hội diễn văn nghệ… Đây cũng chính là dịp để các chàng trai, cô gái người Mông phô diễn những nét đẹp văn hoá của dân tộc mình.

Ngọc Huấn


Ngọc Huấn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]