(Baothanhhoa.vn) - Trong 8 danh mục mới được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công bố, nghề đúc đồng cổ truyền làng Chè (Trà Đông) xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã vinh dự được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nghề đúc đồng cổ truyền làng Chè (Trà Đông) xã Thiệu Trung trở thành Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Trong 8 danh mục mới được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công bố, nghề đúc đồng cổ truyền làng Chè (Trà Đông) xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã vinh dự được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Nghệ nhân làng nghề đúc đồng Trà Đông hoàn thiện sản phẩm trống đồng.

Ngày 4-9, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện đã ký ban hành Quyết định số 3325/QĐ-BVHTTDL về việc công bố Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Theo đó, 8 di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia lần này thuộc 5 loại hình: Tri thức dân gian; Nghệ thuật trình diễn dân gian; Lễ hội truyền thống; Tập quán xã hội và tín ngưỡng và Nghề thủ công truyền thống. 8 di sản gồm: Kỹ thuật làm giấy bản của người Dao đỏ (thị trấn Việt Quang, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang); Hát Đúm Thủy Nguyên (xã Phục Lễ, xã Phả Lễ, xã Lập Lễ, xã Tam Hưng, xã Ngũ Lão, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng); Lễ hội Đền Quả Sơn (xã Bồi Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An); Lễ hội Đền Lăng Sương (xã Trung Nghĩa, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ); Lễ cúng trưởng thành của người Ê Đê (huyện Sông Hinh, huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên); Lễ vía Bà Linh Sơn Thánh Mẫu - Núi Bà Đen (thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh); Nghệ thuật múa rối nước ở Nguyên Xá và Đông Các (xã Nguyên Xá, xã Đông Các, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình) và Nghề đúc đồng cổ truyền làng Chè (Trà Đông) xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

Những lò đúc đồng của làng Trà Đông luôn đỏ lửa từ cả nghìn năm trước cho tới ngày nay.

Nghề đúc đồng cổ truyền làng Chè (Trà Đông) đã có lịch sử cả nghìn năm và được bảo tồn, duy trì, phát huy cho tới ngày nay. Dưới bàn tay khéo léo và tài hoa, các nghệ nhân đã khôi phục những sản phẩm truyền thống như đúc trống đồng, chiêng đồng, đúc tượng đồng, đồ thờ, lư hương, con giống... và đỉnh cao nhất là nghệ thuật đúc trống đồng Đông Sơn với những hoa văn, chi tiết tinh xảo theo đúng hoa văn kiểu dáng xưa.

Trống đồng Đông Sơn với những hoa văn, họa tiết xưa là sản phẩm truyền thống của làn nghề đúc đồng Trà Đông.

Hiện nay, số cơ sở duy trì, phát triển nghề đúc đồng ở làng nghề Trà Đông là hơn 130 hộ. Các cơ sở này giải quyết công ăn việc làm thường xuyên cho gần 400 lao động.

Các sản phẩm đúc đồng truyền thống của làng Trà Đông rất phong phú, đa dạng.

Hàng năm, làng nghề nghề Trà Đông cho xuất xưởng rất nhiều sản phẩm đúc đồng rất phong phú về hình thức, đa dạng về chủng loại được tiêu thụ trong cả nước và xuất khẩu đi nước ngoài như: Đồ mỹ nghệ, đồ tế khí, đồ phụ tùng máy móc công nghệ, đồ lưu niệm... đủ để phục vụ cho mọi nhu cầu của nhân dân, đặc biệt là phục vụ các công trình tôn giáo như đền, chùa và các sản phẩm đặc thù khác.


MC

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]